Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài Giảng Kế Toán Ngân Sách
PREMIUM
Số trang
209
Kích thước
2.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1355

Bài Giảng Kế Toán Ngân Sách

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2022

TS. ĐOÀN THỊ HÂN - TS. LƯU THỊ THẢO

READING 3

KÕ TO¸N NG¢N S¸CH

TS. ĐOÀN THỊ HÂN, TS. LƯU THỊ THẢO

BÀI GIẢNG

KẾ TOÁN NGÂN SÁCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2022

i

LỜI MỞ ĐẦU

Môn Kế toán Ngân sách là môn học trong khung chương trình đào tạo các

ngành kinh tế của Trường Đại học Lâm nghiệp. Đây là môn học sẽ phục vụ cho sinh

viên khi ra trường làm kế toán tại các Kho bạc nhà nước, thực chất nội dung được

đề cập trong môn học này là các nghiệp vụ về kế toán ngân sách nhà nước và

nghiệp vụ Kho bạc nhà nước. Mục tiêu của môn học nhằm trang bị cho sinh viên

những kiến thức cơ bản và kỹ năng hạch toán về ngân sách nhà nước và các nghiệp

vụ trong Kho bạc Nhà nước.

Hiện tại chưa có bài giảng chuẩn hóa nào được cập nhật theo chế độ kế toán

mới và được công bố để phục vụ cho quá trình học tập của sinh viên, vì vậy việc

biên soạn một bài giảng thống nhất và gắn với các nội dung trong đề cương chi tiết

môn học để làm tài liệu học tập là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Bài giảng môn

Kế toán Ngân sách này được cập nhật và biên soạn theo thông tư số 77/2017/TT￾BTC, thông tư số 19/2020/TT-BTC, Công văn số 3545/KBNN-KTNN ngày 01

tháng 7 năm 2020.

Bài giảng gồm có 6 chương với nội dung cơ bản từng chương như sau:

- Chương 1: Những vấn đề chung về Kế toán ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc

Nhà nước. Trong chương này giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về ngân sách nhà

nước và các nghiệp vụ kho bạc nhà nước;

- Chương 2: Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán liên kho bạc. Trong chương

này, trình bày trình tự kế toán với các nghiệp vụ về vốn bằng tiền và các phạm vi

thanh toán liên kho bạc;

- Chương 3: Kế toán ngân sách nhà nước. Trong chương này, sẽ đi sâu vào

quy trình hạch toán các nghiệp vụ về dự toán thu chi NSNN, kế toán các khoản thu,

chi NSNN và kế toán ghi thu ghi chi, cân đối thu chi NSNN;

- Chương 4: Kế toán vay nợ của nhà nước thông qua Kho bạc Nhà nước.

Trong chương này sẽ tập trung vào kế toán các nghiệp vụ vay nợ của Nhà nước

thông qua KBNN, chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ vay nợ trong nước và vay nợ

nước ngoài;

- Chương 5: Kế toán tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước. Trong chương này đi sâu

vào nội dung hạch toán kế toán tài khoản tiền gửi và kế toán các quỹ từ NSNN;

- Chương 6: Báo cáo tài chính.

ii

Bài giảng Kế toán Ngân sách Nhà nước do tập thể tác giả khoa Kinh tế và

QTKD biên soạn bao gồm:

- TS. Đoàn Thị Hân biên soạn chương 1, 2, 3;

- TS. Lưu Thị Thảo biên soạn chương 4, 5, 6.

Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, tập thể các tác giả đã có nhiều cố gắng

để bài giảng đảm bảo được tính khoa học, hiện đại và gắn liền với thực tiễn Việt

Nam. Tuy nhiên, bài giảng khó tránh khỏi những khiếm khuyết về mặt nội dung và

hình thức. Nhóm tác giả kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa

học, các thầy giáo, cô giáo và sinh viên trong quá trình sử dụng để bài giảng được

hoàn thiện hơn.

iii

MỤC LỤC

Lời mở đầu...................................................................................................................................i

Mục lục...................................................................................................................................... iii

Danh mục từ viết tắt................................................................................................................ vii

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

VÀ NGHIỆP VỤ KHO BẠC NHÀ NƯỚC........................................................................1

1.1. Một số vấn đề chung về Ngân sách nhà nước và Kho bạc nhà nước .............. 1

1.1.1. Ngân sách nhà nước.................................................................................. 1

1.1.2. Kho bạc nhà nước ..................................................................................... 1

1.2. Đối tượng và nhiệm vụ kế toán ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.. 3

1.2.1. Khái niệm Kế toán Ngân sách nhà nước................................................... 3

1.2.2. Đối tượng của Kế toán Ngân sách nhà nước............................................ 3

1.2.3. Nhiệm vụ của kế toán Ngân sách nhà nước .............................................. 4

1.3. Đặc điểm và nội dung công tác Kế toán Ngân sách nhà nước và nghiệp vụ

KBNN ..................................................................................................................... 5

1.3.1. Đặc điểm.................................................................................................... 5

1.3.2. Nội dung .................................................................................................... 5

1.4. Tổ chức công tác kế toán kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ KBNN 7

1.4.1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán ........................................................... 7

1.4.2. Tổ chức hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán ............................................. 10

1.4.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán.................................................................... 16

1.5. Tổ chức bộ máy kế toán ngân sách nhà nước và nghiệp vụ KBNN.............. 18

Câu hỏi ôn tập chương 1......................................................................................................... 20

Chương 2. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ THANH TOÁN LIÊN KHO BẠC 21

2.1. Yêu cầu về kế toán vốn bằng tiền.................................................................. 21

2.2. Kế toán tiền mặt............................................................................................. 21

2.2.1. Chứng từ kế toán và tài khoản kế toán.................................................... 21

2.2.2. Phương pháp kế toán tiền mặt ................................................................ 22

2.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng ............................................................................ 28

2.3.1. Chứng từ và tài khoản kế toán ................................................................ 28

2.3.2. Phương pháp kế toán .............................................................................. 29

iv

2.4. Kế toán thanh toán Liên Kho bạc ...................................................................34

2.4.1. Những vấn đề chung về thanh toán Liên Kho bạc ...................................34

2.4.2. Phương pháp kế toán ...............................................................................37

Câu hỏi ôn tập chương 2......................................................................................................... 41

Bài tập thực hành chương 2.................................................................................................... 42

Chương 3. KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC....................................................... 45

3.1. Kế toán dự toán NSNN...................................................................................45

3.1.1. Quy trình xây dựng dự toán .....................................................................45

3.1.2. Nguyên tắc xây dựng dự toán...................................................................45

3.1.3. Chứng từ kế toán và tài khoản kế toán ....................................................47

3.1.4. Trình tự kế toán........................................................................................48

3.2. Kế toán thu Ngân sách Nhà nước ...................................................................51

3.2.1. Khái niệm, nguồn hình thành và phương thức thu ngân sách nhà nước .51

3.2.2. Chứng từ sử dụng.....................................................................................52

3.2.3. Tài khoản kế toán sử dụng .......................................................................53

3.2.4. Phương pháp kế toán ...............................................................................55

3.3. Kế toán chi Ngân sách Nhà nước ...................................................................67

3.3.1. Hình thức cấp phát ngân sách và chứng từ sử dụng................................67

3.3.2. Tài khoản kế toán.....................................................................................67

3.3.3. Phương pháp kế toán ...............................................................................72

3.4. Kế toán ghi thu ghi chi Ngân sách Nhà nước.................................................81

3.4.1. Chứng từ kế toán sử dụng ........................................................................81

3.4.2. Tài khoản kế toán.....................................................................................81

3.4.3. Phương pháp kế toán ...............................................................................82

3.5. Kế toán cân đối thu chi Ngân sách Nhà nước ................................................84

3.5.1. Nguyên tắc xử lý.......................................................................................84

3.5.2. Phương pháp hạch toán ...........................................................................84

Câu hỏi ôn tập chương 3......................................................................................................... 90

Bài tập thực hành chương 3.................................................................................................... 92

Chương 4. KẾ TOÁN VAY NỢ CỦA NHÀ NƯỚC THÔNG QUA KHO BẠC

NHÀ NƯỚC........................................................................................................................... 99

4.1. Những vấn đề chung về kế toán vay nợ .........................................................99

4.1.1. Trái phiếu Chính phủ, phương thức phát hành và thanh toán ................99

v

4.1.2. Nguyên tắc kế toán vay nợ .................................................................... 103

4.2. Kế toán vay nợ trong nước .......................................................................... 105

4.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng ..................................................................... 105

4.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng .................................................................... 105

4.2.3. Phương pháp kế toán ............................................................................ 109

4.3. Kế toán vay nợ nước ngoài.......................................................................... 120

4.3.1. Nguyên tắc kế toán ................................................................................ 120

4.3.2. Chứng từ, tài khoản, sổ kế toán sử dụng............................................... 120

4.3.3. Phương pháp kế toán ............................................................................ 121

Câu hỏi ôn tập chương 4....................................................................................................... 123

Bài tập thực hành chương 4.................................................................................................. 124

Chương 5. KẾ TOÁN TIỀN GỬI TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC............................ 126

5.1. Những vấn đề chung về kế toán tiền gửi tại Kho bạc nhà nước.................. 126

5.1.1. Mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước .................................. 126

5.1.2. Phân loại tài khoản của các đơn vị, tổ chức mở tại KBNN .................. 127

5.2. Kế toán tiền gửi đơn vị, các quỹ tại Kho bạc Nhà nước.............................. 128

5.2.1. Nguyên tắc hạch toán tiền gửi đơn vị tại KBNN................................... 128

5.2.2. Chứng từ và tài khoản kế toán .............................................................. 129

5.2.3. Phương pháp kế toán tiền gửi đơn vị tại KBNN ................................... 130

5.3. Kế toán tiền gửi tạm thu, tạm giữ tại Kho bạc nhà nước............................. 137

5.3.1. Nguyên tắc hạch toán............................................................................ 137

5.3.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng ............................................................. 137

5.3.3. Phương pháp kế toán tiền gửi tạm thu, tạm giữ tại KBNN................... 139

Câu hỏi ôn tập chương 5....................................................................................................... 144

Bài tập thực hành chương 5.................................................................................................. 145

Chương 6. BÁO CÁO TÀI CHÍNH................................................................................ 147

6.1. Những vấn đề chung về báo cáo tài chính, báo cáo quản trị đối với Kho bạc

nhà nước.............................................................................................................. 147

6.1.1. Những vấn đề chung về Báo cáo tài chính tại Kho bạc nhà nước........ 147

6.1.2. Những vấn đề chung về báo cáo quản trị tại Kho bạc nhà nước.......... 149

6.2. Báo cáo tài chính.......................................................................................... 149

6.2.1. Báo cáo tổng hợp dự toán ..................................................................... 149

6.2.2. Báo cáo tổng hợp thu và vay của NSNN ............................................... 151

vi

6.2.3. Báo cáo tổng hợp chi ngân sách ............................................................152

6.2.4. Báo cáo chi chương trình mục tiêu quốc gia .........................................154

6.2.5. Báo cáo sử dụng kinh phí.......................................................................154

6.2.6. Báo cáo vay, trả nợ ................................................................................156

6.2.7. Báo cáo ghi thu, ghi chi vốn ngoài nước ...............................................157

6.3. Báo cáo quản trị............................................................................................158

6.3.1. Báo cáo nhanh........................................................................................158

6.3.2. Báo cáo quản trị nghiệp vụ KBNN.........................................................159

Câu hỏi ôn tập chương 6.......................................................................................................160

Tài liệu tham khảo.................................................................................................................161

Phụ lục ....................................................................................................................................162

vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

ANQP An ninh Quốc phòng

AP Phân hệ quản lý chi

AR Phân hệ quản lý thu

CQTC Cơ quan tài chính

CTSD Chứng từ sử dụng

ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản

GBC Giấy báo có

GBN Giấy báo nợ

GL Phân hệ sổ cái

HĐNV Hoạt động nghiệp vụ

KBNN Kho bạc nhà nước

LCC Lệnh chuyển có

LCN Lệnh chuyển Nợ

NHNN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSNN Ngân sách nhà nước

SGD Sở giao dịch

TK Tài khoản

TKTG Tài khoản tiền gửi

TTĐT Thanh toán điện tử

UBND Ủy ban nhân dân

UNC Ủy nhiệm chi

viii

1

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

VÀ NGHIỆP VỤ KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1. Một số vấn đề chung về Ngân sách nhà nước và Kho bạc nhà nước

1.1.1. Ngân sách nhà nước

1.1.1.1. Khái niệm

Theo khoản 14, Điều 4, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015: Ngân sách nhà

nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước đã được các cơ quan có thẩm quyền

quyết định và được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và

nhiệm vụ của nhà nước.

1.1.1.2. Hệ thống Ngân sách nhà nước Việt Nam

Hệ thống Ngân sách nhà nước gồm 4 cấp: Ngân sách trung ương, ngân sách

tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã. Được mã hóa theo thứ tự: 1, 2, 3, 4. Ngân

sách cấp trên bổ sung, hỗ trợ cho cấp dưới, một số khoản thu ở cấp dưới điều tiết về

ngân sách cấp trên theo quy định phân cấp và quản lý nguồn thu.

1.1.2. Kho bạc nhà nước

1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

* Chức năng

- KBNN là tổ chức thuộc Bộ tài chính.

- Quản lý nhà nước về quỹ ngân sách, các quỹ tài chính Nhà nước và các quỹ

khác của Nhà nước được giao theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc huy động vốn cho Ngân sách nhà nước, cho đầu tư phát triển.

* Nhiệm vụ

- KBNN quản lý quỹ.

- Hạch toán kế toán Ngân sách nhà nước.

- Thực hiện một số dịch vụ tín dụng Nhà nước.

- Tổ chức huy động vốn trong nước và ngoài nước cho Ngân sách nhà nước và

cho đầu tư phát triển.

- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các đơn vị thuộc hệ thống KBNN theo đúng

quy định.

2

1.1.2.2. Tổ chức bộ máy hệ thống KBNN

KBNN được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, thành hệ thống dọc

từ Trung ương đến địa phương, theo đơn vị hành chính, có cơ cấu tổ chức như sau:

Sơ đồ 1.1. Hệ thống KBNN Việt Nam

1.1.2.3. Mối quan hệ trong hạch toán kế toán tại KBNN với các đối tượng giao dịch

- Tổng Giám đốc KBNN xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch, ban

hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các đơn

vị KBNN.

- Sở Giao dịch KBNN, KBNN tỉnh, huyện thực hiện nhiệm vụ và chịu sự lãnh

đạo của KBNN cấp trên.

- Giữa hai đơn vị KBNN thường có quan hệ phối hợp thanh toán.

- KBNN địa phương chịu sự chỉ đạo của UBND cùng cấp.

- KBNN địa phương tham mưu, đề xuất, kiến nghị với UBND cùng cấp về

quản lý, điều hành NSNN.

- KBNN có mối quan hệ phối hợp công tác chặt chẽ với các CQTC trên cùng

địa bàn.

- KBNN mở TK tại ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại nhà nước,

đồng thời tham gia thanh toán như một ngân hàng.

- KBNN tạo điều kiện để các tổ chức và cá nhân có quan hệ với NSNN giao

dịch được đúng theo quy định của pháp luật.

- Quan hệ về tài khoản:

+ Ngân sách Trung ương: Mở tài khoản tại tất cả các KBNN;

+ Ngân sách tỉnh: Mở tài khoản tại tất cả các KBNN thuộc tỉnh;

+ Ngân sách huyện, xã: Mở tài khoản tại KBNN huyện trực thuộc.

3

1.2. Đối tượng và nhiệm vụ kế toán ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

1.2.1. Khái niệm Kế toán Ngân sách nhà nước

Kế toán Ngân sách nhà nước là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát,

phân tích và cung cấp thông tin về tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN, tình

hình thu chi NSNN, tình hình nợ và xử lý nợ của nhà nước, các loại tài sản do

KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN.

1.2.2. Đối tượng của Kế toán Ngân sách nhà nước

Do Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước đã được

các cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo

thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Đồng thời xuất phát từ chức

năng, nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước. Nên đối tượng của Kế toán NSNN bao gồm:

- Tiền và các khoản tương đương tiền;

- Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) theo các cấp ngân sách, các

khoản thu, chi các quỹ tài chính khác của Nhà nước;

- Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN;

- Các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;

- Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN;

- Dự toán và phân bổ dự toán kinh phí các cấp;

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn;

- Các loại tài sản của Nhà nước được quản lý tại KBNN.

Như vậy, đối tượng của Kế toán NSNN không giống đối tượng kế toán trong

doanh nghiệp sản xuất như: Tài sản cố định, nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa...

Đối tượng của Kế toán NSNN luôn gắn trực tiếp với các khoản thu chi của nhà

nước, các khoản thanh toán liên quan đến quỹ Ngân sách nhà nước.

Kho bạc nhà nước Việt Nam hiện nay là đơn vị quản lý tiền của Chính phủ.

Điều này thể hiện ở chỗ mọi khoản thu chi của Ngân sách nhà nước đều phải thực

hiện qua KBNN. Các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách đều phải mở tài khoản

giao dịch tại KBNN. Điều này quyết định đến nội dung và phương pháp hạch toán

Kế toán NSNN.

4

1.2.3. Nhiệm vụ của kế toán Ngân sách nhà nước

Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống về

tình hình quản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp; tình hình thực hiện thu,

chi NSNN các cấp; các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; các loại tài

sản do KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN, bao gồm:

- Dự toán chi Ngân sách nhà nước;

- Các khoản thu, chi NSNN các cấp;

- Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN;

- Các quỹ tài chính, nguồn vốn có mục đích;

- Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đứng tên cá nhân (nếu có);

- Các loại vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương

đương tiền;

- Các khoản tạm ứng, cho vay, thu hồi vốn vay và vốn khác của KBNN;

- Các tài sản quốc gia, kim khí quí, đá quí và các tài sản khác thuộc trách

nhiệm quản lý của KBNN;

- Các hoạt động giao dịch, thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;

- Các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN;

- Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các

chế độ, quy định khác của Nhà nước liên quan đến thu, chi Ngân sách nhà nước,

vay và trả nợ vay của NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong phạm vi nhiệm

vụ, quyền hạn của KBNN;

- Chấp hành chế độ báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị theo quy định;

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết,

theo yêu cầu về việc khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu kế toán trên cần thiết theo

phân quyền và quy định khai thác dữ liệu, trao đổi và cung cấp thông tin giữa các

đơn vị trong ngành Tài chính với các đơn vị liên quan theo quy định; đảm bảo cung

cấp kịp thời thông tin kế toán phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết toán Ngân

sách nhà nước, công tác quản lý nợ và điều hành các hoạt động nghiệp vụ của các

cơ quan tài chính và hệ thống KBNN.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!