Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Áp dụng ISO 9000 trong quản lý hành chính Nhà nước.docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phần 1: LỜI GIỚI THIỆU
Kể từ khi ban hành lần đầu tiên vào năm 1987, sau hai lần sửa đổi vào năm
1994 và 2000, hiện nay ISO 9000 đã được áp dụng ở trân 160 nước và vùng lãnh
thổ. Bên cạnh việc triển khai ISO 9000 trong các ngành sản xuất dịch vụ, kể từ
năm 2000, tiêu chuẩn ISO 9000 đã được triển khai thí điểm trong một số cơ quan
thuộc hệ thống quản lý hành chính ở nước ta. Kết quả của việc áp dụng này đã
dẫn đến một số cải tiến hoạt động, góp phần vào chương trình cải cách hành
chính.
Sau 20 năm đổi mới và mở cửa, cải cách hành chính được xem như một bộ
phận cấu thành của cải cách xã hội-chính trị ở nước ta và đang được nhận thức
một cách ráo riết, triệt để hơn để hỗ trợ, thúc đẩy việc cải cách kinh tế xã hội.
Mục tiêu cải cách hành chính trong giai đoạn từ 2001-2010 là tiến tới "Xây dựng
một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại
hoá, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, xây dựng một đội ngũ công chức có đủ năng lực và phẩm chất".
Những nhận thức trên đây là lý do để em lựa chọn đề tài “Áp dụng ISO 9000
trong quản lý hành chính Nhà nước” với mục đích nghiên cứu nhằm tìm hiểu
rõ hơn về chuyên ngành Quản trị chất lượng được áp dụng trong dịch vụ hành
chính công hiện nay như thế nào.
Nội dung của đề án bao gồm các phần:
I. Tổng quan về việc áp dụng ISO 9000 trong cải cách hành chính nhà nước.
II. Tình hình áp dụng ISO 9000 trong quá trình cải cách hành chính nhà nước.
III. Phương hướng và giải pháp để thực hiện tốt ISO 9000 trong dịch vụ hành
chính Nhà nước.
Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Trương Đoàn Thể đã hướng dẫn em hoàn
thành đề án này.
Phần 2: NỘI DUNG
Áp dụng ISO 9000 trong quản lý hành chính Nhà nước
I. Tổng quan về áp dụng ISO 9000 trong cải cách hành chính
nhà nước.
1. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000.
Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) ISO 9000 là hệ thống quản lý chất lượng
thích hợp với mọi tổ chức. Việt Nam bắt đầu áp dụng ISO 9000 cho các doanh
nghiệp từ năm 1994 và cho dịch vụ hành chính từ năm 1999. Đây là bộ tiêu
chuẩn và hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế, viết tắt
là ISO, ban hành từ năm 1987. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 hiện hành (phiên bản
2000) gồm 4 tiêu chuẩn: tiêu chuẩn về mô hình quản lý chất lượng ISO 9001; tiêu
chuẩn hướng dẫn thực hiện ISO 9004; tiêu chuẩn về khái niệm và thuật ngữ ISO
9000; tiêu chuẩn về đánh giá hệ thống ISO 19011.
1. Nguyên tắc của ISO 9000.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đưa ra các nguyên tắc về quản lý và quy định các
yếu tố cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức để đảm bảo rằng sản
phẩm hay dịch vụ của tổ chức luôn có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng, cũng như các yêu cầu của luật pháp khác. Đồng thời ISO 9000 cũng là cơ
sở để đánh giá khả năng của tổ chức trong hoạt động nhằm duy trì và không
ngừng cải tiến, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được xây dựng dựa trên 8 nguyên tắc là:
− Định hướng tới sự thỏa mãn các yêu cầu và mong đợi của khách hàng.
− Đề cao vai trò của lãnh đạo trong việc xác định mục đích, biện pháp, chỉ
dẫn và tạo môi trường làm việc thuận lợi để cho mọi người có thể tham gia
một cách đầy đủ trong các công việc thực hiện những mục tiêu của tổ
chức.
− Khuyến khích sự tham gia đầy đủ của những người lao động vì lợi ích
chung của tổ chức.
2
− Phương pháp tiếp cận theo quá trình nhằm đạt được hiệu quả cao trong
công việc: mọi công việc đều có đầu vào và kết quả đầu ra cụ thể.
− Phương pháp quản lý một cách có hệ thống: hoạt động quản lý được thực
hiện theo vòng tròn Deming PDCA: Lập kế hoạch-Thực hiện Kiểm traHành động.
− Cải tiến liên tục quá trình hoạt động là sản phẩm và dịch vụ.
− Các quyết định của nhà quản lý phải dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ các
thông tin và số liệu thực tế về quá trình và sản phẩm.
− Đảm bảo lợi ích hợp lý giữa tổ chức với các bên có liên quan tạo ra giá trị
của hoạt động.
2. Đối tượng và các trường hợp áp dụng.
− Các tổ chức muốn có những lợi ích thông qua việc áp dụng và sự tin tưởng
đối với các nhà cung ứng.
− Người sử dụng sản phẩm.
− Những người thuộc nội bộ hay bên ngoài tổ chức có nhiệm vụ đánh giá hệ
thống hay đánh giá sự phù hợp của hệ thống theo các yêu cầu của tiêu
chuẩn.
− Những người thuộc nội bộ hay bên ngoài tổ chức có nhiệm vụ tư vấn hoặc
đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng cho thích hợp với tổ chức.
− Tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn liên quan.
3. Nội dung của bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 bao gồm nhiều tiêu chuẩn. Trong đó tiêu
chuẩn chính ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng, các yêu cầu. Bộ tiêu chuẩn
này nêu ra các yêu cầu đối với HTQLCL mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng.
Ngoài ra còn các tiêu chuẩn hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện, bao gồm: ISO 9000: