Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bai van khan cung thoi noi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Bài Văn Khấn Cúng Thôi Nôi
Trong phong tục của người Việt, lễ cúng thôi nôi của con cháu trong nhà có một ý
nghĩa vô cùng đặc biệt. Ngoài lễ vật, bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái
cũng là một phần rất quan trọng của lễ thôi nôi. Cúng thôi nôi là một nghi lễ được thực hiện cho các bé đã tròn 12 tháng tuổi. Mục
đích của nghi thức này là cầu mong sức khỏe và mọi điều tốt đẹp cho đứa trẻ trong
tương lai. Đối với các nước phương Tây, đây chính là sinh nhật đầu tiên của đứa trẻ. Lễ vật cúng thôi nôi
Chuẩn bị lễ vật cúng thôi nôi cho bé. Trước khi bắt đầu lễ cúng thôi nôi cho bé, cả nhà phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật gồm: – 12 chén chè đậu trắng dùng cho lễ cúng thôi nôi cho bé trai (nếu là lễ cúng thôi nôi
cho bé gái thường cúng chè trôi nước). 12 chén chè này được dùng để cúng 12 Bà Mụ, gồm:
Mụ bà Trần Tứ Nương, coi việc sanh đẻ (chú sanh)
Mụ bà Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén (chuyển sanh)
Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (thủ thai)
Mụ bà Lưu Thất Nương, coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé. Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
Mụ bà Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
Mụ bà Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
Mụ bà Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (bảo tử)
Mụ bà Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.) – 13 dĩa xôi dành (cúng 13 ông Thầy) – 3 chén cháo nhỏ cúng 3 Đức ông (3 Đức ông bao gồm: thánh sư, tổ sư và tiên sư có
chức năng truyền dạy nghề nghiệp) – 1 tô cháo lớn (cúng 12 bà Mụ) – 1 đĩa lòng lợn luộc – 1 đĩa rau sống
– 1 con gà luộc