Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài tập cá nhân tình huống luật hình sự module.docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bài tập cá nhân tình huống luật hình sự module
A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội
trộm cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự và bị Tòa án
tuyên phạt 3 năm tù. Anh (chị) hãy xác định:
a. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự, loại tội mà A thực hiện thuộc
loại tội gì? Tại sao?(4 điểm)
b. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm cơ bản,
cấu thành tội phạm tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ? Tại sao?
(3 điểm)
Trả lời
a. Loại tội mà A đã thực hiện thuộc loại tội nghiêm trọng
Giải thích:
Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự (BLHS) quy định:
3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là
tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo đó, các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi dấu hiệu về mặt nội
dung chính trị, xã hội (tính nguy hiểm cho xã hội) và dấu hiệu về mặt hậu quả
pháp lí (tính phải chịu phạt).
Xét về mặt nội dung chính trị, xã hội:
Xét về mặt nội dung chính trị, xã hội là xét về tính nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm. Nguy hiểm cho xã hội nghĩa là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các
quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
có tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà làm luật.
A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của a cấu thành tội trộm
cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm
tù. “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác”. Khi nói
đến trộm cắp tài sản thì không thể không đi kèm với hành vi chiếm đoạt tài sản,
nếu lén lút mà không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phải là trộm cắp tài sản.
Vì thế trộm cắp tài sản là chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lén lút.
Hành vi của A đã gây nguy hại lớn cho xã hội, có tính chất chiếm đoạt, xâm phạm
đến quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ được xác định tại khoản 1 Điều 8
BLHS, mà cụ thể là xâm hại quyền sở hữu tài sản của B trị giá lên tới 100 triệu
đồng.
Xét về mặt hậu quả pháp lí:
Điều 138 BLHS quy định:
2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;