Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài tập học kỳ tố tụng hình sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bài tập học kì Môn Luật tố tụng hình sự
A- MỞ ĐẦU.
Biện pháp ngăn chặn( BPNC) là một chế định pháp lí quan trọng trong bộ luật tố
tụng hình sự ( BLTTHS) Việt Nam. Việc áp dụng các BPNC có ảnh hưởng lớn đến việc
giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ của TTHS cũng như kết quả của đấu tranh phòng
chống tội phạm nói chung. Trong hệ thống các BPNC, tạm giam là biện pháp quan
trọng và nghiêm khắc nhất. BLTTHS đã có những quy định cụ thể về các yếu tố của
biện pháp tạm giam. Vậy trong thực tế, việc áp dụng biện pháp tạm giam đã đạt những
kết quả nào, còn những gì hạn chế, bất cập và giải pháp nào để thực thi tốt, nâng cao
hiệu quả của biện pháp tạm giam? Chúng ta cùng tìm hiểu để làm rõ Tạm giam trong tố
tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện
pháp này.
B- NỘI DUNG.
I- Khái quát chung về biện pháp tạm giam.
1. Khái niệm BPNC tạm giam.
BPNC là biện pháp cưỡng chế TTHS do cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc đối với người chưa bị khởi
tố; khi có căn cứ do BLTTHS quy định, nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn
việc bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hoặc
ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội
Theo quy định của BLTTHS, hệ thống các BPNC trong TTHS bao gồm 6 biện
pháp: bắt, tạm giam, tạm giữ, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có
giá trị để bảo đảm. Trong số các BPNC nêu trên, BPNC tạm giam là BPNC mang tính
nghiêm khắc nhất. Các biện pháp khác như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền
hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo chỉ ảnh hưởng đến quyền tự do đi lại hoặc quyền và
lợi ích về tài sản mà không ảnh hưởng đến các quyền tự do khác của công dân như
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do giao tiếp, quyền hội họp. Còn các
biện pháp bắt, tạm giữ cũng là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc, cũng hạn chế quyền
tự do của công dân, nhưng thời gian hạn chế quyền tự do trong bắt và tạm giữ ngắn hơn
nhiều so với tạm giam. Trong vòng 24 giờ sau khi bắt người hoặc nhận người bị bắt
trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai,
ra quyết định tạm giữ hoặc trả lại tự do cho người bị bắt ( khoản 1 Điều 83). Thời hạn
tạm giữ là 3 ngày và tối đa là 9 ngày đối với trường hợp có gia hạn tạm giữ ( Điều 78).
Nguyễn Minh Hải- 341337 1