Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài giảng đăng ký thống kê đất đai
PREMIUM
Số trang
107
Kích thước
48.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1110

Bài giảng đăng ký thống kê đất đai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bộ CĨÁO DỤC VÀ ĐẢO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NGUYỄN THỊ LỢI

BÀI GIẢNG

ĐĂNG KÝ THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên, năm 2011

CHƯƠNG I

TỎNG QUAN VẺ ĐẢNG KÝ ĐÁT ĐAI

1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÃNG KÝ ĐÁT ĐAI

/ . / Ề/. Khái niệm

Trong thực tế cùa đời sống kinh tế xã hội có nhiều hoạt động phải thực hiện quá trình

đăng ký khi phát sinh một sự việc, vấn đề nào đó có liên quan đến pháp lý về mặt xã hội,

như: Đăng ký hộ khẩu, khai sinh, chứng tử, đăng ký kết hôn, nhận con nuôi... hay sự phát

sinh các hoạt động cỏ liên quan đến vấn đề pháp lý về mặt kinh tế, như: đăng ký kinh doanh,

đăng ký hoạt động dịch vụ, đăng ký iao động... cũng như việc phát sinh những nhu cầu sờ

hữu hoặc sử dụng tài sản, như: đăng ký bàn quyền, thương hiệu, đăng ký sử dụng xe, tàu,

thuyền, đăng ký đất đai, bất động sản...; hay ngoài ra còn phát sinh những nhu cầu khác

như: đăng ký nghĩa vụ quân, đãng ký nhập học, tham gia hoạt động sinh hoạt có tổ chức

vv... Trong các công việc phái đăng ký nói trên có những công việc bắt buộc phải đăng ký

với cơ quan nhà nước (như đăng ký hộ tịch, đăng ký nghĩa vụ quân sự, đảng ký kinh

d o a n h .s o n g cũng có nhiều việc đăng ký theo tự nguyện của người có nhu cầu.

Như vậy, Đăng ký thường được hiểu là công việc của một cơ quan nhà nước hoặc

một to chức, cá nhân nào đó thực hiện việc ghi nhận hay xác nhận về một sự việc hoặc một

tài sản nhằm đàm bảo quvển lợi nghĩa vụ cùa người được đăng kỷ cũng như tổ chức, cá

nhãn đứng ra thực hiện việc đăng kỷ.

Theo quy định cùa bộ Luật dân sự và Luật đất đai thì việc đăng ký đất được thực hiện

đối với toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước (gồm cà đất chưa giao quyền sử dụng) và yêu

cầu bắt buộc mọi đối tượng sừ dụng đất trong các trường hợp như: đang sử dụng đất chưa

đăng ký mới được giao đất, cho thuê đất sử dụng, được nhà nước cho thay đồi mục đích sử

dụng chuyển quyền sừ dụng đất hay thay đồi nội dung quyền sử dụng đất đã đăng ký khác.

Có thể thấy đăng ký đất là mội yêu cầu mà người sử dụng đất phải thực hiện với cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền. Hay nói cách khác đăng ký đất là một thủ tục hành chinh do cơ

quan Nhà nước thực hiện với các đối tượng là tồ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất.

Đãng ký đất thực chất là đăng tcý’ qin'en sử dụng đắt, đây là một thủ tục hành chính do cơ

quan nhà nước thực hiện đối với các đổi tượng là các tồ chức, hộ gia đình và cá nhân sừ dụng đất.

Hoạt động đăng ký đất là quá trình thực hiện các công việc nhàm thiết lập hồ sơ dịa chính

đẩy đú cho toàn bộ đất đai trên phạm vi hành chính cùa từng xã, phường, thị trấn trong cà nước và

cấp GCNQSD đắt cho những người sử dụng đất có dầy dù diều kiện, từ đó làm cơ sớ cơ bản

để Nhà nước quàn lý chặt chẽ toàn bộ dắt đai theo đúng pháp luật. Đồng thời, đây cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

là cơ sở pháp lý quan trọng để thiết lập mối quan hệ hợp pháp giữa người sử dụng đất

và Nhà nước, tạo điều kiện cho họ thực hiện các giao dịch về nhà đất trên thị trường bất

động sản cũng nhu việc thực hiện các quyền năng gắn liền với quyền sử dụng đất. Đăng

ký quyền sử đụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất là một trong 13 nội dung

quản lý Nhà nước về đất đai quy định tại Điều 6 Luật đất đai 2003.

Do vậy chúng ta cỏ thể khái niệm về đăng ký đất đai như sau:

Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đù và cấp

GCNQSD đất cho người sứ dụng đắt hợp pháp nhằm xác lập moi quan hệ pháp lý đầy đủ

giữa Nhà nước và người sừ dụng đất, làm cơ sở đế Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đa!

đaì theo pháp luật và bào vệ quyển lợi hợp pháp của người sử dụng đất.

Tuy nhiên, đăng ký đất đai không chì dừng lại ở việc hoàn thành công tác lập hồ

sơ địa chính v à cấp GCNQSD đất. Mà trong quá trình vận động, phát triển sôi động của

đời sổng kinh tế - xã hội, tất yếu dẫn đến những biến động về đất đai ngày càng đa dạng

dưới nhiều hình thức khác nhau như: giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển đổi,

chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất... Vì vậy đăng

ký đấi không chỉ dừng lại ờ việc hoàn thành lập hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận ban

đầu mà đăng ký đất phải được thực hiện thường xuyên, liên tục ở mọi nơi, mọi lúc để

đảm bảo cho hồ sơ địa chính luôn phàn ánh đúng, kịp thời hiện trạng quá trình sử dụng đất.

Đăng ký đất đai là việc thực hiện một trong những quyền cơ bản của người sử dụng

đất, tuỳ theo qui mô và mức độ của công việc về đăng ký đất trong từng thời kỳ và theo quy

định tại Điều 46 Luật đất đai 2003 có hai trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất :

* Giai đoạn 1 : Đăng ký đất đai ban đầu, cấp GCNQSD đắt

Đăng ký ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu tiên trên phạm vi cả nước để thiết

lập hệ thống hồ sơ địa chính cho toàn bộ đất đai đối với những người đang sử dụng đất

nhưng chưa kê khai đăng ký quyền sứ dụng đất và chưa được cấp GCNQSD đất và quyền sờ

hữu nhà ờ. Đăng ký ban đầu là dể xem xét cấp GCNQSD đất cho tất cả các chủ sử dụng đất

đu điều kiện.

Đăng ký đất lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau:

+ Được Nhà nước giao đất. cho thuê đất đề sừ dụng;

+ Người đang sử dụng đất mà thửa đất đó chưa được cấp GCNQSD đất.

*ế Giai đoạn 2 : Dăng kỷ biển động đất đai

Đăng ký biến động được thực hiện tại địa phương khi đã hoàn thành công tác đăng ký đất

ban đầu và đã cấp GCNQSD đất và quyền sở hữu nhà ờ trong các trường hợp có nhu cầu thay đổi

nội dung cùa hồ sơ địa chính đã thiết lập như thay đổi mục đích sử dụng, loại đất sứ dụng diện

tích sư dụng, thay đối chú sứ dụng đất...

2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đăng ký biên động vê sử dụng đất được thực hiện đối với người sử dụng thửa đất đã

được câp GCNQSD đât mà có thay đổi về việc sử dụng đất trong các trường hợp sau:

+ Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,

thừa kê, tặng cho quyền sừ dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

+ Người sử đụng đất được phép đồi tên;

+ Có thay đổi về hinh dạng, kích thước, diện tích thửa đất;

+ Chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;

+- Chuyên đôi từ hình thức Nhà nước cho thuê đất sang hình thức Nhà nước giao đất có

thu tiền sừ dụng đất;

+ Có thay đôi về những hạn chế quyền của người sừ dụng đất;

+ Nhà nước thu hồi đất.

1.1.2Ề Vai trò của đăng kỷ đất đai

/. ỉ.2ế 1. Đăng ký đất là cơ sở để bão vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai

Điều 17 Hiển pháp năm 1992 quy định: ‘Đắt đai, rừng núi, sóng hồ, nguồn nước, tài

nguyên trong lóng đất, nguôn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời mà pháp luật quy định là

của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân và theo Điều 5 Luật đất đai năm 2003 quy định.

“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu Như vậy, ờ nước ta đất đai

thuộc sờ hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý nhằm đàm bảo

việc quản lý và sừ dụng đất một cách đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất.

Đất đai thuộc sờ hữu toàn dân có nghĩa là nhà nước không thừa nhận chế độ sờ hữu tư

nhân hoặc bất kỳ hinh thức sờ hữu nào khác ngoài hinh thức sờ hữu toàn dân. Quyền sở hữu

toàn dân đối với đất đai là quyền sờ hữu duy nhất và tuyệt đối. Nhà nước đại diện chủ sờ

hữu toàn dân về đất đai vi Nhà nước ta là Nhà nước cua dân, do dân và vì dân. Nhà nước đại

diện cho cho lợi ích cùa nhân dân và có đủ công cụ, sức mạnh và phương tiện để thay mặt

nhân dân thực hiện quyền sở hữu về đất đai. Nhà nước chi giao quyền sừ dụng đất cho các tô

chức hộ gia đình, cá nhân khi có nhu cầu. Người sử dụng đất được hường quyền lợi và có

trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ sử dụng đất theo các quy định của pháp luật.

Báo vệ chế độ sờ hữu toàn dân về đất đai thực chai là việc bảo vệ iợi ích hợp pháp cùa

người sứ dụng đất, đồng thời giám sát họ trong việc thực hiện nghĩa vụ các nghĩa vụ sử dụng dất

theo pháp luật nhằm dảm bào iợi ích của Nhà nước và lợi ích chung cùa toàn xã hội trong sứ

dụng đất.

Thông qua việc lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSD dẩt, đăng ký đất quy định trách

nhiệm pháp lý giữa cơ quan nhà nước về quan lý đất đai và người sử đụng đất trong việc

chấp hành pháp luật dất đai. Hồ sơ địa chính và GCNQSD đất cung cấp thông tin đầy đù

3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhất và là cơ sờ pháp lý chặt chẽ để xác định các quyền của người sử dụng đất được bảo vệ

khi bị tranh chấp, xâm phạm; cũng như xác định các nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải

tuân thủ theo pháp iuật, như nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, nghĩa vụ bảo vệ và sử dụng

đất đai có hiệu quả..

ỉ. 1.2.2. Đăng ký đẩt ỉà điều kiện đảm bảo để Nhà nước quản lý chặt chê toàn bộ quỹ đất

trong phạm vi lãnh thổ

Với tư cách là đại diện chủ sờ hữu về đất đai, Nhà nước thực hiện việc thống nhất

quản lý về đất đai trong phạm vi cả nước nhằm đảm bảo cho đất đai được sừ dụng theo đúng

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; dam bảo việc khai thác và sử dụng đất đai ổn định, lâu

dài và có hiệu quả; đảm bảo cho lợi ích của Nhà nước cũng như của người sử dụng đất.

Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai là toàn bộ diện tích các loại đất trong

phạm vi lãnh thổ của các cấp hành chính. Do vậy, để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất

đai thì trước hểt phải nấm chắc các thông tin về tình hình đất đai theo những yêu cầu cơ bản

của công tác quản lý đất đai.

Các thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm:

- Đổi với đất mà Nhà nước đã giao quyền sử dụng, các thông tin bao gồm: Tên chủ sừ

dụng đất; vị trí; hình thể; kích thước (góc, cạnh); diện tích; hạng đất; mụe đích sừ dụng; thời

hạn sử dụng; những ràng buộc về quyền sử dụng đất; những ìhay đổi trong quá trình sừ

dụng đất và cơ sở pháp lý.

- Đối với đất chưa giao quyền sừ dụng, các thông tin bao gồm: vị trí; hình thế: diện tích;

loại đất (thảm thực vật hay trạng thái tự nhiên của bề mặt đất)

Với những yêu cầu về thông tin đất đai đó, qua việc thực hiện đăng ký đất, thiết lập

hệ thống hồ sơ địa chính đầy đù. chi tiết tới từng thừa đất trên cơ sở thực hiện đồng bộ với

các nội đung: đo đạc lập bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đât,

phân hạng và định giá đất..., Nhà nước mới thực sự quàn lý được tình hình đất đai trong

toàn bộ phạm vi lãnh thố hành chính các cấp và thực hiện quản lý chặt chẽ mọi biến động

đất đai theo đúng pháp luật.

1.1.2.3. Đăng kỷ đất là một nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội dung,

nhiệm vụ khác của quản lý nhà nước về đất đai

Đăng ký đất đai SC thiết lập nên hệ thống hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận với đầy đú

các thông tin về tự nhiên, kinh tế-xã hội của từng thừa đất. Hệ thống các thông tin đó chính là sàn

phẩm kế Ihừa từ việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đẩt đai khác như:

- Cóng tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quan lý, sử dụng đất đai:

Các văn bán pháp quy về quản lý và sử dụng đẩt đai là cơ sở pháp lý cho việc đãng

ký thực hiện đúng thù tục, đúng quyên và nghĩa vụ sừ dụng đàt.

4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Công tác điều tra, đo đạc:

Kêt quả điêu tra, đo đạc là cơ sỡ kỹ thuật cho việc xác định vị trí, hình thê, kích thước, diện

tích, loại đât và tên chủ sừ dụng đât đê phục vụ yêu cầu tổ chức kê khai đăng ký đất đai.

- Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất:

Xây dựng phương án quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng sẽ là căn cứ định hướng cho việc

giao đất để đàm bảo việc sử dụng quỹ đất một cách ồn định, hợp lý, có hiệu quả cao. Do vậy, thông

qua việc giao đất, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đẩt tác động gián tiếp đến công tác đăng ký đất để

đàm bảo cho việc thiết lập nên hệ thống hồ sơ địa chính ban dầu ổn định. Quy hoạch và kế hoạch sừ

dụng đất cũng trực tiếp ảnh hưởng đến đãng ký đất, vì thiếu quy hoạch sử dụng đất thì sẽ không thể

giải quyêt triệt để các trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc không rõ ràng, bất hợp pháp, do vậy sẽ

không thể hoàn thành nhanh gọn, dứt điểm nhiệm vụ đăng ký đất ban đầu.

- Công tác giao đắt, cho thuê đất:

UBND các cấp có quyền ra quyết định giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp

luật. Đây là bước tạo lập cơ sở pháp lý ban đầu để người được giao đất hay thuê đất thực

hiện các nghĩa vụ tài chính và các cơ quan chức năng tổ chức bàn giao đất ngoài thực địa:

chi sau khi người được giao đất, thuê đất đã đăng ký và được cấp GCNQSD đất mới chính

thức có sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa người sử dụng đất và Nhà nước. Vì vậy quyết

định giao đất, cho thuê đất là cơ sờ pháp lý cao nhất để xác định quyền sừ đụng hợp pháp

cùa người sử dụng đất khi đăng ký, cấp GCNQSD đất.

Cóng tác phân hạng và định giá đât:

Kết quá phân hạng và định giá đất là cơ sờ cho việc xác định trách nhiệm tài chính cùa

nguờỉ sứ dụng đất trước và sau khi đăng ký cấp GCNQSD đất: đồng thời là cơ sờ để xác

định trách nhiệm cùa người sử dụng đất trong quá trình sừ dụng.

5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quan hệ giữa Đăng ký đất với các công tác quản lý nhà nirớc

về đất đai

Công tác

thanh tra,

giãi quyct

tran h

chấp

X á c định đối

tượng đư ọc và

khõng đư ợ c đãng

kỷ

C o sờ thông tin

để thẳm tra

Phát huy hiệu quả

trọng quản lý vĩ mô

đắt đai

C ơ s ỡ thống kê

chinh xác, đày đủ và

mang tinh pháp lý

X ây dựng ban hành các vân

bàn về quan lý v ì sù- dụng đất

X á c định

vị tri, hình

thể, kich

thước, diện

tích, loại đất.

lên chủ sử

dụng đất

X á c định

m ục đích sừ

dụng đắt

Q uy định đối

tượng, các

quyền, nghĩa vụ

đăng kỷ, thầm

quyền thù tục

đăng ký

X ác định

hạng đát,

giá đất

X ác định

c ơ sờ pháp

lý cho việc

sử dụng đắt

Pháp lý

hoá tải liệu

do đạc

Cung cáp

thông tin để

chình lý bản

đổ, ho s ơ

Phàn ánh

hiện trạng

sử dụng đắt

Đánh giá

công tác

thực hiện

quy hoạch

Đánh gia xây

dựng điều chinh

chinh sách quàn

lý sừ dụng đắt

C ơ s ờ xậc

định các yếu

tố phân

hạng đắt

Lặp hồ s ơ

địa chinh

Thẳm

quyèn

Đánh giá

việc giao đảt

Đãng

kỷ đat

Công

tác

thống

kê dat

dai

Công tác thanh tra và giài quvết tranh chấp đắt đai:

Trong quá trình thực hiện đăng ký đất ban đầu, công tác thanh tra và giài quyết tranh chấp

dất đai có vai trò quan trọng giúp xác dịnh đúng dối tượng được đăng ký, xừ lý triệt đế những tồn

tại cúa lịch sử trong quan hệ sử dụng đất, chấm dứt tình trạng sứ dụng đât ngoài sổ sách, ngoài sự

quán lv cùa Nhả nước.

Do vậy. đ ề đám báo thực hiện công tác đãng ký đất đai đạt kêl quà cao nhãt, dáp ứng

được \ cu cẩu k \ thuật, pháp lý cua hồ sơ địa chính và GCNQSD đât, trươc hêt đòi hòi phái

6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

triên khai thực hiện đồng bộ các nội dung: xây dựng và ban hành đầy đủ các văn bản vê

chính sách đất đai; đo đạc lập bản đồ địa chính; quy hoạch sử dụng đất; phân hạng và định

giá đât; thanh tra xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp đất đai...

Mặt khác, hoàn thành tốt nhiệm vụ đăng ký đất không chi tạo tiền đề mà còn là căn cứ

hèt sức cân thiết cho việc triển khai thực hiện tốt tất cả các nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà

nước vê đât đai. Kêt quả đăng ký đất cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác thực trạng

tình hình sử dụng đất để đánh giá và đề xuất, bổ sung hoặc điều chinh các chủ trương, chính

sách, chiến lược quản ỉý và sử dụng đất cùa Nhà nước. Hồ sơ địa chính còn là căn cú đầy đủ,

tin cậy nhất cho công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai, công tác quy hoạch và kế

hoạch sừ đụng đất, công tác giao đất và thu hồi đất, công tác phân hạng đất và định giá đất, công

tác thống kê đất đai. Thông qua đãng ký đất, chất lượng tài liệu đo đạc sẽ được nâng cao do

những sai sót tồn tại được người sử dụng phát hiện và được chình ỉý hoàn thiện. Kết quả đo đạc

và thống kê đất đai được pháp lý hoá gắn với quyền của người sừ dụng đấ được giao sẽ trở nên

có hiệu quả thiết thực trong thực tiễn của công tác quàn lý đất đai.

1.1.3ắ Đặc điểm của đăng ký đất

ỉ. 1.3. ỉ. Đăng kỷ đắt mang tính đặc thù của quản lý nhà nước về đất đai

Đăng ký đất là một thủ tục hành chính bắt buộc đối với người sừ dụng đất nhàm thiết

lập moi quan hệ ràng buộc về pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất cùng nằm trong

phạm vi điều chinh cùa Luật đẩí đai,

Đăng ký đất là công việc cùa hệ thống quản lý nhà nước ờ các cấp, do hệ thống tổ

chức ngành địa chính trực tiếp thực hiện.

Công tác quản lý đất đai dựa trên nền tàng của hệ thống pháp luật. Theo Điểu 64 Luật

đất đai 2003 xác định rõ hệ thống tổ chức cơ quan quàn lý đất đai !à hệ thống thống nhất từ

trung ương đến địa phương. Cơ quan quản lý đất đai cao nhất ờ trung ương là Bộ TN và MT;

cơ quan quản lý đất đai ớ địa phương được thành lập ờ tình, thành phố trực thuộc trung

ương, thành phố thuộc tinh; quận, huyện, thị xã là Sớ và Phòng TN và MT tương ứng. cấp

cơ sờ là cản bộ địa chính xã.

Ngành địa chính với chuyên môn gắn liền với công tác quán lý đất đai, nắm vững các mục

đích yêu cầu đăng ký đất, nắm vững về chính sách, pháp luật đất đai mới có khà năng thực hiện,

dồng bộ các nội dung, nhiệm vụ của quản lý nhà nước về dất dai. Đồng thời ngành địa chính là

ngành duy nhất kế thừa, quản lý và trực tiếp khai thác sử dụng hò sơ địa chính trong quàn lý biên

động đất đai, vì vậy có thể tổ chức, chi dạo và thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất có chất lượng, đáp

ứng đầy đủ, chính xác các thông tin theo yêu cầu quán lý nhà nước về đất đai.

7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.1.3.2. Đăng ký ăẩt thực hiện với một đổi tượng đặc biệt là đất đai

Đất đai thuộc quyền sờ hữu của toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, người

được đãng ký đất chi có quyền sử dụng, đồng thời phải có nghĩa vụ đối với Nhà nước trong

việc sử dụng đất được giao, do đó, đãng ký đất đai đối với người sử dụng đất chì là đăng ký

quyền sử dụng đất đai.

Theo pháp Luật đất đai, Nhà nước thực hiện việc giao quyền sử dụng đất dưới hai

hình thức: giao đất và cho thuê đất. Hình thức giao đất hay cho thuê đất chi áp dụng với một

số loại đối tượng và sù dụng vào một số mục đích cụ thể. Đối với từng loại đối tượng sừ

dụng, từng mục đích sử dụng có những quyền và nghĩa vụ sử dụng khác nhau, Vì vậy, việc

đăng ký đất phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật và xác định cụ thể các

quyền và nghĩa vụ mà người sử đụng đất phải đăng ký,

Đất đai thường có quan hệ gắn bó với các loại tài sản cố định trên đất như: nhà cửa và

các công trình trên đất... Các loại tài sản này cùng với đất đai hình thành nên hệ thống bất

động sản. Trong nhiều trường hợp, các loại tài sản này không thuộc sờ hữu nhà nước mà

thuộc quyền sờ hữu cùa các tồ chức hay cá nhàn. Do vậy để đàm bảo quyền lợi của người sờ

hữu tài sản trên đất cũng như quyền sở hữu đất đai của Nhà nước, khi đăng ký đất cần quan

tâm đến đặc điểm này trong quá trình hình thành thị trường bất động sản. Hiện nay vấn đề

tải sản trên đất đã được pháp luật đất đai điều chinh trong việc xác nhận quyền sờ hữu. Cho

nên khi tiến hành kê khai đăng ký đất pháp luật đất đai đã quy định cụ thể, chi tiết cho từng

trường hợp như; kê khai đăng ký đất và sờ hữu tài sàn trên đất; kê khai đãng ký đất không

kèm tài sản trên đất; kê khai sở hữu tài sản trên đất không kèm quyền sừ dụng đất....

!. 1.3.3. Đăng ký đất đai thực hiện theo phạm vi đơn vị hành chinh cấp xã

Theo quy định của pháp luật đất đai, công tác đăng ký lập hồ sơ địa chính được tiến

hành theo đơn vị hành chính cấp xã.

Bộ máy nhả nước hiện nay ờ nước ta được tồ chức thành 4 cấp, bao gồm: xã, huyện,

tinh, trung ương. Trong đó mọi hoạt dộng về kinh tế - xã hội đều diễn ra trực tiếp ở cấp xã,

do vậy đều có liên quan den tinh hinh quán lý và sử dụng đất đai, Vì vậy để tâng cường cũng

như nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc quàn lý và sử dụng đất đai, thi các thông tin về đất

đai cần được quản lý theo đơn vị hành chính cấp xã. Một mặt giúp nhà nước quản lý chặt

chẽ hơn về đất đai, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người sừ dụng đất yên tâm đầu tu

khai thác sừ dụng đất đại hiệu quả cao.

ĩ. 1.4. Nhiệm v ụ của đăng kỷ đất đai

Công tác đăng ký đất dai mang tính chất lịch sử theo từng giai đoạn, do vậy mà

nhiệm vụ \à n ội duna cứa nó không cố định mà thav đôi cho phù hợp với từng giai đoạn

8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn hiện nay đăng ký đất đai có nhiệm

vụ chù yếu:

Xác lập được cơ sở pháp lý về sừ dụng đất làm cơ sở cho việc thực hiện các nội

dung quản lý nhà nước về đất đai;

- Xây dựng và bào quản một cách có hệ thống các tài liệu có chứa đựng các thông tin

về đất đai;

Theo dõi phản ánh kịp thời và quản lý chặt chẽ những biến động về các thông tin đất đai.

1.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VÈ ĐĂNG KÝ, CÁP GIÁY CHỨNG NHẶN VÈ

QUYÈN SỬ DỤNG ĐÁT VÀ TÀI SẢN TRÊN ĐẤT

1.2.1. Những quy định về đăng kỷ đất đai và tài sản trên đất

* Những yêu cầu chung:

Để tiến hành cho hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sừ dụng đất và quyền sở hữu

các tài sản khác trên đất được diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, thì trước hết thừa

đất xin đãng ký về quyền sử dụng và quyền sở hữu các tài sản có trên thửa đất đó phải đáp

ứng được các yêu cầu cơ bản như sau:

Đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp ¡ỷ

Đãng ký đúng đối tượng, diện tích trong hạn mức được giao, đúng mục đích sừ dụng,

thời hạn sừ dụng, thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định cùa pháp luật. Thực

hiện đầy đủ các thủ tục, đúng thẩm quyền quy định. Thiết lập đầy đú hồ sơ theo đúng quy

định của Bộ TN và MT.

Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật

Theo quy định, phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng tiêu chuẩn kỹ thuật đối với loại

thông tin cùa từng thửa đát về các yếu tố diện tích, hình thể, kích thước.

+ Diện tích thừa đất là thông tin quan trọng làm cơ sở xác định mức độ về quyền lợi

và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. Diện tích thửa đất có thể được đo, tính trực tiếp

ngoài thực địa hoặc được đo vẽ, tính toán trên bản đồ.

+■ Hình thể thưa đất là thông tin thể hiện bằng bản đồ dùng dể nhận dạng thứa đất, độ

chinh xác do vẽ hình thể thứa đất trên bán đồ ảnh hường lớn tới độ chính xác cùa thông tin

diện tích thửa.

+ Kích thước thừa đất là thông tin quan trọng không chi trên cơ sờ toán học nhàm đảm

báo cho độ chính xác cùa hinh thể và diện tích thừa đất, mà còn hết sức cần thiết trong công tác

quản lý đât đai, nhất là việc thanh tra và giải quyêt tranh châp sứ dụng dât, đông thời có thê khãc

phục đirợc những hạn chế của bàn đồ khi xác định kích thước cạnh do điều kiện tỷ lệ đo đạc.

9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!