Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bai thuoc hay pps
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ăn rau ngót hàng ngày… không phải uống thuốc chữa bệnh
Rau ngót, trong dân gian gọi theo nhiều tên như bồ ngót, bù ngót, là cây rau rất
quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Rau ngót còn là vị thuốc chữa bệnh rất tốt.
Rau ngót
Bộ phận dùng là lá của cây rau ngót. Hái lá tươi dùng ngay. Thường chọn những
cây 2 tuổi trở lên để làm thuốc. Trong rau ngót có đạm, chất béo, đường, kali, sắt,
mangan, đồng, beta-caroten, vitamin C, B1, B2. Với chất lượng đạm thực vật cao
như vậy nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những
rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Rau ngót được khuyên
dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường huyết cao. Theo Đông y, rau
ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải
độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận
tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ.
Dưới đây xin giới thiệu những cách trị bệnh từ rau ngót:
Trẻ sơ sinh tưa lưỡi, lưỡi trắng rộp, bỏ bú: Nước ép rau ngót tươi bôi lên lưỡi tổn
thương. Có thể hòa mật ong. Hay dùng một nắm lá rau ngót rửa sạch, giã nhỏ rồi
cho vào một ít nước lọc đã được đun sôi, để nguội dần (cho đến khi còn hơi ấm thì
dùng), vắt lấy nước, dùng bông gòn hoặc vải mỏng thoa lên lưỡi, lợi, miệng của
trẻ.
Trị sót rau sau đẻ, sau nạo hút thai: cho sản phụ uống 1 bát nước rau ngót tươi.
Hoặc dùng một nắm lá rau ngót rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào một ít nước đun
sôi để nguội, vắt lấy chừng 100ml. Chia làm 2 phần để uống hai lần (mỗi lần cách
nhau 10 phút); sau chừng 15-30 phút, rau sẽ ra hết và sản phụ hết đau bụng. Để
chữa sót rau, có người còn dùng rau ngót giã nhuyễn rồi đắp vào gan bàn chân,
song cần lưu ý là khi rau đã hết thì cần tháo miếng băng thuốc ra ngay.
Bồi dưỡng sau đẻ: Rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc hoặc giò sống. Có nơi hay
nấu canh rau ngót với trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả...
Canh giải nhiệt mùa hè: Rau ngót nấu canh với hến, mát và ngọt đậm đà. Người
thể hư hàn kiêng dùng hoặc nếu dùng nên cho thêm mấy lát gừng.
Chữa cốt thống (nhức trong xương, không phải sưng đau khớp): nấu rau ngót với
xương lợn.
Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên
mũi.
Giải độc rượu, rượu có thuốc trừ sâu, rượu ngâm mã tiền, dị ứng cá biển: Uống
nước rau ngót sống.
Bài thuốc Nam chữa cơ thể suy nhược
Sau khi ốm dậy, người già thường ăn ít, ăn không ngon, dẫn đến cơ thể suy nhược,
thiếu máu. Một số bài thuốc Nam và bài thuốc bổ từ thực phẩm có thể giúp người
già mau bình phục sức khoẻ.
Bài thuốc Nam: Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ
sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phần, uống ngày 2 lần.
Món ăn: Bạch chỉ 10g, bạch linh 30g, trần bì 8g, bán hạ chế 12g, ý dĩ 50g. Sắc
bạch chỉ, bạch linh, trần bì và bán hạ trong nửa giờ rồi bỏ bã, lấy nước ninh với ý
dĩ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Ngoài ra, người bệnh nên thư giãn để cho tinh thần khoẻ mạnh, khoan khoái bằng
cách đọc sách báo, tham gia câu lạc bộ văn nghệ, thể thao nhẹ nhàng.
Đông y chữa bệnh rối loạn kinh nguyệt
Bệnh phụ khoa
Khái niệm:
Chứng này chỉ phụ nữ khi hành kinh, hoặc trước hoặc sau không có định kỳ, thường hành kinh trước hoặc sau
từ 7 ngày trở lên
1. Do can uất
Triệu chứng: Sắc đỏ tía có cục, sắc mặt xanh xám, tinh thần uất ức, khi hành kinh vú căng, thống kinh trước kì,
đau lan ra ngực sườn, ợ hơi, táo bón, đau lưng, mạch huyền sác
Cú thể dựng Tiêu dao tán, nếu có nhiệt gia Đan bì, Chi tử
Hoặc bài việt cúc hoàn
Pháp trị: Sơ can lí khí giải uất
Bài thuốc: tiêu dao tán hợp Việt cú hoàn
Xương truật 8 Hương phụ 8 Thần khúc 6
Xuyên khung 12 Hậu phác 8 Chỉ sác 8 Sài hồ 12
Chi tử 8 Bạch linh 12 Bạch thược 12 Qui xuyên 12
Bạch truật 12 Trần bì 10 Trích thảo 6
Châm cứu: Khí hải, Tam âm giao, Thận du tỳ du, Túc tam lí
2. Tỳ hư
Triệu chứng: Lượng ít, sắc nhạt, sắc mặt vàng, tay chân phù thũng, tinh thần mệt mỏi thích nằm, tay chân
không ấm, huyễn vựng, hồi hộp, bụng trướng, miệng nhạt, ăn kém, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch hư
trì
Pháp trị: Bổ tỳ điều kinh
Qui tỳ thang gia giảm
Sinh khương 5 Bạch truật 12 Phục thần 8
Đương qui 12. Long nhãn 12 Đẳng sâm 16 Hoài sơn 8
ý dĩ 12 Biển đậu 6 Hoàng kỳ 12 Thục địa 20
Mộc hương 6 Viễn trí 8 Táo nhân 8
Châm cứu: Khí hải, Tam âm giao, Thận du, Tỳ du, Túc tam lí
3. Can thận hư
Kinh rối loạn sắc nhạt, trong loãng, sắc mặt ám tối, ù tai, chúng mặt, đau mỏi lưng, tiểu tiện đi nhiều lần, Đại
tiên lỏng, Mạch trầm nhược
Pháp trị: Bổ can thận, điều kinh
Định kinh thang
Thục địa 12 Bạch thược 12 Phục linh 8
Sài hồ 12 Qui đầu 8 Thỏ ty tử 8 Hoài sơn 12
Hăc giới tu 12 Hương phụ 8
4. Thấp nhiệt
Kinh rối loạn khi hành kinh thì lưng và bụng trướng đau, vú căng trướng ngực khó chịu, hoàng đới, hoặc khí
hư trắng đỏ lẫn lộn, hoặc ngứa bộ phận sinh dục, rêu vàng nhớt, bệnh do thấp nhiệt nung nấu ở trong, khí
huyết không điều hoà
Chu thị thông kinh chỉ đới thang (Chu tớn hữu gs trung y học viện cam tỳc)
Đương qui 9 Ích mẫu 20 Xích thược 9
Đan bì: 15 Quế chi 9 Thông căn bì 15 Ngải diệp sao 9
Hương phụ: 9 Thổ phục 20 ý dĩ 20
(Theo thaythuoccuaban.com)
Mang thai
Các thuốc gây hại cho thai nhi
Người ta đã có bằng chứng từ lâu là phụ nữ mang thai sử dụng một số thuốc có thể gây
sảy thai, chết thai hoặc thai có những dị tật bẩm sinh. Theo nghiên cứu dịch tễ thì gần
2% các dị tật bẩm sinh là do thuốc mà các bà mẹ đã sử dụng trong lúc mang thai; dị tật
được xác định khi thuốc gây tác hại đến cấu trúc hay chức năng của cơ quan đang hình
thành.
Người ta cũng đã ghi nhận được hơn 8.000 trẻ sơ sinh bị cụt tay bẩm sinh do hậu quả mẹ dùng
thuốc an thần thalidomide trong thai kỳ. Từ đó, người ta quan tâm hơn đến tính an toàn của
thuốc khi sử dụng trong thai kỳ, đặc biệt về khả năng gây quái thai.
Gần 2.000 loại thuốc đã được thử nghiệm trên súc vật, trong đó có 580 loại gây quái thai và
150 loại ở tình trạng nghi vấn. Nhưng có một vấn đề đặt ra là những loại thuốc gây quái thai
cho súc vật có thể không gây quái thai cho người và ngược lại. Vì vậy cần rất thận trọng khi
dùng thuốc cho thai phụ và bản thân thai phụ cũng cần biết những thứ thuốc này để tránh sử
dụng trong thai kỳ.
Những thuốc đó là:
Các vitamin:
• Vitamin A: Liều cao dùng trong lúc mang thai sẽ gây dị dạng mặt, sọ, tim, sinh dục cho
thai nhi.
• Vitamin B6: Dùng kéo dài gây co giật.
• Vitamin C: Liều cao có thể gây dị tật.
• Vitamin D: Liều cao gây tăng huyết áp, chậm phát triển tâm thần.
• Vitamin E: Dùng nhiều gây tiêu chảy cho trẻ.
Thuốc tiêu hóa:
Cimetidin: gây vàng da ở trẻ sơ sinh.
Thuốc corticoid:
Gây ức chế vỏ thượng thận, gây hở môi, khe vòm miệng nếu dùng kéo dài trong thai kỳ.
Thuốc hô hấp:
• Salbutamol và ephedrin làm tim thai nhanh.
• Aminophyllin làm tim đập nhanh, tăng đường huyết.
Thuốc chống ung thư:
• Methotrexat, mercaptopurin gây thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, não úng thủy, thai vô sọ,
sứt môi, dị dạng chi.
• Cyclophosphamid gây đẻ non, dị dạng chi, tai.
Thuốc kháng viêm không steroid: Gây co thắt ống động mạch, viêm ruột hoại tử.
Thuốc kháng sinh:
• Penicillin: Liều cao có thể gây thai chết lưu.
• Tetracyclin: Răng bị vàng, da vàng, dị hình ở chi.
• Bactrim: Tăng nguy cơ vàng da ở trẻ sinh non.
• Griseofulvin: Gây sảy thai và dị tật bẩm sinh.
• Norfloxacin: Ảnh hưởng đến sự phát triển sụn của bào thai.
• Neomycin: Gây vàng da.
• Lincomycin: Ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.
• Metronidazole: Ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể của thai, gây dị dạng bẩm sinh.
• Isoniazid: Gây tổn thương hệ thần kinh bào thai.
• Rifampicin: Gây dị dạng xương, giảm số lượng tinh trùng ở trẻ nam.
Thuốc ứng chế men chuyển - kháng cholinergic: gây hóa xương sọ chậm, tắc ruột, bệnh ở
ống tiết niệu.
Thuốc kháng giáp:
Methimazole - carbimazole: gây dị dạng ở mặt, hẹp lỗ mũi và thực quản, chậm phát triển trí
tuệ.
Thuốc chống động kinh:
• Carbamazepin - valproate natri (VPA), gây dị dạng ở mặt, nứt đốt sống, lệch lỗ tiểu, dị
dạng tim, kẽ hở vùng bụng, chậm nói, cận thị.
• Trimethadion - hydantoin gây dị dạng ở hệ thần kinh trung ương, mũi kém phát triển.
Thuốc có hoạt tính androgen:
Danazol gây thai nữ bị nam hóa.
Thuốc hạ đường huyết:
Gây hàm lượng glucose huyết thấp ở trẻ sơ sinh.
Thuốc chữa rối loạn tâm thần:
Lithium gây nguy cơ bệnh tim cho trẻ, gây rối loạn chức năng tiêu hóa, gây đái tháo nhạt.
Thuốc an thần:
• Barbiturat: Gây rối loạn chức năng gan, dễ xuất huyết.
• Meprobamat: Chậm phát triển tâm thần, dị tật tim bẩm sinh.