Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Áp dụng liệu pháp tâm lý trong trị liệu một ca trầm cảm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====== ======
VŨ THỊ LƢƠNG
ÁP DỤNG LIỆU PHÁP TÂM LÝ
TRONG TRỊ LIỆU MỘT CA TRẦM CẢM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG
Hà Nội – 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====== ======
VŨ THỊ LƢƠNG
ÁP DỤNG LIỆU PHÁP TÂM LÝ
TRONG TRỊ LIỆU MỘT CA TRẦM CẢM
Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS NGUYỄN SINH PHÚC
Hà Nội 2020
Mã số: Thí điểm
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn dưới đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc. Các kết quả nêu trong Luận văn
chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Ngƣời cam đoan
Vũ Thị Lƣơng
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Sinh Phúc – là người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
bảo vệ luận văn này.
Tôi cũng xin gửi đến lời cảm ơn chân thành các thầy cô đã và đang công tác,
giảng dạy tại khoa Tâm lí học – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, giảng dạy và hướng dẫn cho tôi kiến thức trong những
năm học vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến thân chủ của tôi đã đồng ý để tôi đưa quá
trình làm việc vào luận văn, cảm ơn các bạn cùng khóa đã luôn đồng hành, động
viên và cung cấp thông tin cần thiết cho đề tài.
Mặc dù đã có những cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu
xót, tôi rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn , giúp đỡ và đóng góp ý kiến từ
các nhà khoa học và các quý thầy cô, các đồng nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của gia đình, bạn bè và
những người thân đã tạo điều kiện, khuyến khích, động viên tôi để bản Luận văn
được hoàn thành.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2020
Học viên
Vũ Thị Lƣơng
1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
1. Lý do chọn ca lâm sàng...........................................................................................4
2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................5
3. Khách thể nghiên cứu..............................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT CA
TRẦM CẢM .............................................................................................................6
1.1. Tổng quan về rối loạn trầm cảm.......................................................................6
1.1.1 Cập nhật tình hình trầm cảm ở thanh thiếu niên ...............................................6
1.1.2. Điểm luận một số nghiên cứu về trị liệu tâm lý ở người trầm cảm ..................6
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng ở người trầm cảm............................................................11
1.2 Một số khái niệm trong đề tài ..........................................................................18
1.3. Các phƣơng pháp về đánh giá và can thiệp rối loạn trầm cảm...................20
1.3.1. Liệu pháp kỹ thuật nhận thức hành vi CBT ....................................................20
1.3.2. Liệu pháp kỹ thuật thư giãn ............................................................................22
1.3.3. Liệu pháp cấu trúc lại nhận thức – xúc cảm...................................................25
1.3.4 Liệu pháp điều chỉnh niềm tin xúc cảm của Ellis ............................................27
1.3.5. Liệu pháp điều chỉnh nhận thức của Beck ......................................................28
Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ CAN THIỆP MỘT TRƢỜNG HỢP TRẦM CẢM Ở
THÂN CHỦ .............................................................................................................31
2.1 Thông tin chung về thân chủ............................................................................31
2.1.1 Thông tin hành chính .......................................................................................31
2.1.2 Hoàn cảnh gia đình..........................................................................................32
2.1.3. Lý do thăm khám, lời yêu cầu .........................................................................33
2.1.4. Ấn tượng chung về thân chủ............................................................................33
2.2 Các vấn đề đạo đức ...........................................................................................34
2
2.2.1. Đạo đức trong tiếp nhận ca lâm sàng.............................................................34
2.2.2. Đạo đức trong việc sử dụng các công cụ đánh giá và thực hiện quy trình
đánh giá....................................................................................................................35
2.2.3. Đạo đức trong can thiệp trị liệu......................................................................35
2.3 Đánh giá .............................................................................................................36
2.4. Lịch sử vấn đề của thân chủ............................................................................40
2.4.1. Vài nét về thân chủ..........................................................................................40
2.4.2. Định hình trường hợp......................................................................................43
2.5. Kế hoạch trị liệu ...............................................................................................46
2.6. Quy trình can thiệp ..........................................................................................46
2.7. Đánh giá hiệu quả can thiệp............................................................................70
2.7.1. Cách thức đánh giá và các công cụ lâm sàng sử dụng để đánh giá...............70
2.7.2. Kết quả đánh giá .............................................................................................71
2.8. Kết thúc ca và theo dõi sau can thiệp.............................................................71
2.8.1. Tình trạng hiện thời của thân chủ...................................................................71
2.8.2. Kế hoạch theo dõi sau trị liệu .........................................................................72
2.9. Bàn luận chung.................................................................................................72
2.9.1. Bàn luận về ca lâm sàng đã thực hiện ............................................................72
2.9.2. Tự đánh giá về chất lượng can thiệp trị liệu...................................................74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78
3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Cách thức biến đổi những suy nghĩ, niềm tin, thái độ sống tiêu cực trở
thành tích cực ............................................................................................................26
Bảng 2.1. Triệu chứng trầm cảm của thân chủ dựa trên DSM V..............................37
Bảng 2.2. Hoạt động hàng ngày và trải nghiệm cảm xúc của thân chủ....................54
Bảng 2.3. Cảm nhận thư giãn của thân chủ...............................................................59
Bảng 2.4. Cảm nhận trạng thái cảm xúc của thân chủ..............................................63
Bảng 2.5. Hoạt động có lợi cho sức khỏe nhưng có những trở ngại........................65
Bảng 2.6. Đánh giá kết quả can thiệp .......................................................................71
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ phả hệ của thân chủ.........................................................................31
Hình 2.2. Vấn đề của thân chủ ..................................................................................36
Hình 2.3. Kế hoạch can thiệp....................................................................................46
Hình 2.4. “Dừng lại, suy nghĩ và hành động”..........................................................60
Hình 2.5. Tiến trình hàn gắn mối quan hệ với mẹ của thân chủ ..............................68
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn ca lâm sàng
Trên Thế giới hiện nay việc đào tạo nghề tâm lý dựa trên thực hành ca được
phổ biến và là yếu tố cần thiết hành trang cho những nhà tâm lý bước ra nghề. Trên
thực tế có rất nhiều vấn đề tâm lý cần được can thiệp và hỗ trợ được đưa ra để thực
hành trông đó có rối loạn trầm cảm.
Trong số những ca thực hành lâm sàng mà cá nhân tôi thực hiện, rối loạn
trầm cảm là rối loạn thường hay gặp nhất trong các cơ sở thực hành như bệnh viện,
trung tâm trị liệu tâm lý.
Bước ra từ trường đại học và mong muốn được trở thành một nhà tâm lý
thực hành một cách nghiêm túc thì case lâm sàng về rối loạn trầm cảm chính là case
giúp cho bản thân tôi cũng như những bạn đang là học viên cao học có thể nâng cao
tay nghề, thực hành đạo đức nghề cũng như học hỏi những kỹ năng, kiến thức cần
có mà mình đã học được. Với case trầm cảm thanh thiếu niên còn giúp cho nhà thực
hành học được tính kiên trì, học cách thích nghi với những thay đổi và kết quả từ
phía thân chủ. Thêm vào đó lựa chọn case lâm sàng là thanh thiếu niên cũng giúp
cho tôi có thể thực hiện tốt và trau dồi thêm kinh nghiệm cho công việc hiện tại của
mình khi đang làm việc với thanh thiếu niên bị khủng hoảng và có những tổn
thương, có những thanh thiếu niên gặp stress và trầm cảm. Từ luận văn của mình tôi
được giám sát và hướng dẫn từ các thầy cô, điều này sẽ giúp cho những người chưa
trưởng thành hẳn về tay nghề như chúng tôi cứng cáp hơn trên con đường tìm kiếm
vị trí của một nhà tâm lý.
Một case tâm lý lâm sàng – trầm cảm vị thành niên còn giúp cho tôi thực
hiện được mong muốn của mình, bởi ngay từ những năm đại học tôi đã thử trải
nghiệm và ước muốn được thực hành nghề với trẻ em và thanh thiếu niên, tôi nhận
ra đó là đam mê của mình và mong muốn được trải nghiệm nó một cách thực thụ.
Trẻ em và thanh thiếu niên khiến cho tôi có cảm giác mạnh mẽ được trợ giúp, được
đồng hành và hỗ trợ vượt qua những khó khăn của lứa tuổi này. Các em có thế giới
sống động nhưng có lúc lại bị chững lại ở một điểm nào đó ở lứa tuổi khiến tôi
5
muốn đến và cùng làm việc với các em. Nên khi lựa chọn được case lâm sàng bảo
vệ luận văn của mình tôi cảm thấy hài lòng và thích thú về việc mình sẽ được học
hỏi thêm khi bảo vệ.
Đây là case trầm cảm thanh thiếu niên có nhiều vấn đề và góc cạnh để có thể
hỗ trợ cho thân chủ như vấn đề về mối quan hệ gia đình, mối quan hệ với nhà
trường và những yếu tố từ bản thân thân chủ. Xuất phát từ trên nếu như được giám
sát sẽ sáng tỏ và trợ giúp cho cả thân chủ hiện tại và những thân chủ sau tốt hơn, các
vấn đề của thân chủ sẽ được hỗ trợ kịp thời khi được đưa ra hội đồng làm việc và
được áp dụng lý thuyết một cách cẩn thận hơn.
Chính vì những lý do trên mà tôi lựa chọn đề tài: “Áp dụng liệu pháp tâm lý
trong trị liệu một ca trầm cảm” ở thanh thiếu niên. Mặc dù tên đề tài và trường hợp
trầm cảm thanh thiếu niên không mới mẻ trong các đề tài đã được bảo vệ nhưng với
những người mới thực hành nghề đây lại là một điều mới với những trải nghiệm
riêng về nghiệp. Hi vọng sẽ giúp ích được cho công việc, cho hoạt động trợ giúp
của tôi trên bước đường trở thành một nhà tâm lý.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: điểm luận một số nghiên cứu về trầm cảm và can
thiệp trầm cảm bằng liệu pháp tâm lý
- Nghiên cứu thực tiễn: trình bày cơ sở lý luận, đánh giá, chẩn đoán vấn đề
của thân chủ, thực hiện can thiệp vấn đề trầm cảm và nhận thức sai lệch cho thân
chủ, đánh giá hiệu quả can thiệp, đưa ra kết luận và khuyến nghị.
3. Khách thể nghiên cứu
- Người trầm cảm có nhu cầu trị liệu tâm lý.
- Đề tài giới hạn trong 1 ca – 1 thân chủ vị thành niên trầm cảm 17 tuổi
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng
Phương pháp hỏi chuyện
Phương pháp trắc nghiệm
Liệu pháp thư giãn
Liệu pháp nhận thức hành vi