Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài 1: Bảo dưỡng hệ thống truyền lực pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Gi¸o tr×nh m«n häc CN B¶o dìng söa ch÷a...........................................................................................................
Chương 5: Bảo dưỡng hệ thống gầm
Bài 1: Bảo dưỡng hệ thống truyền lực
Kết cấu của HTTL cơ bản của một ôtô bao gồm: ly hợp, hộp số, truyền động
các đăng, cầu chủ động. Tuỳ theo từng ôtô cụ thể mà các bộ phận trên có thay đổi
khác nhau: ly hợp có thể kết hợp của hai loại thuỷ lực và cơ khí, hoặc ở xe nhiều
cầu chủ động ngoài hộp số còn có hộp phân phối (hộp số phụ), hoặc truyền lực
cuối cùng ở bánh xe… Tình trạng kỹ thuật của HTTL thay đổi có ảnh hưởng lớn
đến tính kinh tế, tính động lực, tính năng an toàn của xe, cho nên phải định kỳ
kiểm tra, chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật HTTL.
1. KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN VÀ BẢO DƯỠNG KT LY HỢP:
1.1. Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân:
a. Đóng ly hợp hay bị giật:
Có thể do lái xe nhả nhanh bàn đạp ly hợp hoặc hành trình của bàn đạp
không đảm bảo, vòng bi tỳ không ép đều lên các đầu đòn mở, đĩa ép bị mòn, lò xo
triệt tiêu dao động xoắn hỏng, động cơ bắt không chặt với khung xe…
b. Ly hợp trượt hoặc mở không hết mức:
Có thể do hành trình tự do lớn mà tổng hành trình của ly hợp nhỏ hoặc do
chân lái xe luôn đặt lên bàn đạp ly hợp, hoặc không có hành trình tự do, lò xo ép
yếu, gãy, bề mặt ma sát mòn, dính dầu mỡ…
1.1. Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật:
a. Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp ly hợp:
- Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp gián tiếp phản ánh khe hở giữa đầu
đòn mở với ổ bi tỳ, trực tiếp ảnh hưởng đến sự trượt và mở không dứt khoát của ly
hợp. Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp ly hợp bằng thước đo mm đặt vuông
góc với sàn xe và song song với trục bàn đạp ly hợp, dùng tay ấn bàn đạp xuống
đến khi cảm thấy nặng thì dừng lại, đọc trị số dịch chuyển của bàn đạp trên thước,
so sánh giá trị đo được với giá trị hành trình tự do tiêu chuẩn, nếu không đúng phải
điều chỉnh lại
- Nguyên tắc điều chỉnh: làm thay đổi chiều dài đòn dẫn động để thay đổi
khe hở giữa bi tỳ với đầu đòn mở (đảm bảo khoảng 3 - 4mm)
b. Điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp:
Vặn êcu điều chỉnh (dẫn động cơ khí) hoặc ống ren điều chỉnh (dẫn động
thuỷ lực), để làm thay đổi chiều dài đòn dẫn động, làm thay đổi khe hở giữa bi tỳ
với các đầu đòn mở, sẽ gián tiếp làm thay đổi hành trình tự do của bàn đạp. Tuỳ
theo kết cấu cụ thể, mà tiến hành điều chỉnh sao cho phù hợp. Hành trình tự do của
loại dẫn động cơ khí lớn hơn thuỷ lực.
c. Thường xuyên tra dầu mỡ vào các khớp dẫn động hoặc bổ sung dầu
vào bình chứa dầu (dẫn động thuỷ lực):
Ở bảo dưỡng các cấp cao, còn phải điều chỉnh độ đồng phẳng của các đầu
đòn mở (độ không đồng phẳng là 0,1mm), hoặc điều chỉnh bulông hạn chế sự dịch
chuyển của đĩa ép trung gian về phía đĩa ép chính (loại hai đĩa ma sát)…
Trang 53