Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài 1 : Những vấn đề cơ bản về Công đoàn Việt Nam ppsx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bài 1: Những vấn đề cơ bản về Công đoàn Việt Nam
Từ thế kỷ XV chủ nghĩa tư bản đã nảy sinh ngay trong lòng chế độ phong
kiến các nước Tây Âu nhưng còn ở mức độ công trường thủ công. Đến
thập kỷ 80 của thế kỷ XVIII (thời kỳ châu Âu phục hưng), hàng loạt
những phát minh máy móc ra đời. Giai cấp tư sản Anh đã tận dụng triệt
để những thành quả này để thực hiện khát vọng lợi nhuận của mình.
Chúng đầu tư máy móc, công xưởng, nhà máy, chuyển nền sản xuất nhỏlao động công trường thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc công
nghiệp. Người ta đã lấy năm 1764(1764 Giêm Hagrivơ sáng chế ra sa
máy, xe 12 sợi; 1784 Giêm Óat phát minh máy hơi nước; 1785 Ét Man
Cacrai phát minh ra máy dệt) là năm mở đầu cho cuộc cách mạng công
nghiệp của nước Anh và là cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên của
nhân loại.
Cách mạng công nghiệp là hiện tượng phổ biến của nhiều nước trên thế
giới nhưng ở nước Anh sớm hơn khoảng 50 đến 100 năm.
Nền công nghiệp lớn hình thành tạo ra nhiều sản phẩm xã hội, giai cấp tư
sản ngày càng tích lũy được số tư bản khổng lồ, nắm vận mệnh xã hội.
Ngược lại giai cấp vô sản ngày càng lâm vào tình cảnh lầm than, áp bức
bóc lột. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp tư sản và vô sản ngày càng trở nên
sâu sắc. Đã có nhiều cuộc đấu tranh đòi quyền lợi từ thấp đến cao, từ đơn
lẻ tự phát đến đoàn kết, liên minh, tập hợp, có tổ chức.
Đó là cơ sở thực tiễn hình thành tổ chức công đoàn đầu tiên của nước
Anh (1776). Từ đó phong trào công đoàn đã phát triển ra các khu vực trên
phạm vi toàn thế giới. Công đoàn là thực thể khách quan tất yếu trong xã
hội công nghiệp.
Ở Việt Nam vào nửa đầu thế XX do ảnh hưởng những tư tưởng chính trị,
xã hội tiến bộ trên thế giới (học thuyết Mác-Lênin), vai trò của các lãnh
tụ Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Đức Cảnh, hoạt động tích cực
của tổ chức Đảng Cộng sản và phong trào công nhân, Công đoàn Việt
Nam đã ra đời trong hoàn cảnh đất nước nghèo nàn lạc hậu, Nhà nước
nửa thuộc địa phong kiến, giai cấp công nhân trưởng thành qua hai cuộc
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Từ khi ra đời (28/7/1929), Công
đoàn Việt Nam luôn chăm lo bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân và
người lao động, chịu sự lãnh đạo của Đảng, gắn liền với công cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Công đoàn Việt Nam đã và đang tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp