Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả làm việc của nhân viên thông qua thái độ và hành vi của nhân viên
PREMIUM
Số trang
93
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1676

Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả làm việc của nhân viên thông qua thái độ và hành vi của nhân viên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

---------o0o---------

BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐẾN KẾT

QUẢ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN THÔNG QUA

THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA NHÂN VIÊN: NGHIÊN

CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT

GVHD: TRỊNH THÙY ANH

HỌ VÀ TÊN: TRẦN KỲ BẢO TRÂN

MSSV: 1354010360

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2017

i

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình thực hiện bài báo cáo khóa luận tôi nhận được nhiều sự ủng hộ và

giúp đỡ của gia đình, nhà trường và quý thầy cô.

Để hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp này trước hết tôi xin chân thành cảm ơn

nhà trường, quý thầy cô giảng viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Mở

TPHCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bài báo cáo.

Đặc biệt, tôi xin gởi đến cô Trịnh Thùy Anh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ

và động viên tôi hoàn thành bài báo cáo này lời cảm ơn chân thành nhất.

Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện bài báo

cáo này tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến

đóng góp từ quý thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

ii

MỤC LỤC

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................1

1.1. GIỚI THIỆU..................................................................................................................1

1.2. MỤC TIÊU....................................................................................................................2

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................3

1.5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................3

1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI...........................................................................................4

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................5

2.1. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC: .................................................................................5

2.1.1. Một số khái niệm bầu không khí (bầu không khí tâm lý)................................6

2.1.2. Mối quan hệ giữa lãnh đạo cấp trên với người lao động cấp dưới..................8

2.1.3. Văn hóa doanh nghiệp .....................................................................................9

2.2. THÁI ĐỘ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN.........................................................10

2.3. KHÁI NIỆM VỀ HÀNH VI.................................................................................11

2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY.............................................................12

2.4.1. Nghiên cứu về “Hành vi lãnh đạo tạo sự thay đổi như là yếu tố quyết

định sự hài lòng của nhân viên, cam kết, tin tưởng và hành vi công dân tổ chức”.....12

2.4.2. Các tác động của văn hóa tổ chức đến mối quan hệ giữa hành vi lãnh

đạo và cam kết tổ chức và mối quan hệ giữa cam kết tổ chức và sự hài lòng

công việc và hiệu suất. ................................................................................................13

2.4.3. Tác động của môi trường làm việc đến hiệu quả công việc. .........................14

2.5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU............................................................................16

2.5.1. Môi trường làm việc tác động đến thái độ làm việc của nhân viên...............16

2.5.2. Thái độ tác động đến hành vi của nhân viên .................................................18

2.5.3. Môi trường làm việc tác động đến hiệu quả làm việc của nhân viên ............18

2.5.4. Hành vi của nhân viên ảnh hưởng đến kết quả làm việc ...............................21

2.6. Mô hình nghiên cứu..............................................................................................21

PHẦN 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................23

iii

3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................23

3.1.1. Xây dựng thang đo lường..................................................................................23

3.1.2. Nghiên cứu định tính .....................................................................................27

3.1.3. Nghiên cứu định lượng với thang đo .............................................................28

3.1.4. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................31

3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................32

3.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .............................................................................32

3.2.2. Thống kê mô tả và đánh giá độ tin cậy của thang đo ....................................33

3.2.3. Phân tích nhân tố............................................................................................35

3.2.4. Thiết lập lại thang đo .....................................................................................45

3.2.5. Phân tích khẳng định nhân tố CFA................................................................47

3.2.6. Kiểm định độ phù hợp của mô hình lý thuyết bằng SEM .............................48

PHẦN 4: PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................52

4.1. KẾT LUẬN ..........................................................................................................52

4.2. Ý NGHĨA VÀ HÀM Ý QUẢN LÝ .....................................................................53

4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU.........................................................................54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................56

PHỤ LỤC A: BẢNG CÂU HỎI......................................................................................66

PHỤ LỤC B: TRÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................72

iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Thang đo môi trường làm việc ...........................................................................23

Bảng 2.2 Thang đo thái độ làm việc ..................................................................................25

Bảng 2.3 Thang đo hành vi nhân viên ...............................................................................25

Bảng 2.4 Thang đo kết quả làm việc..................................................................................26

Bảng 3.1 Đặc điểm cá nhân mẫu nghiên cứu.....................................................................31

Bảng 3.2 Đặc điểm cá nhân về thời gian làm việc.............................................................32

Bảng 3.3 Bảng thống kê mô tả và hệ số Cronbach anpha..................................................32

Bảng 3.4 KMO và Bartlell’s Test ......................................................................................35

Bảng 3.5 Kết quả EFA của biến độc lập ............................................................................36

Bảng 3.6 KMO và Bartlell’s Test ......................................................................................39

Bảng 3.7 Kết quả EFA biến phụ thuộc ..............................................................................40

Bảng 3.8 Thiết lập lại thang đo ..........................................................................................40

Bảng 3.9 Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình ............46

Bảng nghiên cứu định tính .................................................................................................60

Bảng nghiên cứu định lượng..............................................................................................61

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Kết quả CFA .........................................................................................................43

Hình 1: Kết quả SEM của mô hình nghiên cứu .................................................................46

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TĐLV: Thái độ làm việc của nhân viên

DMLV: Đam mê làm việc

CDLV: Chủ động làm việc

HVNV: Hành vi nhân viên

MTLV: Môi trường làm việc

BKK: Bầu không khí

CT: Cấp trên

v

VHDN: Văn hóa doanh nghiệp

NV: Nhân viên

KQLV: Kết quả làm việc

1

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

Phần 1: nhằm giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, mục tiêu, sơ lược về

phương pháp, đóng góp và ý nghĩa thực tiễn về môi trường làm việc tác động đến

kết quả làm việc của nhân viên.

1.1. GIỚI THIỆU

Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, các công ty được thành lập

ngày càng nhiều. Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực cũng ngày càng tăng cao, doanh

nghiệp ngày càng đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó,

người lao động cũng có rất nhiều nhu cầu và đòi hỏi các doanh nghiệp đáp ứng nhu

cầu của mình. Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, thì nguồn nhân lực luôn là yếu tố

quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Tài sản quý nhất của các doanh nghiệp

chính là con người (theo Matsushita – Ông tổ của các phương thức kinh doanh kiểu

Nhật). Con người là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một tổ

chức (Jonh M. Ivancevich, 2010). Một yếu tố không kém phần quan trọng để giữ

chân người lao động là môi trường làm việc. Một số nghiên cứu trên thế giới đã

chứng minh có mối liên quan giữa môi trường làm việc với hiệu quả công việc.

Steven P Brown & Thomas W.Leigh (1996), đã khám phá ra sáu yếu tố tác động

đến sự dấn thân vào công việc, sự nỗ lực làm việc và hiệu quả công việc. Tiếp theo

đó cũng có một số nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu về không khí tại nơi làm việc

tác động đến kết quả làm việc để hiểu rõ tâm lý nhân viên và giúp doanh nghiệp giữ

chân được nhiều nhân tài như Armenio Rego & Miguel Pina E Cunha (2008),

D’Amato & Alessia, (2011).

Theo thống kê trên một tạp chí phát triển nguồn nhân lực cho biết, doanh

nghiệp Việt Nam trung bình chỉ sử dụng được khoảng 40% năng suất nguồn nhân

lực hiện có và tỷ lệ này còn thấp hơn nữa nếu nhân viên ở khối văn phòng có những

ảnh hưởng nhất định của diễn biến tâm lý bất ổn, do áp lực công việc, môi trường

làm việc không tốt hoặc những ảnh hưởng của cuộc sống bên ngoài mang lại (Phan

Ngọc Trung, 2011). Môi trường làm việc được xem như là ngôi nhà thứ hai của

nhân viên (Armenio Rego & ctg, 2008), mỗi ngày nhân viên sống và làm việc nhằm

vun đắp xây dựng cho một tương lai vững chắc. Nếu có một môi trường làm việc tốt

sẽ giúp nhân viên nâng cao tinh thần làm việc, cảm thấy thoải mái, đầu óc minh mẫn

và sẽ có những đóng góp quý giá cho doanh nghiệp. Và đặc biệt, họ xem nơi đây

chính là nhà của mình thì họ sẽ ra sức bảo vệ nó và giúp ngôi nhà này ngày càng

vững chãi và phát triển hơn nữa. Một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ sẽ là

nguồn động viên lớn cho tinh thần hăng say làm việc, là điều kiện tốt nhất để phát

2

huy khả năng sáng tạo của đội ngũ nhân viên, hoàn thành công việc được giao cũng

như những mục tiêu của cá nhân và tập thể (D’Amato & Alessia, 2011).

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu khám phá và kiểm định các yếu tổ của môi

trường làm việc ảnh hưởng đến kết quả làm việc, nhưng vẫn mong muốn ngày càng

có nhiều nghiên cứu sâu hơn trong từng yếu tố của môi trường làm việc để có những

ứng dụng thiết thực trong cuộc sống và trong kinh doanh (Brown & Leigh, 1996;

Armenio Rego & ctg, 2008; D’Amto & Alessia, 2011; Barkhi & Kao, 2011). Tuy

nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về môi trường làm việc tốt hay xấu

thì thái độ và hành vi của nhân viên đó như thế nào. Họ sẽ phản kháng lại hay chấp

nhận sống chung với môi trường làm việc đó, hay mong muốn thay đổi, hay sẽ từ bỏ

một môi trường làm việc không phù hợp với mình…Hiểu được điều đó, nên tôi đề

xuất đề tài “Ảnh hưởng của Môi trường làm việc đến kết quả làm việc của nhân viên

thông qua thái độ và hành vi của nhân viên: Nghiên cứu trường hợp tại Sân bay Tân

Sơn Nhất”.

1.2. MỤC TIÊU

Đề tài nhằm mục tiêu đánh giá được tác động của môi trường làm việc đến kết

quả làm việc của nhân viên tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Trong đó:

Thái độ và hành vi của nhân viên là các yếu tố tác động trung gian. Từ đó gợi ý

các hàm ý quản lý đối với doanh nghiệp.

Ý nghĩa của đề tài:

Đề tài giúp các Doanh nghiệp có thể nhìn thấy một cách toàn diện và sâu sắc

hơn về sự ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả làm việc của nhân viên thông

qua thái độ và hành vi. Để từ đó, Doanh nghiệp có thể có các chính sách để tạo một

môi trường làm việc phù hợp với chiến lược phát triển, đáp ứng điều kiện làm việc

cho nhân viên cùng với sự công bằng, hợp lý để nhân viên có thái độ làm việc tốt,

cảm thấy thích và thoải mái, nhìn thấy sự phát triển của mình trong tương lai thì họ

sẽ cống hiến hết sức mình và gắn bó với doanh nghiệp.

1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tại bàn:

Nghiên cứu sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các đề tài có liên quan đến chủ đề

“Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến kết quả làm việc của nhân viên thông qua

3

thái độ và hành vi của nhân viên: nghiên cứu trường hợp tại các công ty trong Sân

bay Tân Sơn Nhất”.

Nghiên cứu thực tế/ chuyên sâu:

Kết hợp cả 2 phương pháp định tính và định lượng:

Nghiên cứu định tính: bằng phương pháp phỏng vấn sơ bộ và phỏng vấn sâu

dựa trên các câu hỏi đã được chuẩn bị trước để điều chỉnh lại thang đo cho phù hợp.

Từ kết quả điều tra sơ bộ, giúp tôi bổ sung và điều chỉnh lại nội dung cho phù hợp

trong bản câu hỏi để đưa vào điều tra chính thức.

Nghiên cứu định lượng: được thực hiện thông qua bản câu hỏi khảo sát nhằm

thấy được Môi trường làm việc ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nhân viên thông

qua thái độ và hành vi của nhân viên. Dữ liệu sẽ được tiến hành kiểm tra, xử lý và

phân tích qua việc phân tích nhân tố EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, mối

quan hệ giữa các biến thông qua mô hình SEM.

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1. Đối tượng:

Đối tượng nghiên cứu: Môi trường làm việc tác động đến kết quả làm việc của

nhân viên thông qua thái độ và hành vi.

Đối tượng khảo sát: nhân viên tại các công ty ở Sân bay Tân Sơn Nhất, tức bao

gồm tất cả các loại nhân viên. Nhân viên ở đây bao gồm cả nhân viên cấp dưới lẫn

nhân viên cấp cao, không bao gồm những người làm chủ doanh nghiệp.

1.4.2. Phạm vi:

Khảo sát về môi trường làm việc tác động đến kết quả làm việc của 220 nhân

viên thuộc lĩnh vực thông tin, dịch vụ tại các công ty trong Sân bay Tân Sơn Nhất.

Do nguồn lực và kinh phí còn hạn chế nên chúng tôi nghiên cứu và khảo sát

theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện.

1.5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay có rất nhiều các đề tài nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực

nhưng đa phần tập trung vào nghiên cứu về những yếu tố giúp xây dựng lòng trung

thành của nhân viên, những nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn, sự hài lòng của

nhân viên. Nhưng lại chưa đề cập đến những vấn đề như những yếu tố trên tác động

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!