Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Áp dụng tập quán trong giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình tại tòa án nhân dân
PREMIUM
Số trang
75
Kích thước
12.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1585

Áp dụng tập quán trong giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình tại tòa án nhân dân

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN BÉ LÊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Định hướng ứng dụng

Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tiến

Học viên: Nguyễn Bé Lê

Lớp: Cao học Luật, khóa 2 - Cần Thơ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn tốt nghiệp thạc sĩ “Áp dụng tập quán trong giải

quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình tại Tòa án nhân dân” là kết quả nghiên

cứu ứng dụng của bản thân tôi. Đây là kết quả được thực hiện bởi sự hướng dẫn của

thầy TS. Nguyễn Văn Tiến, Khoa Luật dân sự - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ

Chí Minh. Tôi cam kết đảm bảo tính trung thực, tuân thủ các quy định của Nhà

trường về trích dẫn, chú thích, tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận

văn và lời cam kết này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Bé Lê

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

01 BLDS Bộ Luật Dân sự

02 BLTTDS Bộ Luật Tố tụng Dân sự

03 HĐXX Hội đồng xét xử

04 LHNGĐ Luật Hôn nhân và gia đình

05 TAND Tòa án nhân dân

06 VKSND Viện kiểm sát nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TẬP QUÁN TRONG GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN 10

1.1 Áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình theo

yêu cầu của đương sự .........................................................................................11

1.2. Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia

đình.......................................................................................................................18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................. 21

CHƯƠNG 2. XÁC ĐỊNH VÀ ÁP DỤNG TẬP QUÁN TRONG GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN 22

2.1. Xác định tập quán về hôn nhân và gia đình để áp dụng tại Tòa án .......22

2.1.1. Chủ thể xác định tập quán......................................................................22

2.1.2. Nội dung của tập quán ...........................................................................25

2.2. Áp dụng tập quán trong việc giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia

đình tại Tòa án nhân dân ...................................................................................31

2.2.1. Tòa án không áp dụng tập quán mặc dù tập quán có tính phổ biện và

tồn tại ở địa phương. ........................................................................................31

2.2.2. Cùng một tập quán nhưng các Tòa án khác nhau áp dụng khác nhau..33

2.2.3. Về áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn. ....34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................. 37

KẾT LUẬN CHUNG....................................................................................... 38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Khi nói đến tập quán, là nói đến một loại quy tắc xử sự trong đời sống, có vai

trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con người. Trong quá trình tồn tại

và phát triển, để xã hội trật tự, ổn định, đáp ứng yên cầu, ý chí của một nhóm người,

một cộng đồng nhất định, tập quán ra đời nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội đó.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những tập

quán khác nhau, tồn tại lâu đời và ít nhiều chi phối đến đời sống của người dân.

Trong chuỗi hệ thống tập quán các vùng miền từ Bắc chí Nam, có thể nói tập

quán tồn tại lâu đời và được xã hội quan tâm nhiều đó là các tập quán về hôn nhân

và gia đình. Trong lĩnh vực này có rất nhiều tập quán tiến bộ, tốt đẹp, đảm bảo

quyền lợi, lợi ích hợp pháp, giúp người dân dễ dàng giải quyết các tranh chấp về

hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, những tập quán lạc hậu làm hạn chế quyền con

người, xâm phạm trực tiếp đến những quyền lợi của công dân vẫn còn tồn tại.

Hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có hiệu lực thi hành,

nhưng một bộ phận người dân, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số, vẫn còn hạn

chế trong việc tiếp cận và thực hiện các quy định. Nhiều nơi vẫn tiến hành áp dụng

tập quán để giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình, xem đó như là một

quy tắc xử sự bất thành văn được coi trọng và chi phối không nhỏ đến đời sống

người dân.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 khẳng định: “Nhà nước có chính sách, biện

pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự

nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no,

tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân

xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống,

phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc”

1

.

Tuy nhiên, quá trình áp dụng pháp luật HNGĐ để giải quyết các tranh chấp

về hôn nhân và gia đình còn nhiều bất cập:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình đã có quy định cho

phép các đương sự viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết nhưng

1 Khoản 1 Điều 4 Luật HNGĐ 2014

2

những quy định này chưa cụ thể, dẫn đến việc Tòa án còn lúng túng khi xác định

các tập quán do đương sự viện dẫn, yêu cầu.

Thứ hai, một số quy định tại Điều 6 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31

tháng 12 năm 2014, hướng dẫn: “Trong thời hạn ba năm kể từ ngày Nghị định này

có hiệu lực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, trình Hội đồng

nhân dân cùng cấp phê duyệt danh mục các tập quán về hôn nhân và gia đình được

áp dụng tại địa phương”. Tuy nhiên, khi khảo sát trong thực tiễn, các địa phương

vẫn chưa xây dựng được các danh mục tập quán theo quy định của pháp luật. Từ đó,

việc áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình tại TAND không thực hiện được do

không có cơ sở pháp lý.

Thứ ba, do chưa có sự thống nhất trong việc áp dụng tập quán hôn nhân và

gia đình nên việc TAND các địa phương ngại áp dụng tập quán. Do đó, chưa thực

sự phát huy được quy định tại khoản 2 Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Xuất phát từ thực tiễn trên, người viết chọn đề tài: “Áp dụng tập quán trong

giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình tại Tòa án nhân dân” để làm đề tài

luận văn cao học Luật chuyên ngành Luật dân sự và Tố tụng dân sự - Định hướng

ứng dụng.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua quá trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến áp dụng tập quán trong

giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình ở Tòa án nhân dân (TAND), người

viết đã được đọc, nghiên cứu một số sách chuyên khảo, luận văn thạc sỹ luật học và

các bài viết trên các tạp chí, trong đó có thể kể đến một số các tài liệu như sau:

Sách, giáo trình

- Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2016), “Giáo trình Luật Hôn

nhân và gia đình”, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. Cuốn sách phân

tích những khái niệm, nội dung cơ bản về chế định đại diện của cha, mẹ đối

với con (đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền), đang được quy

định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nhưng giáo trình lại chưa

phân tích cụ thể về các bất cập đang tồn tại trong chế định này.

- Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học – Những điểm mới của Bộ luật

dân sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!