Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài 4 từ trường, cái khái niệm và định luật về từ trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỞ ĐẦU
Cơ sở để chế tạo thiết bị điện và các khí cụ điện dựa vào tác dụng của từ
trường lên phần tử mang điện (lực điện từ) và định luật cảm ứng điện từ.
Do đó, cần phải nghiên cứu các vấn đề về từ trường và cảm ứng điện từ.
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
A. TỪ TRƯỜNG
Một trong các biểu hiện quan trọng nhất của dòng điện là tạo ra từ trường.
Biểu hiện cụ thể là làm lệch kim nam châm nhỏ về vị trí xác lập mới, xuất hiện
một lực hút (hoặc đẩy) giữa hai dây dẫn có dòng điện. Xung quanh dây dẫn có
dòng điện tồn tại một môi trường vật chất đặc biệt và tác dụng lực lên nam
châm, dây dẫn khác có dòng điện. Lực đó gọi là lực điện từ.
Vậy: Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt bao quanh các điện tích
chuyển động, trong đó luôn tồn tại tác dụng của lực điện từ.
- Lực điện từ là lực của từ trường tác dụng lên các điện tích chuyển động
hay nói cách khác từ trường chỉ xuất hiện ở những nơi có điện tích chuyển động.
- Từ trường của NCVC (nam châm vĩnh cửu) là kết quả của dòng điện
nguyên tử và phân tử do chuyển động tự quay và quay quanh quỹ đạo của các
điện tử trong nguyên tử và phân tử tạo ra.
Như vậy: Dòng điện và từ trường là hai khái niệm không tách rời nhau.
* Đường sức từ: Đường sức từ là những đường cong khép kín mà tiếp
tuyến của chúng tại mỗi điểm có phương trùng với phương của véc tơ cảm
ứng từ tại điểm đó. Chiều được xác định bằng quy tắc vặn nút chai (hoặc quy
tắc bàn tay phải).
B. XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG SỨC TỪ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP
1. Từ trường của dây dẫn thẳng có dòng điện
Đường sức từ là những đường cong khép kín bao quanh dây dẫn thẳng nằm
trong các mặt phẳng vuông góc với dây dẫn thẳng có dòng điện.
2. Từ trường của vòng dây có dòng điện
1
I
I
I
S
N
Hình 4.1. Cách xác định đường sức từ