Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài giảng dân số - chăm sóc sức khỏe sinh sản
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA
BỘ MÔN Y HỌC CỘNG ĐỒNG
------- -------
Bài giảng
DÂN SỐ - CHĂM SÓC SỨC KHOẺ
SINH SẢN
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH )
CHỦ BIÊN: PGS.TS. Đàm Khải Hoàn
Tham gia biên soạn:
1. PGS.TS. Đàm Khải Hoàn
2. ThS. Phạm Hồng Hải
3. ThS. Hà Huy Phương
4. ThS. Lê Minh Chính
5. ThS. Nguyên Quang Mạnh
THÁI NGUYÊN - 2008
1
LỜI GIỚI THIỆU
Dân số học là một môn khoa học xã hội, chuyên nghiên cứu về dân số trong quá
trình phát triển của nó. Nghiên cứu tính qui luật của số lượng, kết cấu dân số, quá trình
biến động, tái sinh sản dân số và xu hướng phát triển của quá trình đó trong quá trình
phát triển xã hội.
Vì cần có sự hài hoà giữa nhịp độ gia tăng dân số, phát triển kinh tế và cần có
một số dân ổn định. Mỗi người, mỗi gia đình cần có sức khoẻ tốt, đặc biệt là phụ nữ vì
thế cần thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Tại các Trường Đại học Y khoa trong toàn quốc, Dân số - Chăm sóc sức khoẻ
sinh sản là một môn học của y tế công cộng. Bài giảng sẽ trang bị cho người học
những kiến thức cơ bản và cập nhất về các vấn đề dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh
sản để giúp cho cán bộ y tế làm tốt công tác này ở tuyến y tế cơ sở. Môn Dân số -
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản đã được đưa vào giảng dạy ở Trường đại học y khoa Thái
Nguyên từ năm 2000.
Trong quá trình biên soạn bài giảng chúng tôi dựa vào các tài liệu của ủy ban
DS-GĐ&TE Trung ương, Bộ Y tế, giáo trình của các trường đại học kinh tế quốc dân,
đại học y tế công cộng, Học viện Quân y... cùng một số tài liệu của các tác giả trong và
ngoài nước.
Tuy nhiên lần đầu biên soạn sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong các
đồng nghiệp và các học viên góp ý để lần biên soạn sau hoàn chỉnh hơn.
Chủ biên
PGS.TS. Đàm Khai Hoàn
2
Mục Lục
Trang
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ.............................................................................................1
DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN....................................................................................................................9
BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ ..........................................................................................................................15
DI DÂN VÀ VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HOÁ ...................................................................................................21
CHÍNH SÁCH DÂN SỐ........................................................................................................................30
CÔNG TÁC DÂN SỐ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH..........................................................................37
CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN...................................................................................................47
GIỚI VÀ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÌNH DỤC........................................................................................61
TRUYỀN THÔNG VỀ DÂN SỐ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN.............................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................78
1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ
Mục tiêu.
1. Nêu được khái niệm dân số và điểm cơ bản của hai học thuyết dân số.
2. Trình bày được lịch sử phát triển dân số.
3. Mô tả được đặc điểm và vai trò của tổng điều tra dân số.
4. Trình bày được những thông tin cơ bản thu thập được trong tổng điều tra dân
số.
Nội dung.
1. Khái niệm về dân số.
1.1. Dân số: Là số lượng dân sống trong một đơn vị lãnh thổ nhất định như trong một
xóm bản, xã, huyện, tỉnh hay quốc gia...
1.2. Dân số học: Là một môn khoa học xã hội, chuyên nghiên cứu về dân số trong quá
trình phát triển của nó. Nghiên cứu tính qui luật của số lượng, kết cấu dân số, quá trình
biến động, tái sinh sản dân số và xu hướng phát triển của quá trình đó trong quá trình
phát triển xã hội.
1.3. Một số thuật ngữ về dân số.
- Qui mô: Là số người trong dân số.
- Cơ cấu: Là phân bố theo những đặc điểm nhân khẩu, xã hội, văn hóa và kinh tế
(trong khuôn khổ hẹp người ta chỉ đề cập đến cơ cấu theo tuổi và giới).
- Biến động bao gồm biến động tự nhiên (sinh, chết) và biến động cơ học (nhập
cư và xuất cư). Cũng có thể nói đến biến động trong cơ cấu của dân số khi người ta
chuyển trạng thái này sang trạng thái khác (thêm tuổi hay kết hôn)...
Dân số học có 2 trạng thái:
- Dân số học tĩnh: Nghiên cứu trạng thái dân cư tại một thời điểm nhất định như
số lượng, phân bố, cơ cấu theo tiêu thức khác nhau như tuổi, giới, lãnh thổ...
- Dân số học động: Có nhiệm vụ nghiên cứu 3 dạng vận động của dân số:
+ Vận động tự nhiên: Thông qua quá trình sinh và chết.
+ Vận động cơ học: Di dân đi và đến (chuyển cư).
+ Vận động xã hội: Nghiên cứu sự tiến bộ trong học vấn và nghề nghiệp...
2. Học thuyết về dân số.
2.1. Học thuyết của Thomas Robert Malthus (1766 - 1834). Tu sĩ Malthus là một Nhà
kinh tế học người Anh, ông đã viết cuốn: “Bàn về quy luật nhân khẩu “ (1798). Quan
điểm của Malthus có người tán thành những cũng có người phản đối. Đây không phải
là lần đầu vấn đề dân số được nghiên cứu dưới góc độ kinh tế. Malthus là người đã
thiết lập được một quan hệ rõ ràng giữa dân số và lương thực thực phẩm. Ông nhận
2
thấy rằng mọi loài sinh vật đều có một khuynh hướng không đổi là sinh sôi, nảy nở
vượt ra khỏi giới hạn của nguồn lương thực sẵn có. Loài người cũng sinh sản theo
khuynh hướng nguy hiểm đó. Dựa vào tình hình của một số dân tộc ở Bắc Mĩ, Malthus
đã khẳng định: “Nếu không có gì cản trở, buộc phải dừng lại thì dân số thế giới có 25
năm sẽ tăng tên gấp đôi và tăng như vậy từ thời kì này sang thời kì khác theo cấp số
nhân”. Trong khi đó con người không thể đạt được việc sản xuất ra lương thực thực
phẩm để đảm bảo cho dân số tăng gấp đôi so với trước. Ông viết: “Tình hình ở Trung
Quốc và Nhật cho phép chúng ta nghĩ rằng, những cố gắng về nông nghiệp của toài
người chưa bao giờ tại tăng được gấp đôi sản phẩm của đất, cho dù người ta có bỏ
thêm thời gian để canh tác”... “Cho rằng, trái đất hiện nay có 1000 triệu người. Loài
người sẽ tăng theo cấp số nhân nhất, 2, 4, 8, 16, 32... Trong khi lương thực, thực phẩm
chỉ tăng theo cấp số cộng như 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9... Sau 2 thế kỉ, dân số và thực
phẩm sẽ có một tương quan là 256 và 9; sau 3 thế kỉ là 4.096 và 13; sau 2000 năm sự
chênh lệnh sẽ vô cùng lớn và sẽ không thể tính được “. Nhịp độ tăng dân số từ thời kì
này sang thời kì khác đòi hỏi sự tăng lên của lương thực, thực phẩm. Để cho dân số có
đủ số lương thực, thực phẩm cần thiết cần phải có một định luật cao hơn, cản trở dân
số tăng. Sự gia tăng gấp đôi dân số, theo Malthus sẽ gặp một số cản trở, kìm hãm nhịp
độ của nó. Malthus chia làm hai loại:
- Những cản trở có tính phá huỷ như nghèo đói, dịch bệnh và chiến tranh.
- Những cản trở có tính ngăn chặn sự gia tăng thái quá như kết hôn muộn, kiềm
chế tình dục... Ông gọi những kiềm chế này là sự ép buộc về tinh thần.
2.2. Lý thuyết về quá độ dân số.
Quá độ dân số có nghĩa là tình hình của một dân số, trong đó sinh và chết hoặc ít
ra là một trong hai hiện tượng đó đã rời bỏ mức truyền thống để đi theo những mức
thấp hơn, gắn với việc sinh đẻ có điều khiển và việc sử dụng các phương tiện hiện đại
để giảm tử vong. Từ lâu người ta đã giải thích quá độ dân số ở Châu Âu, trước tiên là
tử vong sau đó là giảm mức sinh. Dân số ở Châu Âu gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 là
từ xa xưa, dân số gắn với sự hôn nhân (kết hôn ít hơn, muộn hơn) để hạn chế sinh đẻ
và giai đoạn sau giảm sinh nhờ vào các kĩ thuật hiện đại. Các nước chậm phát triển
hiện nay đều bước vào thời kì quá độ dân số với sự giảm về tử vong nhanh hơn rất
nhiều so với các nước Châu Âu trước kia. Nhưng trong khi mức chết giảm nhanh thì
mức sinh vẫn giữ gần nguyên như cũ, nên tạo ra khoảng cánh giữa hai hiện tượng sinh
chết lớn, dẫn tới một mức tăng trưởng dân số rất cao mà châu Âu chưa bao giờ gặp
trong thời kì quá độ dân số của họ. Người ta còn nói thời kì “quá độ dân số” là thời kì
“cách mạng về dân số”. Trong lịch sử nhân loại thì có thể phân ra hai cuộc cách mạng
lớn về dân số. Cuộc cách mạng dân số lần thứ nhất diễn ra vào thời kì đổ đá mới, khi
nông nghiệp ra đời: dân cư không phụ thuộc vào săn bắt và hái lượm mà đã biết đến
một hình thức đầu tiên của một đời sống kinh tế có tổ chức và do đó, dân số đã tăng
lên, tuy nhiên sự gia tăng này chậm chạp. Trong nhiều thế kỉ, dân cư sống nghèo khổ
và tỉ lệ sinh rất cao. Cuộc cách mạng dân số lần thứ hai diễn ra ở Châu Âu vào thế kỉ
3
thứ XVIII (và đã ảnh hưởng tới hiện nay trên quy mô thế giới). Trước tiên là tỉ lệ chết
giảm do có cuộc cách mạng lương thực khiến lương thực đã tăng lên rất nhiều. Nông
thôn dư thừa người, họ sẵn sàng đi làm trong các công xưởng, góp phần tạo đà cho
cuộc cách mạng công nghiệp. Sự phát triển của y học đã làm cho tỉ lệ chết giảm đi rất
nhiều, đặc biệt là từ thế kỉ
3. Lịch sử phát triển dân số.
3.1. Dân số thế giới. Loài người xuất hiện cách đây khoảng 2,5 triệu năm. Thời kì đấu
dân số phát triển rất chậm. Người ta ước tính vào năm 6000 trước công nguyên thì dân
số thế giới mới khoảng 2 đến 5 triệu người. Sau giai đoạn này, loài người chuyển dần
từ săn bắt hái lượm sang chăn nuôi, trồng trọt, năng xuất lao động tăng, số dân cũng
tăng dần lên. Tính đến đầu công nguyền, dân số thế giới có khoảng 300 - 330 triệu
người. Trong cả một quá trình sau đó, dân số Thế giới tăng hàng năm vẫn rất chậm. Từ
giữa thế kỉ 18 các nước tư bản ở châu Âu do áp dụng các thành tựu y tế, cải thiện điều
kiện vệ sinh xã hội nên đã giảm tỉ xuất tử vong đáng kể. Đến năm 1820 dân số thế giới
đã đạt được 1 tỉ người đầu tiên, từ đó dân số thế giới tăng lên nhanh. Năm 1930 dân số
thế giới đã đạt 2 tỉ người. 30 năm sau - 1960 dân số thế giới đã là 3 tỉ người, 15 năm
sau - 1975 đạt 4 tỉ người, năm 1987, tức là 12 năm sau, dân số thế giới là 5 tỉ người.
Đến năm 2006 dân số thế giới đã lên tới hơn 6 tỷ người (khoảng 6,5 tỷ người)
3.2. Dân số Việt Nam.
Người ta ước tính, dân số Việt Nam đầu công nguyên khoảng 1,8 triệu người.
Cho đến cuối thế kỉ XIX dân số Việt Nam vẫn phát triển chậm. Vào năm 1847 - 1883
dân số Việt Nam khoảng 7 triệu. Nửa đấu thế kỉ XX, mặc dù tỉ suất sinh cao (46-
48‰), nhưng sự đô hộ của thực dân, chiến tranh, kinh tế xã hội lạc hậu... cho nên tỉ
suất chết thô cao (từ 33 đến 35‰). Năm 1941 dân số Việt Nam là 20,9 triệu. Từ năm
1943 đến 1950 tỉ suất gia tăng dân số giảm (0,5%) do thời kì này xảy ra nạn đói năm
1945 (2 triệu người chết), do lũ lụt, chiến tranh...
Vào nửa sau của thế kỉ XX, dân số Việt Nam tăng nhanh, có thời kì quá nhanh
như giai đoạn 1955 - 1965. Tỉ suất chết thô giảm mạnh, xuống còn 12 - 14‰, trong khi
đó tỉ suất sinh hầu như không giảm. Đây là giai đoạn đánh dấu sự “bùng nổ dân số” ở
Việt Nam, sau 10 năm dân số Việt Nam đã tăng lên khoảng 10 triệu người.
Dân số Việt Nam những năm gần đây như sau:
- Năm 1960: 30.200.000 người
- Năm 1979: 52.741.000 người
- Năm 1989: 64.411.000 người
- Năm 1999: 73 triệu người
- Năm 2006: 85 triệu người
Hiện nay Việt Nam là nước có số dân lớn thứ 2 ở Đông Nam Á sau Inđônêxia
(219,9 triệu) và đứng thứ 13 trong tổng số tiền 200 nước trên thế giới. Rõ ràng, sự gia
4
tăng nhanh dân số đã gây ra những trở lực lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội của
đất nước, cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân và cộng đồng.
4. Tổng điều tra dân số
4.1. Đặc điểm của cuộc tổng điều tra dân số.
- 10 năm tổ chức một lần (lần đầu 1979, lần gần đây nhất là 1999)
- Đăng ký toàn bộ không bỏ sót, không đăng ký ai hai lần.
- Người điều tra trực tiếp đến từng hộ gia đình để thu thập thông tin.
4.2. Vai trò các thông tin thu được trong tổng điều tra dân số với công tác y tế.
- Xác định được những số liệu cơ bản cho việc xây dựng các chương trình, kế
hoạch y tế.
- Góp phần đánh giá tình hình sức khoẻ và bệnh tật của nhân dân.
- Góp phần đánh giá tình hình hoạt động của mạng lưới cơ sở.
- Dự báo một cách khoa học quá trình biến động số lượng và kết cấu dân số.
4.3. Những thông tin cơ bản thu thập được trong tổng điều tra dân số.
4.3.1. Tổng dân số. Là tổng số nhân khẩu có trong toàn quốc tại thời điểm tương ứng.
Ví dụ 1/4/1999 dân số Việt Nam là 76.323.173 người, 2006 là 84 triệu người.
Ý nghĩa của chỉ số. Tổng dân số cho ta biết được dân số một cộng đồng trong
một thời điểm.
4.3.2. Mật độ dân số.
Là số nhân khẩu trung bình trên 1 km2
lãnh thổ.
Công thức tính. W = Dân số / Diện tích lãnh thổ.
Mật độ dân số của Việt Nam năm 1993 là 218 người /km2
, năm 2005 là 251
người/km2
, thành phố Hồ Chí Minh là 2.400 người/km2
; Trên thế giới: Nước Monaco
có mật độ dân số cao nhất là 16.428 người/km2
, Singapo là 5.391 người/km2
, Đài Loan
là 606 người/km2
.
Ý nghĩa của chỉ số. Mật độ dân số cho ta biết được sự phân bố dân số của một
cộng đồng trong một khu vực.
4.3.3. Tốc độ tăng dân số trung bình giữa 2 cuộc tổng điều tra dân số.
n
Dn D
t
0
Trong đó: t là tốc độ tăng dân số; Dn là tổng dân số ở cuộc điều tra sau; D0 là
tổng dân số ở cuộc điều tra trước; n là khoảng cách (năm) giữa hai cuộc tổng điều tra.
Ý nghĩa của chỉ số. Tốc độ tăng dân số trung bình cho ta biết được dân số tăng
trung bình trong một năm của một cộng đồng trong một thập kỷ.
4.3.4. Kết cấu dân số. Là sự phân bố số lượng dân theo các đặc tính dân số như tuổi,
giới, nghề nghiệp.
5
* Vai trò kết cấu dân số.
- Kết cấu dân số có ý nghĩa đặc biệt đối với công tác y tế, nhằm phục vụ cho các
đối tượng: Trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi...
- Kết cấu dân số theo tuổi, giới còn giúp ta nghiên cứu tình hình phát triển thể
lực, nguyên nhân gây ra tử vong, bệnh tật cho từng lứa tuổi, giới...
* Tỉ số giới tính được tính theo công thức.
Tổng số nam
Tỉ số giới tính (%) =
Tổng số nữ
x 100
* Đặc điểm, ý nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc dân số theo giới.
- Số trẻ trai ra đời nhiều hơn trẻ gái tỉ lệ 104: 105: 100, ở độ tuổi giữa thì nam
tương đương với nữ, ở độ tuổi cao thì nữ nhiều hơn nam.
- Quá trình di chuyển dân số giữa các nước và trong nước thì nam giới tăng lên ở
nơi nhập cư, giảm đi ở nơi di cư.
- Ở các nước đang phát triển số nam nhiều hơn nữ do nữ bị chết nhiều trong thời
kỳ sinh đẻ, lao động vất vả, dễ mắc bệnh...
- Chiến tranh làm cho tỉ lệ nam, nữ cũng thay đổi.
- Phân bố dân số theo giới còn phụ thuộc vào từng vùng và từng nghề.
* Cách chia độ tuổi: Có rất nhiều phương pháp chia độ tuổi (nhóm tuổi) tuỳ theo
mục đích nghiên cứu. Tuổi là khoảng cách sống của một người từ ngày sinh đến một
thời điểm nhất định. Ví dụ: Trẻ từ 0 đến 1 tuổi tính là 0 tuổi hay tính bằng tháng, ngày.
Cách chia độ tuổi:
- Mỗi tuổi là 1 độ tuổi: 1, 2, 3...100...
- Mỗi độ tuổi cách nhau 5 năm (cách chia của WHO để xây dựng tháp tuổi):
0 - 4; 5 - 9 ; 10 - 14... 60 - 64…
- Cách chia để quản lý sức khoẻ:
1 - 3 tuổi: Tuổi vườn trẻ.
4 - 6 tuổi: Tuổi mẫu giáo.
7 - 15 tuổi: Tuổi học sinh.
16 - 30 tuổi: Tuổi thanh niên.
1 8 - 60 tuổi: Tuổi lao động.
> 60 tuổi: Người cao tuổi
* Tháp tuổi: Tháp tuổi là một đồ thị hình tháp phản ánh kết cấu dân số theo giới
và tuổi, gồm các hình chữ nhật mảng ngang xếp chồng lên nhau về hai phía của trục
tung, phía trái là Nam giới, phía phải là Nữ giới. Chiều cao của hình chữ nhật bằng
khoảng cách tuổi, chiều ngang là số người (tỉ lệ). Ví dụ dạng tháp tuổi dân số Việt
Nam hiện nay như sau: