Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bàn về cách tính khấu hao tài sản cố định và phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
lời nói đầu
Để tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có
ba yếu tố:Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động. Tài sản cố định
(TSCĐ) là tư liệu lao động, là một trong những yếu tố cơ bản của sản xuất.
Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thì
TSCĐ là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất – kinh doanh.
TSCĐ phản ánh năng lực sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh
nghiệp.
Để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh
nghiệp không chỉ đơn giản là quan tâm đến vấn đề có và sử dụng TSCĐ mà điều
quan trọng là phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo toàn, phát triển và nâng cao
hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ, muốn vậy các doanh nghiệp phải xây dựng được
chế độ quản lý khoa học toàn diện để có thể sử dụng hợp lý, đầy đủ và phát huy hết
công suất của TSCĐ tạo điều kiện để hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu
tư để tái sản xuất trang thiết bị và đổi mới công nghệ. Một trong những biện pháp
mà các doanh nghiệp sử dụng để thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ là trích khấu hao.
Phương pháp khấu hao áp dụng thống nhất hiện nay và việc quản lý, sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn khấu hao đang là một vấn đề đặt ra của các doanh nghiệp, nhất
là các doanh nghiệp sản xuất. Mặt khác việc tính khấu hao TSCĐ còn có mối quan
hệ, liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tái sản
xuất ….
Vì thế em đã chọn đề tài “Bàn về cách tính khấu hao TSCĐ và phương pháp
kế toán khấu hao TSCĐ theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp ” làm đề
án nghiên cứu môn học.
Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n §Ò ¸n m«n häc
I. những vấn đề chung
1. Vai trò, đặc điểm của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh.
TSCĐ là cơ sở điều kiện kỹ thuật không thể thiếu được trong bất kỳ một nền
kinh tế quốc dân nào cũng như hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. TSCĐ
phản ánh năng lực hiện có, trình độ và tiến bộ khoa học kỹ thuật của ta. TSCĐ, đặc
biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng cần thiết để tăng sản
lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành. Trong giai đoạn hiện
nay, khi khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là
yếu tố quan trọng để tạo ra sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp.
Để quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ nhằm tối đa hoá lợi
nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp thì cần phải xuất phát từ những đặc điểm của
TSCĐ trong quá trình sử dụng. Đó là:
- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD vẫn giữ nguyên được hình thái vật
chất ban đầu cho đến khi hư hỏng không sử dụng được nữa (đối với TSCĐ hữu
hình).
- Trong quá trình tham gia vào sản xuất, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của
nó chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất trong kỳ.
-TSCĐ ở doanh nghiệp có nhiều loại, có những loại có hình thái vật chất cụ
thể như nhà cửa máy móc thiết bị…có những loại không có hình thái vật chất thể
hiện một lượng giá trị đã được đầu tư chi trả, mỗi loại đều có đặc điểm và yêu cầu
quản lý khác nhau.
2. Hao mòn và khấu hao TSCĐ
TSCĐ trong quá trình sử dụng bị hao mòn cả về mặt giá trị và hiện vật.
* Hao mòn TSCĐ: Là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do
tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị hao mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ
thuật, ... trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Hao mòn TSCĐ được thể hiện dưới
hai dạng:
- Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ
sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận.
§Ò tµi Bµn vÒ c¸ch tÝnh khÊu hao TSC§ vµ ph “ ¬ng ph¸p kÕ to¸n khÊu hao TSC§
theo chÕ ®é hiÖn hµnh trong c¸c doanh nghiÖp”