Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài thí nghiệm Kỹ thuật điện cao áp
MIỄN PHÍ
Số trang
35
Kích thước
818.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1544

Bài thí nghiệm Kỹ thuật điện cao áp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

QUY TẮC AN TOÀN KHI LÀM VIỆC

Ở PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐIỆN ÁP CAO

A. VỀ TỔ CHỨC

1. Chỉ những sinh viên đã đƣợc nghe báo cáo về kỹ thuật an toàn và nắm vững quy tắc

này mới đƣợc làm việc ở phòng thí nghiệm.

2. Với mỗi nhóm sinh viên, ngƣời hƣớng dẫn chỉ định sinh viên làm nhóm trƣởng theo

dõi việc thực hiện quy tắc an toàn, chỉ nhóm trƣởng mới đƣợc đóng cắt mạch điện khi

tiến hành thí nghiệm.

3. Trƣớc khi đóng nguồn lần thứ nhất, phải đƣợc ngƣời hƣớng dẫn kiểm tra các mạch.

Trong các lần sau thì làm theo chỉ dẫn của ngƣời hƣớng dẫn.

4. Trong thời gian làm thí nghiệm, sinh viên không đƣợc gây mất trật tự trong phòng thí

nghiệm, chỉ hoạt động trong khu vực thí nghiệm của nhóm mình.

B. VỀ KỸ THUẬT

1. Trƣớc khi đóng mạch. nhóm trƣởng cần kiểm tra lại sơ đồ, lấy tất cả các dụng cụ

không cần thiết cho thí nghiệm ra ngoài, tháo dây nối đất an toàn và yêu cầu mọi sinh

viên ra khỏi khu vực nguy hiểm, đóng cửa khu vực thí nghiệm và đóng mạch thí

nghiệm – khi đóng mạch, nhóm trƣởng phải nói to “đóng mạch”.

2. Thiết bị chỉ đƣợc mang điện áp trong thời gian tiến hành thí nghiệm và đo lƣờng. Sau

đó phải giảm ngay điện áp xuống. Khi có điều gì nghi ngờ trong quá trình làm thí

nghiệm hoặc tiến hành không đúng theo quy tắc thì phải cắt ngay nguồn điện áp.

Sau khi cắt mạch xong thì trƣởng nhóm phải nói to là “đã cắt mạch”.

3. Sau khi cắt mạch, trong trƣờng hợp cần thiết phải vào khu vực nguy hiểm để tiến hành

một việc gì thì trƣởng nhóm mở cửa khu vực nguy hiểm và làm các biện pháp an toàn

(cho tụ phóng điện, đặt dây nối đất an toàn). Chỉ sau khi thực hiện các biện pháp đó

mới đƣợc tiến hành các công việc cần thiết, trong thời gian sinh viên ở khu vực nguy

hiểm thì nhóm trƣởng phải giữ không cho cửa ra vào khu vực nguy hiểm đóng lại để

tránh khả năng có điện áp đƣa vào thiết bị.

4. Sau khi tiến hành các công việc cần thiết ở khu vực nguy hiểm thì tất cả các sinh viên

phải ra khỏi khu vựcnguy hiểm, mang tất cả các dụng cụ không cần thiết ra ngoài và

chỉ ngƣới ra cuối cùng mới tháo dây nối đất an toàn. trƣởng nhóm phải quan sát khu

vực nguy hiểm, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp nói trên rồi sau đó mới đƣợc

tiếp tục thí nghiệm.

5. Mỗi khi cho điện áp tác dụng lên thiết bị thì cấm không đƣợc ai đi vào khu vực nguy

hiểm, di chuyển lƣới bảo vệ, tỳ tay lên lƣới bảo vệ hay cho tay chuyển qua lƣới bảo

vệ.

6. Muốn thay đổi cách nối dây cần phải cắt mạch an toàn và phải đƣợc sự đồng ý của

ngƣời hƣớng dẫn mới đƣợc thực hiện và phải thực hiện đúng các quy tắc an toàn nói

trên.

7. Trong trƣờng hợp cần tiến hành công việc gì với gậy cách điện hay các dụng cụ tƣơng

tự, cần phải dùng các biện pháp bảo vệ khác nhƣ dùng găng cao su cách điện, ủng

cách điện, thảm cách điện.

BÀI 1

PHÂN BỐ ĐIỆN ÁP TRÊN CHUỖI CÁCH ĐIỆN

3

PHẦN I. THÍ NGHIỆM

I. MỤC ĐÍCH

Nghiên cứu sự phân bố điện áp trên chuỗi cách điện trên mô hình

Nghiên cứu sự phân bố điện áp trên chuỗi cách điện bằng phƣơng pháp đo trực tiếp

II. KHÁI NIỆM

Cách điện của đƣờng dây tải điện cao áp là chuỗi cách điện. Số phần tử cách điện trong

chuỗi phụ thuộc vào điện áp định mức của đƣờng dây. Sơ đồ thay thế cách điện có dạng nhƣ ở

hình 1.1.

C C1 C2

Đƣờng dây

Xà treo (nối đất)

Hình 1.1. Sơ đồ thay thế chuỗi cách điện

C – điện dung bản thân phần tử cách điện

C1 – điện dung của bộ phân kim loại của phần

tử cách điện đối với bộ phận nối đất của kết

cấu (cột, dây thu sét).

C2 – điện dung của bộ phận kim loại của phần

tử cách điện đối với dây dẫn.

Thông thƣờng các phần tử cách điện đều có điện dung bản thân C nhƣ nhau. Nếu nhƣ

các điện dung ký sinh C1 và C2 rất nhỏ so với điện dung bản thân C thì sự phân bố điện áp dọc

chuỗi cách điện sẽ đều bởi vì dòng điện đi qua các điện dung C nhƣ nhau và do đó cùng gây

nên một điện áp giáng nhƣ nhau trên các phần tử. Trong thực tế do sự tồn tại của các điện

dung ký sinh C1 = 4 pF – 5 pF và C2 = 0,5 pF – 1 pF nên chúng có ảnh hƣởng rõ rêt. đến sự

phân bố điện áp trên chuỗi cách điện.

Xét ảnh hƣởng của điện dung ký sinh C1 (cho C2 = 0), sơ đồ thay thế còn lại ở hình

1.2.a. Dòng qua điện dung ở gần đất nhất sẽ bé nhất và ngƣợc lại dòng qua dòng qua điện

dung ở gần dây dẫn sẽ là lớn nhất. Do sự có mặt của C1 nên điện áp giáng trên phần tử cách

điện ở gần dây dẫn là lớn nhất và sự phân bố điện áp dọc chuỗi cách điện có dạng nhƣ ở hình

1.2.

Cũng lý luận nhƣ trên sẽ thấy là sự có mặt của các điện dung ký sinh C2 ( cho C1 = 0) sẽ

làm cho điện áp giáng trên phần tử ở gần đất nhất là lớn nhất (Hình 1.2.b). Nếu cả C1 và C2

đều tồn tại và giả thiết C1 = C2 thì điện áp giáng trên các phần tử ở gần dây dẫn và sát đất sẽ là

lớn nhất và bằng nhau còn điện áp giáng trên các phần tử ở giữa là nhỏ nhất.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!