Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG potx
MIỄN PHÍ
Số trang
31
Kích thước
297.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1013

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG potx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bài giảng. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Chương 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

1.1. Khái niệm về bảo hộ lao động

- Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề hệ thống các văn bản pháp luật, các

biện pháp về tổ chức kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến điều kiện lao động

nhằm:

+ Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động.

+ Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

+ Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung.

+ Góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

- Nói 1 cách ngắn gọn hơn: Bảo hộ lao động là hệ thống các giải pháp về pháp luật, khoa học kỹ

thuật, kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe của con người trong quá trình lao

động sản xuất.

- Từ khái niệm trên có thể thấy rõ tính pháp lý, tính khoa học, tính quần chúng của công tác bảo

hộ lao động luôn gắn bó mật thiết với nhau và nội dung của công tác bảo hộ lao động nhất thiết

phải thể hiện đầy đủ các tính chất trên.

1.2. Mục đích bảo hộ lao động:

- Mục đích:

+ Bảo đảm cho mọi người lao động những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, thuận lợi và tiện

nghi nhất.

+ Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho người lao động.

+ Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động.

+ Nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước hết là của chính người lao

động.

- Đây cũng là chính sách đầu tư cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Chính sách bảo hộ lao động chính là những chủ trương, quyết định, quy định, hướng dẫn

nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa quan điểm, đường lối về công tác bảo hộ lao động. Thực tiễn hiện

nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết trong việc đổi mới chính sách bao hộ lao động cho

phù hợp với yêu cầu nền kinh tế hiện nay.

1.3. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động:

-Ý nghĩa về mặt chính trị:

+ Làm tốt công tác bảo hộ lao động sẽ góp phần vào việc cũng cố lực lượng sản xuất và phát

triển quan hệ sản xuất.

+ Chăm lo đến sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người lao động.

+ Xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất.

- Ý nghĩa về mặt pháp lý:

+ Bảo hộ lao động mang tính pháp lý vì mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, các

giải pháp khoa học công nghệ, các biện pháp tổ chức xã hội đều được thể chế hoá bằng các quy

định luật pháp.

+ Nó bắt buộc mọi tổ chức, mọi người sử dụng lao động cũng như người lao động thực hiện.

→ Trên thế giới quyền được bảo hộ lao động đã được thừa nhận vỡ trở thành 1 trong những

mục tiêu đấu tranh của người lao động.

- Ý nghĩa về mặt khoa học:

+ Được thể hiện ở các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố nguy hiểm vỡ có hại

thông qua việc điều tra, khảo sát, phân tích vỡ đánh giá điều kiện lao động, biện pháp kỹ thuật

an toàn, phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật vệ sinh, xử lý ô nhiễm môi trường lao động, phương

tiện bảo vệ cá nhân,...

+ Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến để phòng ngừa, hạn chế tai

nạn lao động xảy ra.

+ Nó còn liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường sinh thái, vì thế hoạt động khoa học về bảo

hộ lao động góp phần quyết định trong việc giữ gìn môi trường trong sạch.

- Ý nghĩa về tính quần chúng:

+ Nó mang tính quần chúng vì đó là công việc của đông đảo những người trực tiếp tham gia vào

quá trình sản xuất. Họ là người có khả năng phát hiện và đề xuất loại bỏ các yếu tố có hại và

nguy hiểm ngay chỗ làm việc.

+ Không chỉ người lao động mỡ mọi cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật... đều có trách nhiệm

tham gia vỡo việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động.

+ Ngoài ra các hoạt động quần chúng như phong trào thi đua, tuyên truyền, hội thi, hội thao,

giao lưu liên quan đến an toàn lao động đều góp phần quan trọng vào việc cải thiện không

ngừng điều kiện làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Tóm lại, ở đâu có sản xuất, công tác, có con người làm việc thì ở đó phải tiến hành công tác bảo

hộ lao động. Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù của sản xuất, gắn liền với sản xuất nhằm

bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động; đồng thời nhờ chăm lo

sức khỏe cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ mỡ công tác bảo

hộ lao động có 1 hệ quả xã hội vỡ nhân đạo rất to lớn.

1.4. Nội dung của bảo hộ lao động:

Bảo hộ lao động gồm 4 phần:

- Luật pháp bảo hộ lao động: là những quy định về chế độ, thể lệ bảo hộ lao động như:

• Giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi.

• Bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ cho công nhân.

• Chế độ lao động đối với nữ công nhân viên chức.

• Tiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật an toà và vệ sinh lao động.

→ Luật lệ bảo hộ lao động được xây dựng trên cơ sở yêu cầu thực tế của quần chúng lao động,

căn cư vào trình độ phát triển kinh tế, trình độ khoa học được sửa đổi, bổ sung dần dần thích

hợp với hoàn cảnh sản xuất trong từng thời kỳ kinh tế của đất nước.

- Vệ sinh lao động: nhiệm vụ của vệ sinh lao động là:

• Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện lao động sản xuất lên cơ thể con người.

• Đề ra những biện pháp về y tế vệ sinh nhằm loại trừ và hạn chế ảnh hưởng của các nhân tố

phát sinh những nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp trong sản xuất.

- Kỹ thuật an toàn lao động:

• Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân chấn thương, sự phòng tránh tai nạn lao động trong sản

xuất, nhằm bảo đảm an toàn sản xuất và bảo hộ lao động cho công nhân.

• Đề ra và áp dụng các biện pháp tổ chức và kỹ thuật cần thiết nhằm tạo điều kiện làm việc an

toàn cho người lao động để đạt hiệu quả cao nhất.

- Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy:

• Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân cháy, nổ trên công trường.

• Tìm ra biện pháp phòng cháy, chữa cháy có hiệu quả nhất.

• Hạn chế sự thiệt hại thấp nhất do hoả hoạn gây ra.

1.5. Những quan điểm trong công tác bảo hộ lao động:

Bảo hộ lao động là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Các quan điểm cơ bản đã

được thể hiện trong sắc lệnh 29/SL ngày 13/03/1947 và 77/SL ngày 25/05/1950 về an toàn- vệ

sinh lao động và thời gian lao động- nghỉ ngơi; trong điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động tại

Nghị định số 181/CP ngày 18/12/1964; trong Hiến pháp năm 1958; trong Pháp lệnh bảo hộ lao

động/ trong Hiến pháp năm 1992. Bộ luật lao động ban hành năm 1994 và gần đây trong Bộ

luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2003. Cụ thể là:

- Con người là vốn quý nhất của xã hội: Người lao động vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát

triển xã hội. Bảo hộ lao động là một phần quan trọng, là bộ phận không thể tách rời của chiến

lược phát triển kinh tế xã hội. Lao động là động lực chính của sự tiến bộ con người.

- Bảo hộ lao động phải thực hiện đồng thời với quá trình sản xuất: Khi nào và ở đâu có hoạt

động lao động sản xuất thì khi đó và ở đó có tổ chức công tác bảo hộ lao động theo đúng

phương châm “Bảo đảm an toàn để sản xuất, sản xuất phải bảo đảm an toàn lao động”.

- Công tác bảo hộ lao động phải thể hiện đầy đủ ba tính chất: khoa học kỹ thuật, luật pháp và

quần chúng mới đạt hiệu quả.

- Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chính trong việc bảo hộ lao động cho người lao

động: Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai chủ thể trong quan hệ lao động

mới nâng cao được nghĩa vụ của mỗi bên trong công tác bảo đảm an toàn và sức khỏe người lao

động.

1.6. Hệ thống pháp luật bảo hộ lao động

1.6.1. Nội dung chủ yếu của pháp luật bảo hộ lao động

Hệ thống các văn bản bao gồm:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!