Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bàn về chữ "Hòa" trong chính kiến của Trương Đăng Quế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bàn về chữ “Hòa” trong chính
kiến của Trương Đăng Quế
Nguyễn Quang Trung Tiến
C
ách đây 135 năm, vào
ngày 01-9-1858, liên
quân Pháp - Tây Ban
Nha nổ súng tâ'n công ở Đà
Nẵng, rồi sau đó lại kéo vào
đánh chiếm Gia Định. Trong
khoảng thời gian đầu của
cuộc chiến, quân đội triều
Nguyễn với sự ủng hộ của
các tầng lớp nhân dân miền
Nam đả chặn đứng được các
mũi tiến công của địch, giam
chân giặc tại bán đảo Sơn
Trà và khu vực thành Gia
Định. Quân Pháp - Tây Ban
Nha mặc dầu đã có nhiều
nỗ lực, nhưng không thể mở
rộng vùng đóng chiếm; Trái
lại, triều Nguyễn tuy chặn
được đà tiến của quân Pháp,
nhưng lại chỉ ở th ế phòng
ngự bị động và nguy hiểm
hơn là quân tìn h đã dao
động trước sự lợi hại của đại
bác và súng trường của Tây
dương.
Tình thế trên đã tạo nên
một sự phân hóa về mặt tư
tưởng trong quan niệm giữ
nước của nội bộ triều đình
Huế. Và đến tháng 6 năm
1859, khi Đô đôc Hải quân
Pháp là Rigault de Genouilly
cử phái bộ đến đàm phán ký
hòa ước với các yêu cầu tự do
truyền đạo, tự do buôn bán,
xin nhượng một phần đất để
đóng quân và được quyền đặt
đại diện ngoại giao của Pháp ở
Việt Nam; thì ý kiến của quan
lại các câp chia thành hai
nhóm rõ rệt: Một bên thì chủ
chiến, một phía thì chủ hòa,
Tuy Thạnh Quận công - Đông
Các Đại học sĩ Trương Đăng
Quế là đại thần hạng nhất của
triều đình Huế củng ở trong
nhóm chủ hòa đó. Khi vua
Tự Đức hỏi ý kiến của đình
thần để định mưu lược đôi
phó, Trương Đăng Quế, Phan
Thanh Giản, Lưu Lượng trong
Viện Cơ mật đã tấu rằng: “Bãi
việc binh đao cho dân nghỉ
ngơi, liệu thời mà nuôi sức,
thì chiến không bằng hòa,
nhưng cần giữ cho chắc rồi
sau sẽ bàn”(1). Đến lúc vua Tự
Đức nhận được sớ của Nguyễn
Tư Giản tấu trình về nội dung
của hòa ước do Pháp đề nghị,
thì Trương Đăng Quế, Phan
Thanh Giản đều nói: “Người
xin ba khoản, khoản xin cắt
đât nhâ't định không cho,
khoản thông thương thời từ
khi quốc sơ đến nay đã có định
lệ, khoản đạo Thiên Chúa thời
từ Trần, Lê cũng đã thế, nhân
gần đây cấm ước nghiêm quá
nên chi họ phải xin. Bây giờ
ta nên tha điều nghiêm cấm
mà được nghỉ binh, yên dân,
thời hòa là tiện hơn”(2). Đầu
tháng 11-1859, Phó Đô Đôc
Page sang thay Rigault de
Gouilly kèm theo nhiệm vụ
của chính quyền Napoléon III
giao phó là điều đình với nhà
Nguyễn ký một hiệp ước gồm
SỐ 548 THÁNG 2 NĂM 2023
mười một khoản, với ba nội
dung xin đặt đại diện ngoại
giao, tự do thông thương và
bỏ lệ cấm đạo Thiên Chúa,
còn khoản xin đất đóng quân
thì không đê cập đến nữa.
Dư luận trong triều đình và
ngoài công chúng hết sức xôn
xao về đề nghị đó của người
Pháp. Vua Tự Đức bèn hỏi các
đình thần rằng: “Lời bàn của
công chúng sôi nổi như thế thì
làm th ế nào?”, Trương Đăng
Quế liền tâu: “Một chữ hòa
dẫu đời xưa đã từng có làm,
nhưng đều là sự quyền nghi
một thời gian, nay đánh nó
thì chưa đánh nổi, đuổi nó thì
cơ chưa tiện, nhân họ xin hòa,
chước lượng mà tổng quyền
có gì không nên, mà còn nói
nhiều cho rườm”(3)...
Có thể nói rằng Trương
Đăng Quê luôn đề cập đến chữ
“hòa” khi bày tỏ chính kiến của
mình về sách lược giữ nước
giống như bao quan lại chủ hòa
khác. Song đến lúc đại đồn Chí
Hòa do danh tướng Nguyễn
Tri Phương chỉ huy bị tan vỡ
vào tháng 2 năm 1861, thì lập
luận của Trương Đăng Quê lại
không phải như vậy nữa. Nếu
như Khâm sai đại thần kiêm
Thượng thư bộ Hộ Nguyễn Bá
Nghi đang lo việc nắm giữ binh
quyền ở Biên Hòa báo cáo về
Huê rằng: “Thế thì đánh không
được, giữ không được, hòa cũng
không được, thần không biết
757V