Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bàn về chế độ kế toán các khoản đầu tư vào công ty con trên báo cáo tài chính của công ty mẹ.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế thế giới đang phát triển rất mạnh mẽ, các công ty
ngày càng đa dạng về chủng loại. Một trong những loại hình công ty đang
được ưa chuộng đó là mô hình công ty mẹ và con (parent & subsidiary
company). Ở Việt Nam mô hình này cũng đã không còn xa lạ với các doanh
nghiệp Việt Nam.Thế nhưng còn rất nhiều vấn đề đáng bàn về mô hình công
ty này mà nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nó. Đặc biệt nghiên cứu
về hoạt động tài chính và kế toán trong mô hình này, em nhận thấy còn một
số điều chưa rõ và còn thiếu sót trong các văn bản pháp luật, điều này chắc
chắn sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác tài chính và
kế toán. Chính vì vậy mà em lựa chọn đề tài “Bàn về chế độ kế toán các
khoản đầu tư vào công ty con trên báo cáo tài chính của công ty mẹ”
nhằm nghiên cứu sâu hơn về phương pháp hạch toán trong mô hình này,
nhằm góp một vài ý kiến để hoàn thiện công tác tài chính kế toán trong mô
hình sẽ được phát triển mạnh trong tương lai gần.Trong quá nghiên cứu em
mong nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, giúp em hoàn thiện đề tài
này.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án của em chia làm 3 phần:
Phần I: Chế độ kế toán về các khoản đầu tư vào công ty con và quy định
về báo cáo tài chính hợp nhất.
Phần II: Những bất cập trong chế độ kế toán “Khoản đầu tư vào công ty
con” và giải pháp hoàn thiện.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quốc Trung, cùng các
thầy cô trong khoa kế toán đã giúp đỡ tận tình cho em trong quá trình nghiên
cứu đề án.
1
PHẦN I
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VỀ CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON VÀ
QUY ĐỊNH VỀ BẤO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
1.1.Các khái niệm chung
Công ty mẹ: Là công ty có một hoặc nhiều công
Công ty con: Là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp
khác (gọi là công ty mẹ).
Tập đoàn: Bao gồm công ty mẹ và các công ty con
Báo cáo tài chính hợp nhất: Là báo cáo tài chính của một tập đoàn được
trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập
trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con theo quy định
của chuẩn mực này.
Lợi ích của cổ đông thiểu số: Là một phần của kết quả hoạt động thuần
và giá trị tài sản thuần của một công ty con được xác định tương ứng cho các
phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp thông qua các công ty con.
1.2. Các nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư vào công ty con và lập báo cáo
tài chính hợp nhất
1.2.1. Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư vào công ty con
Khoản đầu tư vào công ty con của doanh nghiệp (công ty mẹ) bao gồm
đầu tư mua cổ phiếu doanh nghiệp do công ty con phát hành (chứng chỉ xác
nhận vốn góp của công ty mẹ vào công ty con hoạt động theo loại hình công
ty cổ phần) và khoản đầu tư vốn của doanh nghiệp (công ty mẹ) vào các loại
hình doanh nghiệp khác (công ty TNHH, DNNN, …).
Khoản đầu tư vốn của doanh nghiệp (công ty mẹ) vào công ty con được
ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc khoản đầu tư vào công ty con gồm: giá mua
2
cộng các chi phí liên quan đến việc mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao
dịch, lệ phí, thuế và phí ngân hàng,…
Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi khoản đầu tư vào từng công ty con
theo mệnh giá, giá thực tế mua cổ phiếu, chi phí thực tế đầu tư vào các công
ty con…
Phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ công ty con (lãi cổ
phiếu, lãi kinh doanh) của năm tài chính vào báo cáo tài chính riêng của công
ty mẹ. Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con được hạch toán vào doanh
thu hoạt động tài chính hàng năm của công ty mẹ.
Các khoản đầu tư vốn vào công ty con của công ty mẹ được kế toán theo
dõi trên tài khoản 221 “Đầu tư vào công ty con”. Kết cấu và nội dung phản
ánh của tài khoản 221 như sau:
Bên Nợ: giá gốc (giá thực tế) của các khoản đầu tư vào công ty con tăng
trong kỳ.
Bên Có: giá gốc (giá thực tế) của các khoản đầu tư vào công ty con giảm
trong kỳ.
Dư Nợ: giá gốc (giá thực tế) các khoản hiện còn đầu tư vào công ty con.
Tài khoản 221 được mở chi tiết theo đối tác đầu tư (từng công ty con), trong
đó chi tiết theo từng khoản đầu tư thực tế (cổ phiếu, vốn góp).
1.2.2.Nguyên tắc trình bày báo cáo hợp nhất
1.2.2.1.Nguyên tắc chung
Tất cả các công ty mẹ phải lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất,
ngoại trừ công ty mẹ được quy định ở đoạn dưới đây.
Công ty mẹ đồng thời là công ty con bị một công ty khác sở hữu toàn bộ
hoặc gần như toàn bộ và nếu được các cổ đông thiểu số trong công ty chấp
thuận thì không phải lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất. Trường hợp
này, công ty mẹ phải giải trình lý do không lập và trình bày báo cáo tài chính
3