Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
187
Kích thước
15.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1501

Ảnh hưởng đặc điểm hội đồng quản trị đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ẢNH HƯỞNG ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẾN CHẤT LƯỢNG

THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT

TẠI VIỆT NAM

*Học viên thực hiện:Nguyễni*Thịi*Minhi*Phương

i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*Mã số học viên:1983403011002

i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*LỚP:MACC019A

i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*i*Giảng viên hướng dẫn: TS.i*Lêi*Thịi*Thanhi*Xuân

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ kế toán đề tài “Ảnh hưởng đặc điểm hội

đồng quản trị đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết

tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu riêng của tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của

TS. Lê Thị Thanh Xuân”.

Tôi xin cam đoan rằng số liệu, kết quả trình bày và kết luận nghiên cứu trong luận

văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước

đây. Mọi số liệu được sử dụng đã được trích dẫn đầy đủ trong danh mục tài liệu tham

khảo.

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Phương

ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo trường Đại học Mở Thành phố Hồ

Chí Minh, tập thể lãnh đạo và các thầy cô giáo của Khoa Kế toán, tập thể lãnh đạo và

cán bộ Khoa sau đại học của trường.

Tác giả đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên TS. Lê Thị Thanh

Xuân đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và động viên tác giả trong quá trình nghiên cứu và

hoàn thành luận văn.

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Phương

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................1

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... vi

DANH MỤC BẢNG................................................................................................ vii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU.........................................................................................8

1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................8

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................9

1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................9

1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................9

1.3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................9

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................9

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................9

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................9

1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................10

1.6. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................11

1.6.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................................11

1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................11

1.7. Kết cấu của luận văn....................................................................................12

TÓM TẮT CHƯƠNG 1............................................................................................13

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH

NGHIÊN CỨU..........................................................................................................14

2.1. Hội đồng quản trị.........................................................................................14

2.1.1. Khái niệm hội đồng quản trị .................................................................14

2.1.2. Đặc điểm hội đồng quản trị ..................................................................14

2.1.3. Trách nhiệm của hội đồng quản trị.......................................................21

2.2. Thông tin kế toán.........................................................................................23

2.2.1. Khái niệm..............................................................................................23

iv

2.2.2. Yêu cầu và nhiệm vụ của thông tin kế toán..........................................24

2.2.3. Chất lượng thông tin kế toán ................................................................24

2.3. Chất lượng thông tin báo cáo tài chính........................................................26

2.3.1. Khái niệm báo cáo tài chính .................................................................26

2.3.2. Vai trò của báo cáo tài chính.................................................................26

2.3.3. Khái niệm chất lượng thông tin báo cáo tài chính................................27

2.3.4. Đo lường chất lượng thông tin BCTC theo đặc điểm chất lượng thông

tin tài chính và phi tài chính ...............................................................................29

2.3.5. Đo lường chất lượng thông tin BCTC theo chất lượng lợi nhuận ........30

2.4. Lý thuyết nền tảng về kế toán......................................................................31

2.4.1. Nội dung chính của các lý thuyết .........................................................31

2.4.2. Vận dụng các lý thuyết vào nghiên cứu................................................34

2.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu .........................................................35

2.5.1. Nghiên cứu quốc tế ...............................................................................35

2.5.2. Nghiên cứu trong nước .........................................................................37

TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................................40

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................41

3.1. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................41

3.2. Mô hình, giả thuyết và đo lường biến nghiên cứu.......................................41

3.2.1. Mô hình nghiên cứu..............................................................................41

3.2.2. Đo lường biến và các giả thuyết nghiên cứu ........................................43

3.3. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................48

TÓM TẮT CHƯƠNG 3............................................................................................52

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................53

4.1. Thống kê mô tả biến nghiên cứu .................................................................53

4.2. Phân tích tương quan và kiểm định đa cộng tuyến......................................54

4.3. Hồi quy mô hình dữ liệu bảng tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến

chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK Việt

Nam .....................................................................................................................55

4.4. Các kiểm định mô hình nghiên cứu.............................................................56

v

4.4.1. Kiểm định lựa chọn mô hình ................................................................56

4.4.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình......................................................57

4.4.3. Kết luận chung về các kiểm định và khắc phục khuyết tật...................58

4.5. Phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu và thảo luận các đặc điểm của hội

đồng quản trị ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC của các công ty niêm

yết tại Việt Nam.....................................................................................................59

4.6. Kiểm định tính bền vững của mô hình GMM .............................................63

TÓM TẮT CHƯƠNG 4............................................................................................64

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................66

5.1. Đánh giá các kết quả nghiên cứu.................................................................66

5.2. Các kiến nghị...............................................................................................67

5.2.1. Đối với quản trị công ty........................................................................67

5.2.2. Đối với đặc điểm tài chính công ty.......................................................69

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu .....................................................................71

TÓM TẮT CHƯƠNG 5............................................................................................73

KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................74

DANH SÁCH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG MẪU NGHIÊN CỨU ........76

vi

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Giải thích

BCTC Báo cáo tài chính

BCTN Báo cáo thường niên

CĐKT Cân đối kế toán

CTNY Công ty niêm yết

FEM Mô hình hiệu ứng cố định

GMM Mô hình xu hướng tổng quát

HĐQT Hội đồng quản trị

HTKT Hệ thống kế toán

NĐT Nhà đầu tư

QTCT Quản trị công ty

REM Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên

SXKD Sản xuất kinh doanh

TTCK Thị trường chứng khoán

TTKT Thông tin kế toán

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tổng hợp các công trình nghiên cứu ........................................................88

Bảng 3.1: Đo lường biến nghiên cứu ........................................................................42

Bảng 4.1 Thống kê mô tả biến nghiên cứu ...............................................................53

Bảng 4.2 Phân tích tương quan .................................................................................54

Bảng 4.3 Kiểm định đa cộng tuyến...........................................................................54

Bảng 4.4. Hồi quy dữ liệu bảng bảng tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến

chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam..........................55

Bảng 4.5 Kiểm định lựa chọn mô hình .....................................................................56

Bảng 4.6 Kiểm định sự phù hợp của mô hình hiệu ứng cố định...............................57

Bảng 4.7 Kiểm định phương sai sai số thay đổi .......................................................57

Bảng 4.8 Kiểm định tự tương quan phần dư đơn vị chéo .........................................57

Bảng 4.9 Kiểm định tự tương quan chuỗi.................................................................58

Bảng 4.10 Tóm tắt kết quả các kiểm định.................................................................58

Bảng 4.11 Kiểm định sự phù hợp của biến nội sinh của mô hình GMM .................59

Bảng 4.12 Tác động của các đặc điểm của hội đồng quản trị ảnh hưởng đến chất lượng

thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam ...................................59

Bảng 4.13 Kiểm định tính bền vững của mô hình ảnh hưởng của các đặc điểm của

hội đồng quản trị ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC của các công ty

niêm yết tại Việt Nam ...............................................................................................63

8

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1. Lý do chọn đề tài

TTCK Việt Nam đã hoạt động được hơn một thập kỷ. Cùng với sự phát triển

về số lượng, hoạt động của thị trường này cũng đang dần ổn định và chuyên nghiệp

hơn, góp phần lành mạnh hóa thị trường đầu tư và tạo thuận lợi đối với kênh dẫn vốn

cho các công ty. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều vụ bê bối liên quan đến

thông tin và việc công bố thông tin của các cổ phiếu niêm yết đã làm ảnh hưởng lớn

đến niềm tin của các NĐT cũng như tính ổn định của thị trường (Nguyễn Hải Hà,

2014).

Theo Qin và cộng sự (2011), do sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm

soát trong các tập đoàn hiện đại, các nhà QTDN công ty phải báo cáo thông tin về

hiệu quả hoạt động của công ty cho các nhà cung cấp vốn bên ngoài và các bên liên

quan khác thông qua báo cáo tài chính. BCTC giúp các công ty hoạt động tốt nhất

trong nền kinh tế phân biệt mình với các công ty hoạt động kém và tạo điều kiện cho

các bên liên quan ra quyết định phân bổ nguồn lực và quản lý hiệu quả. Khi chất

lượng thông tin kế toán kém, thị trường có thể không thể định giá chứng khoán một

cách chính xác, sẽ che lấp hiệu quả hoạt động thực tế và làm giảm khả năng đưa ra

quyết định sáng suốt của các cổ đông, điều này sẽ gây thiệt hại đến lợi ích của cổ

đông. Để duy trì độ tin cậy và công bằng của quy trình BCTC và bảo vệ quyền lợi

của cổ đông, nhiều cơ chế bao gồm giám sát của HĐQT được thiết lập. HĐQT chịu

trách nhiệm hợp pháp với việc quản lý giám sát thay mặt cho các cổ đông. Việc tạo

ra thông tin thu nhập có chất lượng phụ thuộc vào toàn bộ các cơ chế đảm bảo, ví dụ,

một cơ chế quản trị có khả năng giám sát hiệu quả quá trình báo cáo thông tin kế toán.

Wu và cộng sự (2007) cho rằng đặc điểm của HĐQT là yếu tố chính ảnh hưởng đến

chất lượng thông tin của BCTC. Nói chung, một HĐQT hiệu quả có thể có vai trò

trong việc cải thiện chất lượng thông tin kế toán.

Nghiên cứu sự liên quan giữa đặc điểm HĐQT và chất lượng thông tin kế toán

trên BCTC của CTNY đã được thực hiện, và hầu hết đều cho kết quả rằng đặc điểm

HĐQT là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế

9

toán trên BCTC của CTNY. Ở Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu xoay quanh vào

tính minh bạch của thông tin trên BCTC hay phòng ngừa gian lận BCTC… Các công

trình khoa học đánh giá tác động của thông tin kế toán đến chất lượng thông tin kế

toán trên BCTC của CTNY ở Việt Nam còn hạn chế. Xuất phát từ lý do này, tác giả

lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng đặc điểm hội đồng quản trị đến chất lượng thông tin

trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung

Phân tích ảnh hưởng đặc điểm HĐQT đến chất lượng thông tin trên BCTC của

các công ty niêm yết tại Việt nam. Từ đó, hàm ý áp dụng các nhân tố đặc điểm HĐQT

nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán trên BCTC của các CTNY.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất: Xác định các đặc điểm của HĐQT có ảnh hưởng đến chất lượng

thông tin trên BCTC của các CTNY tại Việt Nam.

Thứ hai: Đánh giá mức độ tác động của những đặc điểm HĐQT đến chất lượng

thông tin trên BCTC của các CTNY tại Việt Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất: Những đặc điểm nào của HĐQT có ảnh hưởng đến chất lượng thông

tin trên BCTC của các CTNY tại Việt Nam?

Thứ hai: Tác động (hoặc ảnh hưởng) của những đặc điểm của HĐQT đến chất

lượng thông tin trên BCTC của các CTNY tại Việt Nam như thế nào?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm HĐQT và chất lượng thông tin trên BCTC của các CTNY tại

Việt Nam.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: các CTNY trên sàn TPHCM (HSX); Hà Nội (HNX)

Về thời gian: Dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính (BCTC), BCTN, báo cáo

quản trị (BCQT) đã được kiểm toán và được công bố công khai của 230 CTNY trên

sàn TPHCM (HSX) và Hà Nội (HNX) giai đoạn 2013-2020.

10

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng:

Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là sử dụng mô hình toán học, lý thuyết

hoặc các giả thuyết liên quan đến hiện trường thực tế. Trong nghiên cứu định lượng

quá trình đo lường khá quan trọng, vì nó cung cấp các kết nối cơ bản giữa quan sát

thực nghiệm và số liệu cụ thể qua các mối quan hệ định lượng.

Nếu xét về các ví dụ về nghiên cứu định lượng, thì đó chính là số liệu trong

nghiên cứu định lượng là bất kỳ dữ liệu ở dạng số như số liệu thống kê, tỷ lệ phần

trăm, v.v…

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng rộng rãi trong tâm lý học,

kinh tế học, xã hội học, tiếp thị, y tế cộng đồng, khoa học toán học,…

Nghiên cứu định lượng thường giúp trả lời cho câu hỏi: Bao nhiêu?

Ưu điểm

• Có tính khái quát cao, độ tin cậy và tính đại diện của kết quả nghiên cứu

định lượng khá cao.

• Mất ít thời gian hơn để quản lý quá trình khảo sát. Bạn có thể tận dụng công

nghệ để thực hiện nghiên cứu này, đôi khi câu trả lời chỉ cần thu thập được

bằng một cú nhấp chuột.

• Mang tính khách quan vì các dữ liệu định lượng có thể được giải thích bằng

phân tích thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học nên phương pháp định

lượng được coi là khá khoa học và hợp lý.

• Quá trình phân tích nhanh hơn: Có thể tận dụng các phần mềm phân tích để

giúp phân tích, xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác,

đồng thời giảm khả năng bị lỗi kỹ thuật.

Nhược điểm

11

• Chi phí cao: Vì nhu cầu tổng quát hóa lượng mẫu nghiên cứu lớn, nên chi

phí thực hiện một đề tài nghiên cứu với phương pháp định lượng sẽ rất cao.

• Tác động của ngoại cảnh đến câu trả lời của đáp viên: Có nhiều yếu tố ngoại

cảnh tác động đến đối tượng được nghiên cứu, nên đôi khi câu trả lời sẽ

không chính xác đúng như ứng viên muốn trả lời.

• Đôi lúc ứng viên sẽ trả lời nhầm ý mà người hỏi muốn hỏi, vì hầu hết nghiên

cứu định lượng người phỏng vấn không thể can thiệp để giải thích hay giải

thích cho ứng viên được.

Luận văn sử dụng mô hình kinh tế lượng mô hình dữ liệu bảng (Panels data)

với các hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), hiệu ứng cố định (FEM) nhằm lượng hóa tác

động của các nhân tố đặc điểm HĐQT đến chất lượng thông tin trên BCTC của các

CTNY tại Việt Nam, thực hiện bằng phần mềm STATA và MicroSoft Office Excel.

Nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA để chạy mô hình dựa trên các dữ liệu thứ cấp

thu thập được. Thực hiện các kiểm định mô hình nhằm xác định các khuyết tật, qua

đó khắc phục các khuyết tật bằng mô hình xu hướng tổng quát (GMM).

1.6. Ý nghĩa của đề tài

1.6.1. Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu đã hệ thống hoá được cơ sở lý thuyết về Hội đồng quản trị, thông

tin kế toán, chất lượng thông tin kế toán và các lý thuyết nên tảng vận dụng nghiên

cứu chất lượng thông tin kế toán doanh nghiệp. Thông qua nghiên cứu, tác giả đã

tổng hợp, đưa ra các nhân tố và xây dựng được mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đặc

điểm HĐQT đến chất lượng thông tin trên BCTC của các CTNY tại Việt Nam, kiểm

định mô hình nghiên cứu nhằm xác định mức ảnh hưởng đặc điểm HĐQT đến chất

lượng thông tin trên BCTC của các CTNY tại Việt Nam.

1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu này đã nhận diện được các nhân tố đặc điểm HĐQT, đặc điểm tài

chính doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC của các công ty niêm

yết trên TTCK Việt Nam. Phát hiện nghiên cứu cho thấy các đặc điểm hội đồng quản

trị ít ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính, tỷ lệ nhân tố chuyên gia

12

quản trị công ty, đa dạng hóa hội đồng quản trị và giám đốc điều hành có mối quan

hệ tích cực với chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty. CEO kiêm

nhiệm có mối quan hệ tiêu cực. Bên cạnh đó ta thấy ROA có tác động mạnh nhất và

tích cực nhất đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết.

Đòn bẩy tài chính càng cao thì chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty

càng thấp. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở thực tiễn quan trọng đối với các nhà quản

trị doanh nghiệp hoạch định các chính sách áp dụng các nhân tố đặc điểm HĐQT

nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán trên BCTC của các CTNY trên TTCK.

1.7. Kết cấu của luận văn

Bố cục luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu: Trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu,

mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên

cứu, những đóng góp của đề tài và giới thiệu cấu trúc của luận văn.

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết: Trình bày (1) các khái niệm,

tổng quan các công trình nghiên cứu đã được công bố trên thế giới và tại Việt Nam;

(2) trình bày các lý thuyết nền làm cơ sở cho việc giải thích kết quả nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình

nghiên cứu, mô hình hồi quy và phương pháp xác định các biến trong mô hình.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: Trình bày và bàn luận kết quả nghiên

cứu được thực hiện trên bộ dữ liệu, trả lời câu hỏi nghiên cứu.

Chương 5: Nhận xét và hàm ý quản trị: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả trình

bày những kết luận cuối cùng và đưa ra các giải pháp. Chương này, tác giả còn nêu

lên các hạn chế của đề tài và định hướng cho các bài nghiên cứu tiếp theo.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!