Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài giảng Kết Cấu Bê Tông theo 22TCN 272-05 CHƯƠNG1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bài giảng Kết Cấu Bê Tông theo 22TCN 272-05
1
CHƯƠNG1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT
THÉP
1.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
1.1.1. Thực chất của bê tông cốt thép
Bê tông cốt thép là một loại vật liệu xây dựng hỗn hợp do hai vật liệu th ành phần có tính chất
cơ học khác nhau là bê tông và thép cùng cộng tác chịu lực với nhau một cách hợp lý và kinh tế.
Bê tông là một loại đá nhân tạo thành phần bao gồm cốt liệu (cát, đá) và chất kết dính (xi
măng, nước ...). Bê tông có khả năng chịu nén tốt, khả năng chịu kéo rất kém.
Thép là vật liệu chịu kéo hoặc chịu nén đều tốt. Do vậy người ta thường đặt cốt thép vào trong
bê tông để tăng cường khả năng chịu lực cho kết cấu từ đó tạo ra bê tông cốt thép .
Để thấy được sự cộng tác chịu lực giữa bê tông và cốt thép ta xem thí nghiệm:
- Uốn một dầm bê tông như trên hình 1.1a ,trên dầm chia thành hai vùng rõ rệt là vùng kéo và
vùng nén. Khi ứng suất kéo trong bê tông fct vượt quá cường độ chịu kéo của bê tông thì vết nứt sẽ
xuất hiện, vết nứt di dần lên phía trên và dầm bị gãy khi ứng suất trong bê tông vùng nén còn khá nh ỏ
so với cường độ chịu nén của bê tông. Dầm bê tông chưa khai thác hết được khả năng chịu nén tốt của
bê tông, khả năng chịu mô men của dầm nhỏ.
- Với một dầm như trên được đặt một lượng cốt thép hợp lý vào vùng bê tông chịu kéo hình
1.1b, khi ứng suất kéo fct vượt quá cường độ chịu kéo của bê tông thì vết nứt cũng sẽ xuất hiện.
Nhưng lúc này dầm chưa bị phá hoại, tại tiết diện có vết nứt lực kéo hoàn toàn do cốt thép chịu, chính
vì vậy ta có thể tăng tải trọng cho tới khi ứng suất trong cốt thép đạt tới giới hạn chảy hoặc bê tông
vùng nén bị nén vỡ.
Hình 1.1 Dầm bê tông và bê tông cốt thép