Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ba Phút Sự Thật - Tác giả - Phùng Quán Lời nói đầu ppt
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
152.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
915

Ba Phút Sự Thật - Tác giả - Phùng Quán Lời nói đầu ppt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Ba Phút Sự Thật

Tác giả: Phùng Quán

Lời nói đầu

Phùng Quán (1932- 1995) là nhà văn để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lịch sử

văn học Cách mạng Việt Nam từ nửa sau thế ký XX. Anh là một nhà văn chiến sĩ

trọn đời trung thành với lý tưởng mà mình đã chọn từ thuở thiếu thời: Đi theo Vệ

quốc Đoàn chiến đấu vì Tổ quốc vì nhân dân. Dù phải vượt qua vô vàn tai ương

đau khổ suốt 30 năm trời, từ sau vụ "Nhân văn giai phẩm"; dù phải đi lao động cải

tạo từ Thái Nguyên, Việt Trt, Thanh Hóa, Thái Bình, không nhà cửa, lấy nhau có

hai con rồi mà 20 năm ròng không có chỗ trú thân. Tên không được in trên sách,

phải "cá trộm, rượu chịu, văn chui".

Thế mà anh không hề thù oán ai, vẫn cặm cụi viết và vẫn viết "dòng đầu thẳng

ngay như dòng cuối", luôn xưng tụng đất nước, xưng tụng nhân dân, xưng tụng

cách mạng, xưng tụng tình yêu bằng những tác phẩm văn chương cuốn hút bốc lửa

và thiêí tha, nhân bản. Phùng Quán đã để lại trong lòng bạn bè, đồng nghiệp mộl

nhân cách cao cả, một lòng tin yêu đồng đội và nhân dân sâu sắc, một tấm gương

lao động hêt mình, tới hàng chục tác phẩm thơ, trường ca, truyện thơ, tiểu thuyết

được nhiều thế hệ bạn đọc mến mộ…

Một Phùng Quán - Văn với tiểu thuyết "Vượt Côn Đảo". Cho đến bộ tiểu thuyết

ngót ngàn trang "Tuổi thơ dữ dội", được tái bản lần thứ chín (lần tái bản gần đây

nhât do Nhà xuất bản Kim Đồng thực hiện năm 2005). Tuổi thơ dữ dội được đạo

diễn Vinh Sơn dựng thành phim cùng tên làm xúc động hàng triệu khán giả Việt

Nam trong và ngoài nước. Phim được giải thưởng

của Liên hoan phim Việt Nam và Tổng Cục Chính trị, Bộ Quốc phòng. "Tuổi thơ

dữ dội" xuất hiện 32 năm sau sự kiện "Nhân văn", được giải thướng Hội Nhà văn,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!