Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

BÀI TẬP VỀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP ppsx
MIỄN PHÍ
Số trang
1
Kích thước
119.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1536

BÀI TẬP VỀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP ppsx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BÀI TẬP VỀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP

Câu 1: Có một tam giác vuông có cạnh góc vuông a=5m, góc giữa cạnh góc vuông và

cạnh huyền là =300

. Hệ quy chiếu K' chuyển động đối với tam giác này với vận tốc

v=0,866c. Hãy tìm trong hệ quy chiếu K':

a) Giá trị góc '.

b) Chiều dài l' của cạnh huyền và tỷ số giữa chiều dài này và chiều dài riêng của

nó.

Câu 2: Một cái thước bay qua một vạch cố định trong hệ quy chiếu K. Thời gian bay của

thanh trong hệ quy chiếu này là t=20ns. Trong hệ quy chiếu K' gắn với thanh thì vạch

chuyển động dọc theo thanh trong thời gian t'=25ns. Tìm chiều dài riêng của thanh.

Câu 3: Trong hệ quy chiếu K, hạt Muyzon chuyển động với vận tốc v=0,99c, bay từ vị

trí mà nó được sinh ra đến điểm mà nó bị phân rã l=3km. Hãy xác định:

a) Thời gian sống riêng của Muyzon này.

b) Khoảng cách hạt bay qua trong hệ quy chiếu K với "điểm nhìn của nó".

Câu 4: Hai hạt tương đối tính chuyển động vuông góc với nhau trong hệ quy chiếu

phòng thí nghiệm với các vận tốc tương ứng là v1 và v2. Tìm vận tốc tương đối của

chúng.

Câu 5: Một hạt chuyển động với vận tốc v' trong hệ quy chiếu K' dọc theo trục y'. Hệ quy

chiếu K' di chuyển đối với hệ quy chiếu K với vận tốc v theo hướng chiều dương của trục

x. Các trục x và x' của hai hệ trùng nhau, các trục y và y' song song với nhau. Tìn quãng

đường mà hạt chuyển động được trong hệ K nếu thời gian sống riêng của nó là t0.

Câu 6: Một hạt chuyển động trong hệ quy chiếu K với vận tốc v dưới góc  so với trục x.

Hãy tìm góc tương ứng trong hệ K' chuyển động với vận tốc V đối với hệ K theo hướng

của truch x của hệ này nếu các trục x và x' trùng nhau.

Câu 7: Một protôn chuyển động với động lượng p=10GeV/c, với c là vận tốc ánh sáng.

Vận tốc của hạt này bẳng bao nhiêu % so với vận tốc áng sáng?

Câu 8: Tỷ số giữa động năng và năng lượng nghỉ của một hạt bằng bao nhiêu để sai số

tương đối khi tính vận tốc theo công thức phi tương đối không vượt quá =0,01?

Câu 9: Một hạt khối lượng m tại thời điểm t=0 bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của

một lực không đổi F. Tìm vận tốc của hạt và quãng đường mà hạt đi được trong sự phụ

thuộc vào thời gian t.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!