Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

bài giảng hạch toán và phân tích kinh tế ptdl
PREMIUM
Số trang
176
Kích thước
7.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1056

bài giảng hạch toán và phân tích kinh tế ptdl

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÀI GiẢNG

HẠCH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH

TẾ

Người biên soạn: PGS.TS. Ngô Thị Thuận

TS. Lê Thị Long Vỹ

TS. Nguyễn Thị Thu Huyền

Bộ môn: Phân tích định lượng

Mã học phần: KT07081

Số tín chỉ: Tổng số TC (2 TC)

Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập: 90

+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 10

+ Làm bài tập trên lớp: 10

+ Thảo luận trên lớp: 10

+ Thực hành trong phòng thí nghiệm:0

+ Thực tập thực tế ngoài trường:0

+ Tự học: 60

Đơn vị phụ trách học phần: Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa

Kinh tế và PTNT

Là học phần: bắt buộc

Học phần học trước: Nguyên lý thống kê kinh tế

Thông tin về học phần

II. Thông tin về đội ngũ giảng viên

(1). Ngô Thị Thuận, PGS.TS., [email protected] , DĐ:

0912 238 633

(2). Trần Đình Thao, PGS.TS. [email protected]; DĐ: 0915

078 946

(3). Lê Long Vỹ; TS. [email protected];

DĐ: 01216 187 365

(4). Nguyễn Hữu Nhuần,TS. [email protected]; DĐ:

0913 095 647

(5) Phạm Văn Hùng, [email protected]; DĐ: 0907

435 851

(6) Nguyễn Thị Thu Huyền, TS. [email protected];

DĐ 0983584759

III. Mục tiêu học phần

❖Về kiến thức: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ

bản về ghi chép ban đầu, hạch toán thống nhất, vai trò,

nhiệm vụ, nội dung của hạch toán và phân tích kinh tế

❖Về kỹ năng: Học viện được thực hành và sử dụng các kỹ

năng thiết kế, tổ chức ghi chép, tính toán và sử dụng phân

tích các chủ đề trong kinh tế ngành, tổ chức kinh tế như

doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình.

❖Về thái độ: Học viên được rèn luyện tính trách nhiệm,

chăm chỉ, cẩn thận, ngăn nắp, chính xác, chủ động trong

học tập, làm việc và phục vụ cơ quan.

VI. Tài liệu học tập

(1). Bài giảng và bài tập do giảng viên biên soạn.

(2). Taì liệu giảng dạy kinh tế Fulbright (2011-2013 ):

Phân tích báo cáo tài chính

(3). Nguyễn Thị Thành Huyền và Cộng sự (2009): Bài giảng Phân tích kinh tế và Dự báo

(4). Nguyễn Trọng Hoài (2009): Phương pháp phân

tích kinh tế. Tài liệu tham khảo giảng dạy cho

chương trình Kinh tế Fulbright (2011-2013 ).

(5). Ngô Thị Thuận (2005): Giáo trình nguyên lý thống

kê kinh tế. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 2005.

(6). Thủ tướng chính phủ (2010): Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 2 tháng 6 năm 2010 về hệ thống chỉ tiêu quốc gia.

(7). Phạm Thị Mỹ Dung (1996): Phân tích kinh tế nông

nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ HẠCH TOÁN

& PHÂN TÍCH KINH TẾ

1.1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU

* Khái niệm và mục đích

Hoạt động kinh tế (hoạt động sản xuất)

- Quá trình hoạt động của con người để tạo ra sản phẩm vật chất hay dịch vụ hữu

ích nhằm thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân và xã hội.

- Phải tiêu hao những chi phí nhất định.

- Hoạt động kinh tế của đơn vị chính là căn cứ để xếp đơn vị kinh tế vào ngành kinh

tế thích hợp.

❖Hoạt động kinh tế chủ yếu (gọi tắt là hoạt động

chính) :

➢Sử dụng vốn nhiều nhất

➢Góp giá trị tăng thêm của toàn đơn vị nhiều nhất

➢Theo quy định giá trị sản xuất chiếm trên 2/3 tổng

giá trị sản xuất của đơn vị.

❖Hoạt động kinh tế phụ (gọi tắt là hoạt động phụ)

là các hoạt động sản xuất kinh doanh khác ngoài

hoạt động chính của đơn vị cơ sở.

Đơn vị kinh tế cơ sở: là một chủ thể kinh tế nhỏ nhất

không phân biệt đơn vị cơ sở thuộc thành phần kinh tế

nào hay khu vực thể chế nào, hạch toán kinh tế độc lập

➢ Xí nghiệp, công ty hay tổng công ty hạch toán kinh tế độc lập

nhưng dưới các xí nghiệp, công ty hay tổng công ty còn có các

đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc

➢ Cơ quan nhà nước, tổ chức hiệp hội, tổ chức kinh tế tập thể

có tư cách pháp nhân là đơn vị kinh tế cơ sở.

➢ Mỗi hộ gia đình như hộ nông dân, hộ tiểu thủ công nghiệp, hộ

buôn bán nhỏ, v.v… cũng là đơn vị cơ sở.

❖Hạch toán và Phân tích kinh tế

Hạch toán và phân tích kinh tế là quá trình nghiên cứu,

đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp,

phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Bởi vì:

✓Các đơn vị kinh tế hoạt động trong nền kinh tế tuân theo

các quy luật

✓Chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố (chủ quan, khách quan,

bên trong, bên ngoài)

✓ Môi trường cạnh tranh, cần có quyết định đúng

✓Cần có thông tin để ra quyết định

✓Phân tích kinh tế nhằm cung cấp thông tin nhiều khía cạnh,

góc độ để tìm phương án tốt nhất

Nội dung nhiệm vụ của phân tích kinh tế

a. Kiểm tra và đánh giá thường xuyên, toàn diện tình

hình và kết quả hoạt động của đơn vị trong việc thực

hiện các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng.

b. Đánh gía tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn,

TSCĐ. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu

và tìm nguyên nhân.

c. Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ chính sách và

luật pháp Nhà nước.

d. Phát hiện và đề ra các biện pháp khắc phục những tồn

tại yếu kém của đơn vị cũng như khai thác khả năng

tiềm tàng của đơn vị để phát triển.

e. Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh theo các

mục tiêu đã định.

Ý nghĩa và vai trò của HT& PTKT

a) Phân tích Kinh tế giúp cho việc ra quyết định đúng đắn

hơn, nó là công cụ quản lý không thể thiếu của nhà quản

trị trong nền kinh tế thị trường.

b) Phân tích Kinh tế là công cụ để đánh giá tiến trình thực

hiện các định hướng và chương trình dự kiến đề ra.

c) Là cơ sở để đơn vị tranh thủ các nguồn tài trợ, đầu tư

bên ngoài.

d) Chứng minh sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng

khi đơn vị tham gia đấu thầu, xuất khẩu hàng hóa dịch

vụ, tham gia vào thị trường chứng khoán.

e) Phát hiện những thiếu sót, bất hợp lý của các chế độ

chính sách và kiến nghị Nhà nước hoàn chỉnh.

Yêu cầu của HT&PTKT

❖Đối với nhà quản trị cũng như là những nhà đầu

tư, người lao động trong các đơn vị kinh tế cơ sở

phân tích kinh tế có ý nghĩa thiết thực khi:

- Thông tin số liệu phải đầy đủ, chính xác và được

cập nhật (được hạch toán)

- Có phương pháp luận và phương pháp phân tích

phù hợp với từng yêu cầu cụ thể.

- Các chỉ tiêu tính toán, các nhân tố ảnh hưởng phải

được xem xét kỹ lưỡng. Kết quả phân tích cần

được đối chiếu với cơ sở ngành hoặc đơn vị tiêu biểu.

- Cán bộ phân tích có trình độ chuyên môn tốt, khách

quan và trung thực.

- Được tiến hành định kỳ, thường xuyên theo kế

hoạch.

- Được công khai phổ biến đến tập thể CB-NV và các

nhà đầu tư.

Tổ chức công tác phân tích kinh tế

Công việc

chuẩn bị

- Chọn loại phân tích: định kỳ hay thời điểm, phân xưởng hay

toàn đơn vị, chuyên đề hay tổng hợp…

- Lập kế hoạch phân tích: Nội dung; Phạm vi; Thời gian tiến

độ; Phương pháp; Phân công trách nhiệm; Dự toán kinh phí

cần thiết.

- Thu thập tài liệu, kiểm tra tính hợp pháp và chính xác của

thông tin

Tiến hành

phân tích

Bước 1: Phân tích, thực hiện các chỉ tiêu

Bước 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng

Bước 3: Rút ra nhận xét, đề xuất giải pháp kinh tế - kỹ thuật

Viết báo cáo

tổng hợp

Phần 1: Nêu các đặc điểm chung và từng mặt hoạt động

Phần 2: Tính toán các chỉ tiêu. Đánh giá mức độ thực hiện kế

hoạch, so với kỳ gốc, kỳ trước… và xem xét các nhân tố ảnh

hưởng, tìm ra nguyên nhân, chỉ ra tiềm năng có thể khai thác

Phần 3: Đề xuất biện pháp, kiến nghị, trình bày báo cáo công

khai trong cuộc họp của đơn vị

1.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUỒN TÀI LIỆU

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!