Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

BÀI TẬP TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
136.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
973

BÀI TẬP TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BÀI TẬP TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN

Bài 1

Trọng yếu là một khái niệm quan trọng đối với các kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm

toán báo cáo tài chính.

Yêu cầu:

a. Trình bày quan hệ giữa trọng yếu với sự trình bày trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính

b. Trình bày ảnh hưởng của việc xem xét tính trọng yếu đến quá trình lập kế hoạch và thực

hiện các thủ tục kiểm toán.

c. Theo anh (chị), Kiểm toán viên sẽ đánh giá tính trọng yếu của một sai phạm trong việc trình

bày báo cáo tài chính căn cứ vào những nhân tố nào?

Bài 2

Rủi ro kiểm toán và tính trọng yếu là hai khái niệm cần được xem xét trong quá trình lập kế hoạch

và thực hiện kiểm toán. Kiểm toán viên cần phải xem xét đồng thời cả rủi ro kiểm toán và tính trọng

yếu khi xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cũng như khi đánh giá kết

quả của các thủ tục này.

Yêu cầu

a. Định nghĩa rủi ro kiểm toán và trình bày các rủi ro cấu thành rủi ro kiểm toán. Giải thích

mối quan hệ tương tác giữa các loại rủi ro nói trên

b. Định nghĩa trọng yếu và trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định tính trọng yếu.

Trình bày mối quan hệ giữa tính trọng yếu được sử dụng khi lập kế hoạch kiểm toán và tính

trọng yếu được sử dụng khi đánh giá kết quả.

Bài 3

Trong quá trình kiểm toán công ty INDOWAY, kiểm toán viên đã phát hiện một số sai lệch như sau:

– Đơn vị chưa lập dự phòng giảm giá cho lô hàng tồn kho lỗi thời, không còn khả năng tiêu

thụ, trị giá trên sổ sách là 400 triệu đồng. Nếu lập dự phòng theo đúng yêu cầu của kiểm

toán viên, tài sản đơn vị sẽ giảm đi 400 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế sẽ giảm đi 288 triệu

đồng.

– Đơn vị đã ghi nhận trước một khoản doanh thu 200 triệu; đây là khoản tiền bán hàng nhưng

chưa giao hàng mặc dù đơn vị đã nhận tiền trước. Sai lệch này nếu điều chỉnh theo yêu cầu

của kiểm toán viên sẽ không làm ảnh hưởng tài sản nhưng làm lợi nhuận sau thuế của đơn vị

giảm đi 144 triệu đồng.

– Các sai lệch này đơn vị không đồng ý điều chỉnh theo yêu cầu của kiểm toán viên. Ngoài ra,

các sai lệch dự kiến (còn gọi là sai sót dự kiến) được ước tính từ kết quả kiểm tra mẫu cũng

làm cho tài sản đơn vị tăng lên là 400 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế tăng lên 170 triệu

đồng.

Yêu cầu

a. Tính tổng sai lệch chưa điều chỉnh và đề nghị cách ứng xử của kiểm toán viên nếu mức

trọng yếu của toàn bộ báo cáo tài chính được xác định là 1.800 triệu đồng đối với tổng tài

sản và 1.200 triệu đồng (đối với lợi nhuận sau thuế).

b. Kiểm toán viên sẽ xử lý thế nào nếu mức trọng yếu của toàn bộ báo cáo tài chính được xác

định là 900 triệu đồng đối với tổng tài sản và 700 triệu đồng đối với lợi nhuận sau thuế.

Bài 4

Anh (chị) đang lập kế hoạch cho hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính của năm kết thúc ngày

31.12.2000 của Công ty TNHH Hoàng Tử, một doanh nghiệp thương mại nhỏ kinh doanh dưới dạng

1

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!