Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài giảng con người xã hội và xã hội hoá ppsx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BÀI 3
CON NGƯỜI XÃ HỘI VÀ XÃ HỘI HOÁ
ThS. Thân Trung Dũng
Con người xã hội và xã hội hoá là một trong những khái niệm cơ bản của
xã hội học. Con người không được thiên phú nhiều bản năng. Do vậy, để đáp
úng nhu cầu, bù dắp những thiếu hụt bẩm sinh con người phải học hỏi để hợp
tác và phụ thuộc lẫn nhau – Biểu hiện rõ nét nhất của sự phụ thuộc và hợp tác là
con người tạo ra khuôn mẫu hành vi xã hội mà các cá nhân học hỏi và cùng
nhau chia sẻ một nền văn hoá chung. Như vậy, nhờ quá trình xã hội hoá, chúng
ta có khả năng giao tiếp với nhau, nắm vững các vai trò xã hội nhất định của
mình, thậm chí xã hội hoá tạo điều kiện cho sự duy trì xã hội trong quá trình
thay thế các thế hệ. Có những điều kiện gì để tồn tại xã hội hoá và ảnh hưởng
của xã hội hoá tới cấp độ vi mô và vĩ mô của xã hội như thê nào?
I. CON NGƯỜI XÃ HỘI
1. Một số quan niệm về con người xã hội
Trong lịch sử tư tưởng có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về con người
xã hội do đó có nhiều quan niện khác nhau.
a. Quan niệm của các nhà khoa học khác xã hội học
+ Quan điểm duy tâm: Con người được giải thích từ sự sáng tạo và chi
phối của thượng đế, thánh thần và từ ý thức trừu tượng (Con người do chúa trời
sinh ra; ở những nước chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo,
triết học cũng giải thích nguồn gốc con người từ một đấng thần linh tối cao,
hoặc từ một lực lượng thuần bí; ở phương Đông còn có thuyết con trời và người
cùng hoà hợp với nhau (thiên nhân hợp nhất) thiên tử - vua (con trời); Theo
Hêghen, ý niệm tuyệt đối tha hoá thành tự nhiên, thành con người cũng giống
như ở phương Đông những từ “thái cực”, “đạo”, “khí” được coi là nguồn gốc
sinh ra vũ trụ và con người v.v...).
=>> Việc giải thích con người theo quan điểm này không làm rõ được
bản chất con người với tư cách là một sinh vật xã hội, một chủ thể của hoạt
động xã hội và thực tế không đem lại ý nghĩa tích cực trong cuộc sống.
1
+ Quan điểm duy vật trước Mác: Từ thời Aristốt đến các nhà duy vật
Pháp thế kỷ XVIII đều cho rằng: Con người là một sinh vật xã hội “sinh ra đã
có tính xã hội”. Quan điểm này cho rằng, bản chất con người chỉ ở mặt tự nhiên
của nó. Ngay cả Phơ Bách – nhà triết học duy vật cổ điển Đức cũng chỉ mới
dừng lại ở chủ nghĩa nhân bản tự nhiên, bởi vì theo nhận thức của ông, con
người chỉ là một cá nhân trừu tượng, một sinh vật thuần tuý về mặt sinh học.
=>> Quan niệm duy vật trước Mác có điểm hạn chế là: không xem xét con
người trong mối quan hệ xã hội nhất định của họ, xem xét con người tách rời
với hoạt động thực tiễn trong điều kiện lịch sử nhật định - những điều kiện
làm cho họ trở thành con người đúng như đang tồn tại.
+ Quan niệm của chủ nghĩa Mác- lênin về con người xã hội.
Xuất phát từ hoạt động thực tiễn của con người, Marx cho rằng, bản chất con
người chính là nhân cách. Nhân cách ấy tìm thấy trong mối quan hệ xã hội. Tuy
nhiên, bên cạnh đó Mark vẫn thừa nhận tính sinh học trong chỉnh thể người.
Con người xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác lênin được biểu hiện
trên những nội dung cơ bản sau:
- Con người là một thực thể tự nhiên đồng thời là một thực thể xã hội. Yếu
tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong con người thống nhất biện chứng và tác động
qua lại lẫn nhau. Thể hiện ở những điểm sau:
+ Là một thực thể tự nhiên con người chịu sự quy định của các quy luật tự
nhiên (sinh – lão - bệnh - tử; quy luận hô hấp; quy luật tuần hoàn .v.v...); là một
thực thể xã hội con người chịu sự quy định, điều tiết của các quy luật xã hội
(quy luật kinh tế; quy luật nhận thức .v.v...).
+ Hai hệ thống quy luật tự nhiên và xã hội đan xen vào nhau, cùng chi phối
mọi hành vi, hoạt động và cách ứng xử của con người. Trong đó, các quy luật tự
nhiên bao hàm và xuyên qua các yếu tố xã hội, còn các quy luật xã hội thông qua
các yếu tố tự nhiên và được thể hiện ra ở từng cá nhân con người cụ thể.
+ Trong 2 hệ thống, quy luật tự nhiên và quy luật xã hội chi phối con người,
thì hệ thống các quy luật xã hội, các yếu tố xã hội giữ vai trò chủ đạo, định hướng,
quyết định hình thành nên con người xã hội với tính cách là một nhân cách. Cò hệ
thống quy luật tự nhiên, các yếu tố tự nhiên giữ vai trò quan trọng không thể thiếu
với tư cách là tiền đề vật chất bên trong của con người xã hội.
- Con người với bản tính tự nhiên và bản chất xã hội của mình, nó luôn có
nhu cầu gắn bó với đồng loại và nhu cầu tương tác, kết hợp với người khác.
2