Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài giảng về sóng cơ học 3
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
113.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1069

Bài giảng về sóng cơ học 3

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẶNG VIỆT HÙNG Trắc nghiệm Sóng cơ học

Website: www.moon.vn Mobile: 0985074831

Câu 1: Hiện tượng giao thoa sóng là

A. giao thoa của hai sóng tại một một điểm trong môi trường.

B. sự tổng hợp của hai dao động điều hoà.

C. sự tạo thành các vân hình parabon trên mặt nước.

D. hai sóng khi gặp nhau tại một điểm có thể tăng cường hoặc triệt tiêu nhau.

Câu 2: Hai sóng như thế nào có thể giao thoa với nhau?

A. Hai sóng cùng biên độ, cùng tần số, hiệu số pha không đổi theo thời gian.

B. Hai sóng cùng tần số, hiệu lộ trình không đổi theo thời gian.

C. Hai sóng cùng chu kỳ và biên độ.

D. Hai sóng cùng bước sóng, biên độ.

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng khi nói về sóng cơ học?

A. Giao thoa sóng là hiện tượng xảy ra khi hai sóng có cùng tần số gặp nhau trên mặt thoáng.

B. Nơi nào có sóng thì nơi ấy có hiện tượng giao thoa.

C. Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian là hai sóng kết hợp.

D. Hai nguồn dao động có cùng phương, cùng tần số là hai nguồn kết hợp.

Câu 4: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối

tâm hai sóng có độ dài là

A. hai lần bước sóng. B. một bước sóng.

C. một nửa bước sóng. D. một phần tư bước sóng.

Câu 5: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực tiểu liên tiếp nằm trên đường nối

hai tâm sóng bằng bao nhiêu ?

A. bằng hai lần bước sóng. B. bằng một bước sóng.

C. bằng một nửa bước sóng. D. bằng một phần tư bước sóng.

Câu 6: Hai sóng kết hợp là hai sóng có

A. cùng tần số. B. cùng biên độ.

C. hiệu số pha không đổi theo thời gian. D. cùng tần số và độ lệch pha không đổi.

Câu 7: Nguồn sóng kết hợp là các nguồn sóng có

A. cùng tần số. B. cùng biên độ.

C. Độ lệch pha không đổi theo thời gian. D. Cùng tần số và hiệu số pha không đổi.

Câu 8: Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp cùng pha A, B. Những điểm trên mặt nước

nằm trên đường trung trực của AB sẽ

A. dao động với biên độ lớn nhất. B. dao động với biên độ bé nhất.

C. đứng yên không dao động. D. dao động với biên độ có giá trị trung bình.

Câu 9: Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp ngược pha A, B. Những điểm trên mặt nước

nằm trên đường trung trực của AB sẽ

A. dao động với biên độ lớn nhất. B. dao động với biên độ bé nhất.

C. đứng yên không dao động. D. dao động với biên độ có giá trị trung bình.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng chuyển động ngược chiều nhau.

B. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.

C. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ.

D. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm dao động với biên độ cực đại.

B. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm không dao động.

C. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm không dao động tạo thành các vân cực tiểu.

D. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm dao động mạnh tạo thành các đường thẳng cực

đại.

Câu 12: Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp cùng pha, điều kiện để tại điểm M cách các nguồn

d1, d2 dao động với biên độ cực tiểu là

A. d2 – d1 = kλ/2. B. d2 – d1 = (2k + 1)λ/2.

C. d2 – d1 = kλ. D. d2 – d1 = (2k + 1)λ/4.

Câu 13: Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp A, B cùng pha, điều kiện để tại điểm M cách các

nguồn d1, d2 dao động với biên độ cực đại là

02. GIAO THOA SÓNG CƠ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!