Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Áp giải, dẫn giải theo luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN TRẦN THẢO VY
ÁP GIẢI, DẪN GIẢI THEO LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
NGUYỄN TRẦN THẢO VY LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ KHÓA 32
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ÁP GIẢI, DẪN GIẢI THEO LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh
Học viên : Nguyễn Trần Thảo Vy
Lớp : Cao học luật, Khóa 32
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn Thạc sĩ luật học với đề tài: “Áp giải, dẫn giải theo
luật tố tụng hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh. Luận văn có
sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các
thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể và chính xác. Các số liệu, thông
tin được sử dụng trong Luận văn là khách quan và trung thực. Tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tác giả luận văn
Nguyễn Trần Thảo Vy
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự
BPCC : Biện pháp cưỡng chế
CQĐT : Cơ quan điều tra
NCTN : Người chưa thành niên
TAND : Tòa án nhân dân
THAHS : Thi hành án hình sự
THTT : Tiến hành tố tụng
TTHS : Tố tụng hình sự
VAHS : Vụ án hình sự
VKS : Viện kiểm sát
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BIỆN PHÁP ÁP GIẢI, DẪN GIẢI................................11
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của biện pháp áp giải, dẫn giải trong tố
tụng hình sự Việt Nam.................................................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm về biện pháp áp giải, dẫn giải........................................................11
1.1.2. Đặc điểm của biện pháp áp giải, dẫn giải.......................................................14
1.1.3. Ý nghĩa của biện pháp áp giải, dẫn giải..........................................................15
1.2. Khái quát chung về biện pháp áp giải, dẫn giải trong tố tụng hình sự Việt
Nam qua các thời kỳ........................................................................................................ 18
1.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến trước ngày 01/01/1989 ...............................................18
1.2.2. Giai đoạn từ ngày 01/01/1989 đến trước ngày 01/7/2004 ..............................20
1.2.3. Giai đoạn từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/01/2018 ..............................23
1.2.4. Giai đoạn từ ngày 01/01/2018 đến nay ...........................................................26
1.3. Quy định về biện pháp áp giải, dẫn giải theo pháp luật tố tụng Việt Nam ... 29
1.3.1. Về đối tượng áp dụng ......................................................................................29
1.3.2. Về căn cứ và điều kiện áp dụng.......................................................................35
1.3.3. Về thẩm quyền áp dụng ...................................................................................40
1.3.4. Về trình tự, thủ tục áp dụng.............................................................................43
Kết luận Chương 1 .......................................................................................................... 47
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ÁP GIẢI, DẪN GIẢI
VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ...............48
2.1. Thực trạng áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải theo quy định của Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2015.............................................................................................. 48
2.1.1. Thực trạng áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải trong giai đoạn điều tra,
truy tố .. .........................................................................................................................48
2.1.2. Thực trạng áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải trong giai đoạn xét xử ........49
2.2. Một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định về biện
pháp áp giải, dẫn giải ...................................................................................................... 51
2.2.1. Một số khó khăn, vướng mắc trong giai đoạn điều tra, truy tố.......................51
2.2.2. Một số khó khăn, vướng mắc trong giai đoạn xét xử ......................................56
2.2.3. Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp áp giải, dẫn
giải đối với người dưới 18 tuổi. ....................................................................................59
2.3. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc
trong quá trình áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải .................................................. 64
2.3.1. Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình
sự về biện pháp áp giải, dẫn giải ..................................................................................64
2.3.2. Một số đề xuất về mặt tổ chức thực hiện các quy định về biện pháp áp giải,
dẫn giải .........................................................................................................................69
Kết luận Chương 2 .......................................................................................................... 73
KẾT LUẬN..................................................................................................................74
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luật Tố tụng hình sự là một phương tiện sắc bén và hữu hiệu của Nhà nước
trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm phát hiện và xử lý nhanh
chóng, chính xác, kịp thời mọi hành vi phạm tội, người thực hiện tội phạm; bảo vệ
quyền con người, quyền công dân của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là
người bị buộc tội; bảo vệ Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân khỏi sự xâm phạm của tội phạm. Đồng thời, giáo dục mọi người ý thức tuân
thủ pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng; và trong công cuộc
đấu tranh phòng, chống tội phạm thì các biện pháp cưỡng chế trong luật tố tụng
hình sự có ý nghĩa rất quan trọng, việc áp dụng biện pháp này ảnh hưởng đến việc
giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ của tố tụng hình sự.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày
01/01/2018, đã xây dựng và cập nhật nhiều nội dung mới vừa nhằm bảo vệ tốt hơn
quyền con người, quyền công dân của những người tham gia tố tụng, vừa đảm bảo
các nguyên tắc cơ bản trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đặc biệt là “nguyên
tắc xác minh sự thật vụ án”. Nhằm cụ thể hóa nguyên tắc này cũng như việc đảm
bảo thực thi tôn trọng quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, nhà
làm luật đã đưa ra các quy định mới mẻ đối với biện pháp áp giải, dẫn giải so với
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Áp giải và dẫn giải là một biện pháp cưỡng chế
để bảo đảm cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được diễn ra theo đúng
trình tự, quy định của pháp luật; trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, việc có
mặt của bị can, bị cáo hay người làm chứng, bị hại,… có vai trò rất quan trọng đối
với việc xác định sự thật khách quan, toàn diện vụ án. Như vậy, với việc quy định
về áp giải, dẫn giải trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã giúp cho các cơ
quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng thuận tiện hơn trong quá trình
giải quyết các vụ án hình sự, han ch ̣ ế đến mức thấp nhất viêc ḅ ỏ lot ṭ ôi ph ̣ am. ̣
Tuy nhiên, trên thực tế áp giải, dẫn giải là vấn đề phức tạp, nhạy cảm và rất
dễ bị phản ứng, vì vậy các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải
xem xét rất thận trọng, chỉ nên áp dụng khi thật cần thiết để làm rõ các nội dung
quan trọng của vụ án. Việc áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải không đơn giản do
quy định của pháp luật về áp giải, dẫn giải chưa cụ thể và khó triển khai trên thực
2
tiễn. Mặt khác, việc dẫn giải đối với người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc
giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan cũng gặp khó
khăn khi người bị hại đã chủ động không đi giám định theo yêu cầu của Cơ quan
điều tra thì khi áp dụng biện pháp dẫn giải người bị hại có thể không chấp hành
hoặc bỏ trốn. Lúc này, Cơ quan điều tra không còn biện pháp nào khác để áp dụng,
qua đó việc xác minh tố giác tin báo về tội phạm cũng như việc điều tra vụ án bị
kéo dài.
Để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quy định và thực tiễn áp dụng của
biện pháp áp giải, dẫn giải, trong công trình nghiên cứu tác giả sẽ làm rõ các vấn đề
lý luận về biện pháp áp giải, dẫn giải; phân tích, nghiên cứu chuyên sâu và sẽ có một
phần nghiên cứu so sánh ngắn gọn giữa các quy định hiện hành về biện pháp áp giải,
dẫn giải với các quy định của pháp luật tố tụng của một số quốc gia trên thế giới.
Đồng thời, trong suốt thời gian nghiên cứu tác giả sẽ đánh giá hoạt động áp dụng biện
pháp áp giải, dẫn giải trong các vụ án hình sự để đưa ra các vướng mắc, bất cập khi
biện pháp này được áp dụng trong thực tiễn và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định
trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam về biện pháp áp giải, dẫn giải.
Với những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Áp giải, dẫn giải theo luật
tố tụng hình sự Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật
Hình sự và Tố tụng hình sự của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua khảo sát cho thấy, chế định về áp giải, dẫn giải theo quy định của luật tố
tụng hình sự Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều. Các công trình nghiên cứu
khoa học và các bài báo khoa học thường tập trung nghiên cứu chủ yếu về biện
pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế, trong đó chỉ có một phần nhỏ các nghiên
cứu có liên quan đến biện pháp áp giải, dẫn giải nhưng tác giả nhận thấy vẫn có một
số công trình nghiên cứu có đề cập đến biện pháp áp giải, dẫn giải ở những mức độ
và khía cạnh khác nhau.
Ở cấp độ công trình nghiên cứu chuyên khảo gồm có: Sách chuyên khảo
nghiên cứu về “Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự”
của tác giả Trần Quang Tiệp, được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản tại Hà
Nội năm 2011. Trong quyển sách này, tác giả chủ yếu nghiên cứu khái quát về mối