Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

bạn hãy phân tích đặc điểm chi tiết các phong cách lãnh đạo. có một phong cách lãnh đạo nào áp dụng
MIỄN PHÍ
Số trang
20
Kích thước
311.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
770

bạn hãy phân tích đặc điểm chi tiết các phong cách lãnh đạo. có một phong cách lãnh đạo nào áp dụng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

Câu 1: Phong cách lãnh đạo.....................................................................................3

I. Các khái niệm về lãnh đạo.....................................................................3

II. Phong cách lãnh đạo..............................................................................4

1. Phân loại phong cách lãnh đạo.........................................................5

2. Lựa chọn phong cách lãnh đạo........................................................16

Câu 1. Bạn hãy phân tích đặc điểm chi tiết các phong cách lãnh đạo. Có một

phong cách lãnh đạo nào áp dụng cho tất cả tình huống không?

I. Các khái niệm về lãnh đạo

Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã từng nói "Lãnh đạo là người khiến ai đó

làm điều mà bạn muốn, như thể chính anh ta muốn làm điều đó". Vậy để trở thành

một nhà lãnh đạo, đòi hỏi bạn phải có những tố chất và kỹ năng đặc biệt mà chỉ nhà

lãnh đạo mới có. Đó có thể là Kỹ năng thu hút nhân sự; Kỹ năng động viên tinh thần;

Kỹ năng đồng cảm và thấu hiệu...Hàng chục kỹ năng chuyên biệt dành cho nhà lãnh

đạo đã được CML biên soạn và huấn luyện đã, đang và luôn nhận được sự quan tâm

tích cực từ các chủ doanh nghiệp, các CEO và đông đảo cộng đồng quản lý cấp trung.

Nhưng trước khi tìm hiểu chi tiết về các kỹ năng đó, chúng ta cùng tìm hiểu về thuật

ngữ "Lãnh đạo".

Vậy lãnh đạo là gì? Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ

cố gắng một cách tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ

chức. Người lãnh đạo không đứng đằng sau để thúc đẩy hay thúc giục, họ đặt mình

lên trước, động viên mọi người hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Bất kể một người

quản lý lập kế hoạch, tổ chức và kiểm tra kết quả có tốt đến đâu, người đó vẫn phải

hỗ trợ những họat động đó bằng cách đưa ra những chỉ dẫn cho mọi người, thông tin

đầy đủ và lãnh đạo tốt. Việc lãnh đạo phải dựa trên sự hiểu biết về động cơ của con

người là gì và điều gì làm cho họ thỏa mãn khi họ góp sức vào việc hoàn thành các

mục tiêu của tổ chức.

“Thuật lãnh đạo không chỉ đơn thuần là khả năng lôi cuốn người khác, vì đôi

khi đó chỉ là sự mị dân. Đó cũng không phải là khả năng gây cảm tình và thuyết phục

người khác vì đây chỉ là kỹ năng của người phụ trách bán hàng. Lãnh đạo là nâng tầm

nhìn của con người lên mức cao hơn, đưa việc thực hiện công việc đạt tới một tiêu

chuẩn cao hơn, và phát triển tính cách của con người vượt qua những giới hạn thông

thường. Để có được khả năng lãnh đạo như thế thì không gì tốt hơn là một môi

trường doanh nghiệp được xây dựng trên những quy định chặt chẽ về quy định và

trách nhiệm, những tiêu chuẩn cao trong thực hiện công việc, và sự tôn trọng của

Page 1

từng cá nhân cũng như công việc của họ” (Peter.F.Drucker, Cách thức quản lý,

Butter-heinemann, trang 157).

Nhà lãnh đạo là người chủ động gây ảnh hưởng và dẫn dắt hành vi của cá

nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Chúng tôi cho

rằng: Hình vẽ dưới đây là định nghĩa trực quan và đầy đủ nhất về "Lãnh đạo".

Chữ LEADER (người lãnh đạo) được đúc kết từ những yếu tố sau:

• L (Learning - Học hỏi): Họ chắc chắn phải học hỏi được rất nhiều điều từ những

thất bại. Họ phải trải nghiệm thất bại bởi họ luôn luôn hành động. Nhưng, chính

những thất bại đó sẽ mang đến cơ hội thành công cho họ vì họ rút ra được kinh

nghiệm “xương máu” cho mình.

• E (Excitement - Sự sôi nổi, nhiệt huyết): Họ luôn sôi nổi và nhiệt huyết với những

tư tưởng, tầm nhìn của mình và có khả năng truyền những nhiệt huyết đó đến cho

mọi người.

• A (Asking – Biết đặt câu hỏi “Ai, khi nào, tại sao và điều gì xảy ra nếu...”): Họ

luôn đặt ra những câu hỏi, thích nghi nhanh và quyết định về các đề án hành động

khả thi nhất.

• D (Decisiveness - Quyết đoán): Họ phải hành động, quyết đoán và chịu mọi trách

nhiệm về các quyết định của mình. Họ phải biết rõ những quyết định nào là cần thiết

vì sự phát triển của công ty.

Page 2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!