Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài tập nhóm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu
trong chuyên đề có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của chuyên đề là trung thực và chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Thanh Xuân
Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng
Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cho thuê tài chính hay còn gọi là nghiệp vụ tín dụng thuê mua là một hình
thức đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Ðức,
Thụy Ðiển, Úc… Loại hình cho thuê tài chính đã được một số công ty tài chính đưa ra
thị trường tài chính vào những năm cuối những năm 50 đầu những năm 60 của thế kỷ
20 với tên gọi là thuê tài chính (finance lease….) nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và
dài hạn thông qua việc tài trợ tài sản thuê, ngoài các hình thức huy động truyền thống
như vay trên thị trường ngân hàng và thị trường chứng khoán. Tại các nước này, hoạt
động cho thuê tài chính cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho các doanh nghiệp, thúc
đẩy sự phát triển nên kinh tế, và là một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên
thị trường vốn mỗi quốc gia.
Tại Việt Nam nghiệp vụ cho thuê tài chính đã được ngân hàng NN-VN cho áp
dụng thí điểm bởi quyết định số 149/QĐ – ngân hàng5 ngày 17/5/1995. Đến ngày
02/05/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của
Công ty cho thuê tài chính.
Trước bối cảnh kinh tế thế giới biến động phức tạp do khủng hoảng tài chính và
suy thoái toàn cầu, là một nước có độ mở cửa kinh tế lớn, Việt Nam không tránh khỏi
những tác động của môi trường thế giới. Các cân đối vĩ mô đều bị tác động: tăng
trưởng kinh tế từ 2008 trở lại đây chậm lại. lạm phát, bội chi ngân sách nhà nước tăng
ở mức cao trong vòng nhiều năm, thị trường lao động khó khăn, cán cân thanh toán
quốc tế chuyển từ thặng dư sang thâm hụt; thị trường tài chính tiền tệ có nhiều xáo
trộn gây khó khăn cho điều hành kinh tế vĩ mô. Ở tầm vĩ mô, các doanh nghiệp cũng
gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt trong nhưng năm sau khủng hoảng trở lại đây, kênh huy
động vốn được coi là truyền thống đối với các doanh nghiệp hiên nay là vay ngân
Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng
Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33
hàng gặp phải nhiều bất lợi: lãi suất cao,yêu cầu điều kiện về tài sản thế chấp, vốn tự
có…khiến doanh nghiệp khó có thể tiếp cận được vốn. Hơn thế nữa kênh huy động
vốn từ thị trường chứng khoán cũng bị thu hẹp và đóng băng… điều này càng làm cho
các doanh nghiệp đang gặp khó khăn càng khó có thể trụ vững , đặc biệt là đối với
những doanh nghiệp nhỏ và vừa thường hạn chế về vốn tự có, uy tín cũng như tài sản
thế chấp. Những doanh nghiệp này chiếm tới 94% tổng số các doanh nghiệp đăng ký
hoạt động trên thi trường Việt Nam. Sự xuất hiện của hình thức cho thuê tài chính có
thể nói đã mở ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp. Loại hình này có ưu điểm rất
lớn vì không phải thế chấp tài sản.
Tuy nhiên, thực tế là tại Việt Nam hoạt động cho thuê tài chính nói chung và
các công ty CTTC nói riêng lại chưa phát triển ngang tầm với ưu thế vốn có của nó.
Nguyên nhân là do những khó khăn về đặc thù nền kinh tế nước ta, do trình độ quản
lý của các tổ chức, công ty cho thuê tài chính, do nhận thức của những doanh nghiệp
trong nước về nghiệp vụ này vẫn còn khá mới mẻ…Tuy nhiên, có thể nói, khó khăn
lớn nhất cần tháo gỡ ngay đó là những tồn tại trong cơ chế khung pháp lý chưa hoàn
chỉnh và thiếu đồng bộ.
Xuất phát từ những lý do trên, qua tìm hiểu thực tế và phân tích đánh giá các
quy định, các cơ chế của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động CTTC, tôi đã
mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài : “ Giải pháp hoàn thiện cơ chế Cho thuê tài
chính tại Việt Nam”. Trong chuyên đề này tôi tập trung trình bày những tồn tại vè
mặt pháp lý đối với hoạt động cho thuê tài chính Việt Nam và từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc với mục đích phát triển phù hợp hơn với yêu cầu thực
tiễn, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sư phát triển và hoàn thiện của thị trường
cho thuê tài chính nói riêng và sự phát triển của thị trường tài chính nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng
Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33
Tìm hiểu một cách hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động CTTC
và tìm hiểu tình hình CTTC trên thế giới một cách khái quát và cụ thể để rút ra bài
học kinh nghiệm cho việc hoàn thện cơ chế CTTC ở Việt Nam.
Đồng thời tìm hiểu và đánh giá thực trạng của hoạt động cho thuê tài chính
cũng như cơ chế cho thuê tài chính ở Việt Nam để tìm ta những khó khăn vướng mắc
cần tháo gỡ. Từ đó, đưa ra giải pháp kiến nghị cụ thể góp phần hoàn thiện cơ chế cho
thuê tài chính Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn hoạt động cho thuê
tài chính một số nước trong khu vực và những tồn tại trong cơ chế cho thuê tài chính
hiện hành ảnh hưởng tới hoạt động cho thuê tài chính của các chủ thể tham gia trong
thời gian qua.
Phạm vi nghiên cứu: Chỉ giới hạn bổ sung những đóng góp trong việc hoàn
thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với phân
tích, tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh trên cơ sở phân tích tình hình thực tế của
hệ thống các Công ty CTCT trong Hiệp hội CTCT Việt Nam. Từ đó xác định các tồn
tại, đưa ra các định hướng, giả pháp cụ thể.
5. Kết cấu của chuyên đề
Kết cấu chuyên đề ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo bao gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động CTTC và cơ chế CTTC
Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng
Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33
Chương 2: Thực trạng cơ chế cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam.
Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng
Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho thuê tài chính Việt Nam 33
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ CƠ CHẾ CHO
THUÊ TÀI CHÍNH
1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO THÊ TÀI CHÍNH
1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của hoạt động cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính mà nguồn gốc đầu tiên là cho thuê tài sản đã được sáng từ
rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại. Theo các tư tịch cổ, các giao dịch thuê tài
sản đã xuất hiện từ năm 2800 tr. CN tại thành phố Sumerian thuộc Iraq ngày nay. Các
thầy tu giữ vai trò người cho thuê, người thuê là những nông dân tự do. Tài sản được
đem giao dịch bao gồm: Công cụ sản xuất nông nghiệp, súc vật kéo, nhà cửa, ruộng
đất…và nhiều loại tài sản rất đa dạng khác.
Tuy nhiên các giao dịch thuê tài sản thời cổ thuộc hình thức thuê mua kiểu
truyền thống (Traditional Lease). Phương thức giao dịch của hình thức này tương tự
như phương thức thuê mua vận hành ngày nay và trong suốt lịch sử hàng ngàn năm
tồn tại của nó, đã không có sự thay đổi lớn về tính chất giao dịch.
Đến đầu thập kỷ 50 của thế kỷ 20, giao dịch thuê mua đã có những bước nhảy
vọt. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, nghiệp vụ tín dụng thuê mua hay
còn gọi là thuê tài chính được sáng tạo ra trước tiên ở Mỹ vào năm 1952. Sau đó
nghiệp vụ tín dụng thuê mua phát triển sang Châu Âu và phát triển mạnh mẽ tại đó từ
những năm của thập kỷ 60. Tín dụng thuê mua cũng phát triển mạnh mẽ ở Châu Á và
nhiều khu vực khác từ đầu thập kỷ 70. Ngành công nghiệp thuê mua có giá trị trao đổi
chiếm khoảng 350 tỷ USD vào năm 1994.
Ngày nay, thuê tài chính là một hình thức đang được áp dụng phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Ðức, Thụy Ðiển, Úc…Tại Mỹ, ngành thuê
Sinh viên: Đào Thị Thanh XuânHọc viện ngân hàng