Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài 26, 27 ,28
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BÀI 26 - CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Câu 1: Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. B. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác.
C. tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp. D. giảm tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp.
Câu 2: Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta không chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
A. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. B. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
C. Tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp. D. Tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng về ngành công nghiệp của nước ta?
A. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng. B. Nhóm ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng cao nhất.
C. Phân bố công nghiệp nước ta tương đối đồng đều. D. Cơ cấu ngành công nghiệp đang chuyển dịch tích cực.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến. B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
C. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác. D. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho sản xuất điện trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. B. Mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
C. Tác động mạnh mẽ đến các ngành khác. D. Vai trò chủ lực trong xuất khẩu hàng hoá.
Câu 6: Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?
A. Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt. B. Đầu tư mạnh phát triển tất cả các ngành công nghiệp.
C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ. D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
Câu 7: Đâu không phải là biện pháp trực tiếp để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?
A. Nâng cao chất lượng lao động, mở rộng thị trường tiêu thụ.B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
C. Ưu tiên các ngành công nghiệp trọng điểm, tăng vốn đầu tư.D. Đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp, hạ giá thành sản phẩm.
Câu 8. Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?
A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp khai thác. B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ. D. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
Câu 9. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay không phải do
A. tác động của thị trường ngày càng lớn. B. theo xu hướng chung của toàn thế giới.
C. đường lối phát triển công nghiệp của nước ta. D. dân số ngày càng gia tăng, qui mô dân số lớn.
Câu 10. Sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên ở nước ta là cơ sở để
A. phát triển các ngành công nghiệp khai thác. B. phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng.
C. phát triển các ngành công nghiệp chế biến. D. phát triển các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng.
Câu 11. Xu hướng biến động của cơ cấu công nghiệp theo ngành là
A. không thay đổi theo thời gian và không gian. B. thay đổi phù hợp với các điều kiện cụ thể trong nước.
C. thay đổi phù hợp với các điều kiện cụ thể ở ngoài nước. D. thay đổi phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước.
Câu 12: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam chủ yếu là do
A. xa các nguồn nhiên liệu than.B. xây dựng đòi hỏi vốn lớn hơn.C. ít nhu cầu về điện hơn phía Bắc.D. gây ô nhiễm môi trường.
Câu 13: Tác động lớn nhất của quá trình công nghiệp hóa đến nền kinh tế nước ta là
A. tạo thị trường có sức mua lớn.B. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.C. tăng thu nhập cho người dân.D. tạo việc làm cho người lao động.
Câu 14: Biểu hiện nào sau đây cho thấy công nghiệp năng lượng là ngành trọng điểm ở nước ta?
A. Cơ cấu sản lượng điện có thay đổi nhanh chóng. B. Phát triển dựa trên thế mạnh vô tận về tài nguyên.
C. Các nguồn năng lượng sạch đang được phát triển. D. Chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp.
Câu 15: Hoạt động của các nhà máy thủy điện nước ta gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây?
A. Sông ngòi ngắn và dốc. B. Cơ sở hạ tầng yếu kém. C. Sự phân mùa của khí hậu. D. Thiếu lao động kĩ thuật.
Câu 16: Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
A. Các trung tâm lớn nhất phân bố tập trung ở ven biển. B. Các trung tâm lớn phân bố chủ yếu ở rìa đồng bằng.
C. Nhiều trung tâm có giá trị sản lượng cao nhất cả nước. D. Mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.
Câu 17: Thế mạnh chủ yếu để phát triển công nghiệp của vùng núi là
A. đất trồng đa dạng, diện tích rừng lớn. B. đa dạng sinh vật, nhiều cảnh quan đẹp.
C. sông ngòi có trữ năng thủy điện lớn. D. nhiều đồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc.
Câu 18: Ngành công nghiệp được coi là cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước trong quá trình phát triển kinh tế nước ta
là: A. luyện kim. B. khai thác than. C. khai thác dầu. D. sản xuất điện.
Câu 19: Nhận định nào dưới đây không đúng về sự phân bố ngành công nghiệp nước ta?
A. Ngành công nghiệp luyện kim màu ở nước ta chỉ xuất hiện ở phía Nam.
B. Ngành luyện kim đen có sự phân bố rộng hơn so với luyện kim màu.
C. Các điểm khai thác dầu khí xuất hiện cả ở thềm lục địa và trong đất liền.
D. Công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành có sự phân bố rộng rãi nhất.
Câu 20: Ý nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp?
A. Hạ giá thành sản phẩm. B. Tăng năng suất lao động. C. Đa dạng hóa sản phẩm. D. Nâng cao chất lượng.
Câu 21: Khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí là hướng chuyên môn hóa của vùng
A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Duyên hải miền Trung.
Câu 22: Ngành công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu nước ta chủ yếu tập trung ở
A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Câu 23: Sử dụng than trong sản xuất nhiệt điện ở nước ta gây ra vấn đề môi trường chủ yếu nào sau đây?
A. Cạn kiệt khoáng sản. B. Ô nhiễm không khí. C. Phá hủy tầng đất mặt. D. Ô nhiễm nguồn nước.