Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số lượng giác.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
SVTH: Võ Thị Hạnh Trang 1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA TOÁN
Đề tài:
BÀI TOÁN TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT
GIÁ TRỊ NHỎ NHẤT CỦA HÀM SỐ LƢỢNG GIÁC
Đà Nẵng, tháng 5/2015
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Sinh
Sinh viên thực hiện : Võ Thị Hạnh
Ngành đào tạo : Sƣ phạm Toán
Lớp : 11ST
LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
SVTH: Võ Thị Hạnh Trang 2
MỤC LỤC
PHẦN 1. GIỚI THIỆU BÀI TOÁN TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT, GIÁ TRỊ
NHỎ NHẤT CỦA HÀM SỐ LƢỢNG GIÁC................................................... 4
PHẦN 2. PHƢƠNG PHÁP TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT, GIÁ TRỊ NHỎ
NHẤT CỦA CÁC HÀM SỐ LƢỢNG GIÁC ................................................... 7
1. Phương pháp lượng giác ................................................................................... 7
1.1. Phương pháp:.................................................................................................. 7
1.2. Các bài toán minh họa:................................................................................... 8
2. Phương pháp đại số ......................................................................................... 16
2.1. Phương pháp:................................................................................................ 16
2.2. Các bài toán minh họa:................................................................................. 16
3. Phương pháp giải tích...................................................................................... 22
3.1. Phương pháp: .............................................................................................. 23
3.2. Các bài toán minh họa:................................................................................. 23
4. Phương pháp tọa độ......................................................................................... 28
4.1 Sử dụng quy tắc ba điểm............................................................................... 28
4.2 Sử dụng bất đẳng thức về trị tuyệt đối .......................................................... 29
4.3 Các bài toán minh họa:.................................................................................. 29
PHẦN 3. LƢỢNG GIÁC HÓA CÁC BÀI TOÁN TÌM GIÁ TRỊ LỚN
NHẤT, GIÁ TRỊ NHỎ NHẤT........................................................................ 35
1. Một số dấu hiệu nhận biết việc lựa chọn phương pháp lượng giác hóa để giải
các bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số. ............................ 35
LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
SVTH: Võ Thị Hạnh Trang 3
2. Các bài toán minh họa:.................................................................................... 40
PHẦN 4. TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT, GIÁ TRỊ NHỎ NHẤT CỦA HÀM
SỐ LƢỢNG GIÁC TRONG CÁC BÀI TOÁN CÓ CHỨA THAM SỐ..... 47
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 57
I. Nhận xét và đánh giá chung về đề tài .............................................................. 57
1. Kết quả đạt được ............................................................................................. 57
2. Hạn chế............................................................................................................ 57
II. Hướng phát triển của đề tài ............................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 58
LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
SVTH: Võ Thị Hạnh Trang 4
PHẦN 1
GIỚI THIỆU BÀI TOÁN TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT, GIÁ TRỊ NHỎ
NHẤT CỦA HÀM SỐ LƢỢNG GIÁC
Mục đích của việc giảng dạy môn toán ở trường trung học phổ thông là
dạy học sinh về kiến thức toán, cách giải bài tập, rèn luyện kĩ năng giải toán,
giúp học sinh khai thác được các hoạt động tiềm ẩn trong nội dung môn toán và
hình thành tư duy logic cho học sinh. Vì vậy, người giáo viên cần phải dạy cho
học sinh giải bài tập. Từ đó, yêu cầu được đặt ra là giáo viên phải dạy cho học
sinh phương pháp giải các dạng toán.
Chương trình toán trung học phổ thông có rất nhiều dạng bài tập khác
nhau. Trong đó có rất nhiều dạng khó như chứng minh bất đẳng thức, biện luận
về số nghiệm của phương trình, bất phương trình...Và dạng bài: “ Tìm giá trị
lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một đại lượng” cũng nằm trong số đó. Đây thực sự
là một chuyên đề khó của chương trình toán trung học phổ thông bởi vì các bài
toán cực trị rất phong phú, phạm vi nghiên cứu của vấn đề này rất rộng. Và nó
lại là một trong những dạng toán được quan tâm đến nhiều nhất trong các kì thi
tuyển chọn học sinh giỏi trong nước và quốc tế. Thế nhưng, sách giáo khoa có
rất ít bài tập dạng này. Do đó, việc hệ thống lại các dạng toán “Tìm giá trị lớn
nhất, giá trị nhỏ nhất” cũng như cung cấp cho học sinh các phương pháp giải
dạng toán này là một việc làm cần thiết, giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong
việc tiếp cận với các bài toán “Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất”.
Trước hết ta định nghĩa giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất
Cho hàm số f xác định trên tập
D
(
D
a) Nếu tồn tại một điểm
D
sao cho
với mọi
D
LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
SVTH: Võ Thị Hạnh Trang 5
thì số được gọi là giá trị lớn nhất của hàm số f trên
D
, kí hiệu là
max f x( )
x D
M
b) Nếu tồn tại một điểm
D
sao cho
với mọi
D
thì số được gọi là giá trị nhỏ nhất của hàm số f trên
D
, kí hiệu là
min f x( )
x D
m
.
Việc giải các bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất trên một miền
xác định D đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức hợp lí, nhiều khi khá độc
đáo và bất ngờ. Nó đưa chúng ta xích gần lại với các bài toán thường gặp trong
thực tế là đi tìm cái “ nhất ” trong những điều kiện nhất định ( nhiều nhất, ít
nhất, nhanh nhất, chậm nhất,...). Chính điều đó làm cho học sinh thấy được tính
thiết thực của toán học trong cuộc sống. Đồng thời, nó cũng tạo nên sự thích thú
cho học sinh trong quá trình giải toán.
Trong tương lai, khi vào đời học sinh buộc phải giải quyết nhiều vấn đề
do cuộc sống thực tiễn đặt ra. Cho nên, học sinh cần có cách giải quyết tối ưu
mới mang lại thành công trong cuộc sống (cách giải quyết tối ưu là những
phương án đúng nhất ít hao phí nhất về: vật liệu, thời gian, công sức, năng
lượng, chi phí thiệt hại...). Những lúc như vậy, bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá
trị nhỏ nhất tỏ ra hữu ích.
Bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất rất phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn đại học, tôi chọn hàm số lượng
giác để nghiên cứu với phạm vi nghiên cứu là các bài toán trong chương trình
trung học phổ thông.
Với những lí do trên và với tư cách là một người giáo viên dạy toán
trong tương lai, tôi đưa ra 4 phương pháp tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất
của hàm số lượng giác cũng như lượng giác hóa các bài toán tìm giá trị lớn nhất,
giá trị nhỏ nhất và tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số lượng giác
LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
SVTH: Võ Thị Hạnh Trang 6
trong các bài tập có chứa tham số thông qua việc nghiên cứu đề tài: “Bài toán
tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số lƣợng giác” và chọn đó là đề
tài luận văn tốt nghiệp của mình.