Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài toán va chạm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VA CHẠM ĐÀN HỒI VÀ KHÔNG ĐÀN HỒI
Bài 1: Quả bóng thứ nhất khối lượng 1,6kg chuyển động với vận tốc 5,5m/s đến va
chạm vào quả bóng thứ hai khối lượng 2,4kg đang chuyển động cùng phương, cùng
chiều với quả bóng thứ nhất với vận tốc 2,5m/s. Sau va chạm cả hai quả bóng đều
tiếp tục chuyển động theo hướng cũ, quả bóng thứ nhất có vận tốc 1,9m/s và quả
bóng thứ hai có vận tốc 4,9m/s. Va chạm giữa hai quả cầu có phải là va chạm đàn
hồi không?
Bài 2: Một vật có khối lượng m 3kg 1 = chuyển động với vận tốc 4m/s đến va chạm
vào một vật đứng yên có khối lượng m 2kg 2 = . Coi va chạm là xuyên tâm và hoàn
toàn không đàn hồi. Tìm nhiệt lượng toả ra khi va chạm.
Bài 3: Vật M1 khối lượng 3,2kg chuyển động với tốc độ 15m/s va chạm xuyên tâm
đàn hồi với vật M2 khối lượng 4,8kg đang đứng yên. Tìm tốc độ của các vật sau va
chạm.
Bài 4: Xe đẩy thứ nhất khối lượng 13,6kg chuyển động với vận tốc 1,24m/s va chạm
đàn hồi xuyên tâm với xe đẩy thứ hai khối lượng 48,4kg. Sau va chạm, xe đẩy thứ
nhất có vận tốc 4,596m/s. Tìm vận tốc trước va chạm của xe đẩy thứ hai.
Bài 5: Xe đẩy thứ nhất có khối lượng 36,9kg chuyển động theo chiều dương với vận
tốc 9,51m/s va chạm đàn hồi với xe đẩy thứ hai khối lượng 3,8kg đang chuyển động
theo chiều ngược lại với vận tốc 1,84m/s. Tìm vận tốc sau va chạm của mỗi xe.
Bài 6: Hai quả cầu được treo ở hai đầu của hai sợi dây song song dài bằng nhau. Hai
đầu kia buộc cố định sao cho hai quả cầu tiếp xúc nhau và tâm của chúng cùng nằm
trên đường nằm ngang. Các quả cầu có khối lượng 400g và 300g. Quả cầu thứ nhất
được nâng lên đến độ cao h 20cm = so với vị trí ban đầu và được thả xuống. Hỏi sau
va chạm, các quả cầu được nâng lên đến độ cao bao nhiêu nếu:
1. va chạm là mềm.
2. va chạm là đàn hồi.
--- 1 ---