Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài kiểm tra số 6(tiết 107-108)
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
68.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1879

Bài kiểm tra số 6(tiết 107-108)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BÀI KIỂM TRA SỐ 6 (tiết 107-108)

Đề 1:

Phần 1- Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1: Nguyễn Ái Quốc là tên gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì nào?

A. Thời niên thiếu của Bác

B. Thời kỳ Bác lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp( Sau năm 1945)

C. Thời kỳ Bác hoạt động cách mạng trước năm 1945

D. Cả A, B, C.

Câu 2: Thông tin nào chính xác về tác phẩm ”Bản án chế độ thực dân Pháp”?

A. Được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 1925.

B. Được viết bằng tiếng Anh, xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 1946.

C. Được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 1946.

D. Được viết bằng tiếng Việt Nam, xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 1925.

Câu 3: Trong đoạn trích “Thuế máu”, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương

thức biểu đạt nào?

A. Nghị Luận+ Tự Sự+ Thuyết Minh C. Tự Sự+ Miêu Tả + Biểu Cảm

B. Nghị Luận+ Tự Sự+ Biểu Cảm+ Miêu Tả. D. Nghị Luận+ Tự Sự+ Miêu

Tả

Câu 4: Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với

người có vai xã hội cao như thế nào?

A. Kính trọng B. Ngưỡng mộ. C. Sùng kính D. Thân mật

Câu 5: Văn bản “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc có yếu tố biểu cảm hay

không?

A. Có B. Không

Câu 6: Văn bản “Bàn luận về phép học” được viết bằng thể loại nào?

A. Hịch B. Chiếu C. Cáo D. Cả A,B,C sai

Câu 7: Trong “Bàn luận về phép học”, Nguyễn Thiếp đã phê phán:

A. Lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.C. Lối học không gắn với thực

tiễn.

B. Lối học đối phó với việc kiểm tra của thầy D. Cả A, B, C.

Câu 8: Phương thức biểu đạt chủ yếu ở văn bản “ Bàn luận về phép học”.

A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Nghị Luận D. Thuyết minh

Phần 2: Tự Luận (8 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Nét đặc sắc trong hình ảnh so sánh “Tiếng suối trong như tiếng

hát xa”(Cánh khuya- Hồ Chí Minh).

Câu 2 (7 điểm): Về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam

Cao, có nhận xét: “Lão Hạc là một lão nông Việt Nam đáng kính trọng”. Hãy phân

tích nhân vật lão Hạc để làm rõ nhận xét trên.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!