Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bản giao hưởng huyền diệu giữa Lượng Tử và Tương Đối
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bản giao hưởng huyền diệu giữa
Lượng Tử và Tương Đối
Vietsciences- Phạm Xuân Yêm 17/02/2009
Những bài cùng tác giả
In fact, we are all the children of broken symmetry
(Thực ra, tất cả chúng ta đều là những đứa con của nguyên
lý đối xứng bị phá vỡ)
Công bố báo chí của Ủy ban Nobel trong dịp trao giải Nobel
2008 cho ba nhà vật lý học
Yoichiro Nambu, Makoto Kobayashi và Toshihide Maskawa.
L’asymétrie c’est la vie ! (Bất đối xứng là nguồn sống !)
Louis Pasteur
1- Phương trình Dirac: Spin và Phản vật chất
Hạt điện electron, thành phần cơ bản của vật chất ra đời và tràn đầy vũ trụ từ thủa
Nổ Lớn (Big Bang), cái hạt cô đơn mà ngày đêm chúng ta giao tiếp từ ánh sáng
đèn lân quang thời xa xưa đến công nghệ thông-truyền tin tân kỳ ngày nay với điện
thoại di dộng (bốn tỷ chiếc đang lưu hành trên trái đất), máy vi tính, truyền thanh,
truyền hình, phim ảnh số, iPod... Có lẽ chỉ vì electron lúc nào cũng ở trong ta và
cạnh ta trong mọi khía cạnh của cuộc sống như nước với cá nên vô hình trung ta
không ý thức hết tác động thường xuyên của nó. Ở trong ta thực không ngoa vì tế
bào và gen DNA của da thịt con người đều là phân tử, chuỗi tập hợp của nguyên tử
do trao đổi electron mà thành. Electron cũng chính là sợi dây kết nối liên ngành lý,
hóa và sinh học hiện đại. Đề tài mênh mông, khởi đầu năm 1897 khi J. J. Thomson
(1856-1940)[2] thử nghiệm trên ống phóng tia âm cực, phát hiện ra electron với
điện tích âm –e và khối lượng m, hai tính chất cổ điển của một hạt. Paul Dirac
(1902-1984), một thiên tài tầm cỡ Newton và Einstein, khi kết hợp nhuần nhuyễn
thuyết lượng tử với thuyết tương đối hẹp, đúng tám mươi năm qua (1928) đã khám
phá ra định luật cơ bản chi phối sự vận hành của hạt điện này và của tất cả các
fermion khác như neutrino, proton, neutron, quark. Tại sao kết hợp? Lượng tử là
điều dĩ nhiên cho vật thể vi mô như electron, còn thuyết tương đối hẹp thì tối cần
thiết để diễn tả sự dao động với vận tốc rất cao của nó. Phương trình Dirac là bản
giao hưởng tuyệt vời của sự hợp phối nói trên, nó mở ra hai chân trời kỳ diệu: thứ