Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bắc Ninh - phát hiện hai giống cỏ mới chịu đông, năng suất cao
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
207.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
896

Bắc Ninh - phát hiện hai giống cỏ mới chịu đông, năng suất cao

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

S¶n xuÊt chÕ biÕn - tiªu thô s¶n phÈm

24 T¹p chÝ ch¨n nu«i 1-08

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

BẮC NINH - PHÁT HIỆN HAI GIỐNG CỎ MỚI CHỊU ĐÔNG,

NĂNG SUẤT CAO

Đào Lệ Hằng*

Sự phát hiện tình cờ*

Hàng năm, cứ khi bắt đầu gió đông lạnh về

là gia đình ông Lê Đắc Quý cùng nhiều hộ chăn

nuôi bò sữa trong thôn Thượng - xã Cảnh Hưng

- huyện Tiên Du - Bắc Ninh lại dắt xe đi dọc các

bờ đê để thu cắt cỏ tự nhiên vì cỏ vườn nhà bắt

đầu sút giảm năng suất. Song mùa Đông năm

nay, họ không cần phải đi đâu xa cắt cỏ nữa mà

đàn bò vẫn béo tròn, cho năng suất và chất

lượng sữa cao vì ngay trong vườn mỗi nhà đã

có khoảng 10 sào cỏ bản địa luôn tốt xanh mơn

mởn. Hai giống cỏ Thừng và cỏ Sậy do ông Quý

tình cờ phát hiện trong một lần đi cắt cỏ bờ đê

đem về ươm rồi trồng thâm canh ngay trong

vườn nhà nay không chỉ giải quyết tình trạng

khan hiếm thức ăn xanh trong vụ đông mà còn

đang ngày càng tỏ ra nhiều ưu điểm vượt trội.

Các ưu thế của cỏ nội địa

Chỉ 2 tháng sau trồng, cỏ Thừng và cỏ Sậy

đã cao ngang đầu gối (khoảng 1m) thì cũng là

lúc cỏ thu hoạch lứa đầu. Những lần thu cắt tiếp

theo chỉ cách lần trước khoảng 35-40 ngày

(mùa mưa) và 50-55 ngày (mùa đông). Mỗi năm

cỏ cho thu hoạch 8 lứa/ha, mỗi lứa thu được 30-

35 tấn/ha, năng suất trung bình đạt 240-280

tấn/lứa/ha. Vào mùa mưa, cỏ có thể cho thu tới

5-6kg/m2

, cỏ thừng lá to hơn và có tiềm năng

năng suất cao hơn.

Năng suất tương đương cỏ Voi (giống cỏ

năng suất cao nhất được công nhận hiện nay)

nhưng cỏ bản địa Bắc Ninh lại có thêm nhiều

đặc điểm rất đáng chú ý.

Cỏ không kén đất, sinh trưởng tốt trên cả

đất thịt, đất pha cát, chân đất 2 lúa, đất bạc

màu... Dù cỏ chịu thâm canh, cây lưu niên

* Cục Chăn nuôi.

nhưng lại chỉ yêu cầu làm đất duy nhất một lần

ban đầu và không cần trồng lại. Lượng phân

bón tiêu tốn cũng không nhiều. Phân chuồng

bón lót ban đầu là 20-40 tấn/ha. Sau mỗi lần thu

cắt từ 5-7 ngày bón thêm phân đạm và NPK.

Trước thu hoạch 5-10 ngày, bón thúc 4-5kg

phân đạm/sào hoặc dùng nước thải từ hầm

Biogas tưới thì cỏ phát triển rất tốt.

Kỹ thuật trồng rất đơn giản. Sau khi làm đất

tơi mịn, rắc cỏ như gieo mạ hoặc như phủ rạ rồi

dùng chổi đập nhẹ để tăng khả năng bám đất

cho cỏ. Sau rắc cỏ, tránh ngập nước 7-10 ngày

để phòng thối thân. Song chỉ cần cỏ đã bén rễ,

nảy mầm thì cỏ lại chịu úng khá tốt (có thể chịu

ngập nước 1 tuần). Mùa đông khô hanh nhưng

có lẽ do cỏ dạng thân bụi mọc dầy đặc nên có

khả năng giữ ẩm tốt, cỏ vẫn duy trì năng suất

cao nếu được tưới ẩm chỉ 1 lần/tháng.

Những người nông dân đã trồng và sử dụng

các giống cỏ này nuôi bò sữa cho biết cỏ Thừng

và cỏ Sậy không những không bị chuột phá hoại

và tốn công chặt thái như đối với cỏi Voi mà bò

rất thích ăn do cỏ mềm mượt, không lông, có

hương vị thơm ngon đặc biệt nếu khi được ủ

chua. Bò sữa ăn các loại cỏ này khỏe mạnh, cho

năng suất, chất lượng cao và ổn định.

Đã lọt vào “tầm ngắm”

Trước hiệu quả rất khả quan từ thực tế sản

xuất của nông dân, Trung tâm Khuyến nông và

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc

Ninh đang rất quan tâm đến hai giống cỏ bản

địa nhiều ưu điểm này. Bước đầu, Trung tâm

Khuyến nông Bắc Ninh đã gửi mẫu phân tích tới

Viện Chăn nuôi Quốc gia. Kết quả mẫu thử cho

biết, tỷ lệ Protein thô của cỏ Thừng là 1,55%, cỏ

Sậy là 1,79%. Tỷ lệ vật chất khô đạt 15,51% (cỏ

Thừng) và 17,15% (cỏ Sậy). Tuy nhiên, những

nghiên cứu sâu hơn về di truyền, xác định dòng,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!