Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Âm nhạc W.A.Mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGA
ÂM NHẠC W.A.MOZART TRONG ĐÀO TẠO THANH NHẠC
CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC
HÀ NỘI, NĂM 2017
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGA
ÂM NHẠC W.A.MOZART TRONG ĐÀO TẠO THANH
NHẠC CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: ÂM NHẠC HỌC
MÃ SỐ: 62 21 02 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. NSND NGUYỄN TRUNG KIÊN
HÀ NỘI, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận án ký tên
Nguyễn Thị Phương Nga
i
MỤC LỤC
Mục lục .................................................................................................................................................i
Bảng chữ cái viết tắt..............................................................................................................................ii
Mở đầu..................................................................................................................................................1
Chương 1: W.A.MOZART VỚI ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA THỜI ĐẠI VÀ KHÁI QUÁT
NHỮNG GIAI ĐOẠN SÁNG TÁC CỦA ÔNG .............................................................................9
1.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................................................9
1.2. Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Khai Sáng và opera Lòng từ bi của Tito ................................10
1.2.1 Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Khai Sáng................................................................................10
1.2.2 Sự ra đời của opera Lòng từ bi của Tito ...........................................................................15
1.3.Ảnh hưởng của Hội Tam Điểm và sự ra đời của opera Cây sáo thần................................... 21
1.3.1 Ảnh hưởng của Hội Tam Điểm...................................................................................................21
1.3.2 Sự ra đời opera Cây sáo thần ......................................................................................................25
1.4. Khái quát những giai đoạn sáng tác của Mozart......................................................................28
1.4.1 Giai đoạn đầu (1762 – 1773) ......................................................................................................28
1.4.2 Giai đoạn giữa ( 1773 – 1777)............................................................................................... 29
1.4.3 Giai đoạn cuối ( 1777 – 1791) ............................................................................................... 30
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................................... 39
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG TRONG CÁC TÁC PHẨM THANH NHẠC CỦA MOZART ... 40
2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................................... 40
2.2. Phương pháp bel canto của một số bậc thầy nổi tiếng.............................................................41
2.2.1 Giulio Caccini (1551 – 1618) .....................................................................................................42
2.2.2 Pietro Francesco Tosi ( 1647 – 1727) .................................................................................... 43
2.2.3 Antonio Mamiliang Pistocchi (1659 – 1726) ......................................................................... 44
2.2.4 Antonio Bernacchi (1685 – 1756).......................................................................................... 45
2.2.5 Giambattista Mancini (1716 – 1800) ..................................................................................... 46
2.3. Các ca khúc của W.A.Mozart ............................................................................................... 46
2.3.1 Khái quát về 36 ca khúc của Mozart...........................................................................................46
2.3.2 Đặc điểm âm nhạc trong các ca khúc ..................................................................................... 56
2.3.3 Phân tích đặc điểm âm nhạc 10 ca khúc tiêu biểu......................................................................58
2.4 Khái quát về 21 concert aria với dàn nhạc cho giọng nữ cao .................................................70
2.4.1 Giới thiệu về 21 concert aria.......................................................................................................70
2.4.2 Phân tích một số concert aria tiêu biểu .................................................................................. 77
2.5 Đặc điểm âm nhạc các aria trích trong opera của W.A.Mozart...................................... 80
Tiểu kết chương 2................................................................................................................................87
Chương 3: GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SỬ DỤNG CÁC TÁC PHẨM CỦA W.A.MOZART
TRONG ĐÀO TẠO THANH NHẠC CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM........................................89 3.1. Một số nguyên tắc cần quan tâm khi học tập và giảng dạy những ca khúc của W.A.Mozart........89
3.1.1 Tiêu chí lựa chọn ca khúc đưa vào giáo trình giảng dạy......................................................... 89
3.1.2 Dự kiến bổ sung một số ca khúc vào giáo trình theo từng năm học........................................ 91
3.2. Sử dụng các aria của Mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp ............................ 93
3.2.1 Các aria của Mozart dành cho giọng nữ cao, nam cao ...............................................................94
3.2.2 Các aria của Mozart dành cho giọng nữ trung trầm, nam trung trầm.........................................95
3.3. Phân tích một số aria điển hình cho các loại giọng .................................................................97
3.3.1 Một số aria cho giọng nữ cao và nữ cao màu sắc ................................................................97
3.3.2 Một số aria cho giọng nam .........................................................................................................108
3.3.3 Một số aria cho giọng nữ trung trầm ..........................................................................................112
3.3.4 Một số aria cho giọng nam trung trầm........................................................................................118
3.4. Một số kỹ thuật thanh nhạc đặc trưng nhằm thực hiện có kết quả các yêu cầu trong tác
phẩm của W.A.Mozart.........................................................................................................................................................................................................122
3.4.1 Sự gắn kết giữa kỹ thuật và nghệ thuật trong các tác phẩm của Mozart ...................................122
3.4.2 Hơi thở, khẩu hình, hàm ếch mềm ..............................................................................................124
3.4.3 Những kỹ thuật hát cơ bản trong các tác phẩm thanh nhạc: Cantilena, passage, staccato ........128
Tiểu kết chương .................................................................................................................................138
Kết luận và khuyến nghị ......................................................................................................................140
Danh mục những công trình đã công bố ......................................................................................... 144
Tài liệu tham khảo................................................................................................................................................ 145
ii
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1 BVHTT&DL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2 BGD & ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
3 HVÂNQGVN Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
4 Khoa TN Khoa Thanh nhạc
5 GS. Giáo sư
6 PGS. Phó Giáo sư
7 TS. Tiến sĩ
8 Ths. Thạc sĩ
9 H/S. S/V Học sinh, Sinh viên
10 CH Cao học
11 NCS Nghiên cứu sinh
12 NSND Nghệ sĩ Nhân dân
13 NSƯT Nghệ sĩ Ưu tú
14 NGND Nhà giáo Nhân dân
15 NGƯT Nhà giáo Ưu tú
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp của Việt Nam đã có một
lịch sử gần 60 năm, từ khi thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam. Quãng thời
gian tuy chưa thật dài, nhưng những thành tựu đạt được đã trở thành niềm tự
hào to lớn góp phần tích cực xây dựng nền âm nhạc Cách mạng nói chung và
sự nghiệp thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam nói riêng. Đội ngũ những nghệ
sỹ, ca sỹ, cán bộ giảng dạy thanh nhạc - thành quả của công tác đào tạo gần
60 năm qua, đã gắn kết cả cuộc đời hoạt động âm nhạc của cá nhân mình với
nền âm nhạc Cách mạng. Trong những năm thực hiện sự nghiệp đổi mới,
Khoa Thanh nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cũng đã chuyển
mình vươn lên để thực hiện kế hoạch đào tạo ngày càng mở rộng, ngày càng
đòi hỏi nâng cao chất lượng để đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới.
Sự đổi mới được thể hiện trong nhiều mặt, nhưng trước hết là chất
lượng, hiệu quả của công tác đào tạo. Khoa Thanh nhạc đã tự hoàn thiện mình
ở khâu quan trọng hàng đầu đó là phát triển đội ngũ giảng viên. Trước đây
phần lớn giảng viên chỉ tốt nghiệp đại học, thì nay hầu hết giảng viên trong
biên chế của khoa đều có trình độ cao học. Khâu thứ hai cũng chiếm một vai
trò rất quan trọng, đó là việc biên soạn các chương trình, giáo trình cho thanh
nhạc các cấp học (trung cấp và đại học).
Việc thực hiện từng bước tiếp cận với những phương pháp, những mô
hình đào tạo thanh nhạc hiện đại thế giới, nhằm đưa vào giảng dạy cũng được
tiến hành từng bước chắc chắn. Trong quá trình thực hiện này, việc đầu tiên là
phải tập huấn cho lực lượng giảng viên thanh nhạc của Học viện. Sau đó là
mở các lớp tập huấn cho giảng viên thanh nhạc trên phạm vi toàn quốc về
phương pháp giảng dạy theo các giáo trình đã được xuất bản.
2
Do những yêu cầu ngày càng cao, ngày càng đa dạng của đời sống âm
nhạc, đã thúc đẩy các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ của Học viện phấn đấu vươn lên
không ngừng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Sự cố gắng vươn lên
như vậy là một thành quả không nhỏ, nhưng cũng mới chỉ là bước đầu so với
yêu cầu và khi nhìn ra những thành tích của các nước trong khu vực lại thấy
mình còn nhiều bất cập.
Với niềm khát khao học tập, nghiên cứu để vươn lên. Tôi đã bày tỏ sự
mong muốn của mình và đã được GS.NSND Nguyễn Trung Kiên nhiệt tình
giúp đỡ. Chúng tôi đã chọn những tác phẩm thanh nhạc của W.A.Mozart để
nghiên cứu, với tiêu đề: “Âm nhạc W.A.Mozart trong đào tạo thanh nhạc
chuyên nghiệp Việt Nam” để làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
Đề tài nghiên cứu này được hình thành với những lý do như sau:
- Khi nghiên cứu lịch sử âm nhạc thế giới, chúng tôi nhận thấy rằng,
những sáng tác cho thanh nhạc của Mozart có sự gắn bó chặt chẽ với sự phát
triển của phương pháp bel canto. Nói một cách khác, chính những tác phẩm
thanh nhạc của Mozart đóng vai trò tích cực, thúc đẩy phương pháp bel canto
thời kỳ này phát triển đạt tới đỉnh cao.
Có thể nêu ra đây mấy hiện tượng gắn kết đặc biệt:
- Hầu hết toàn bộ các tác phẩm thanh nhạc của Mozart gắn kết với sân
khấu biểu diễn của thời đại ông. Trong số các tác phẩm thanh nhạc của
Mozart chúng ta phải kể tới 36 ca khúc (chưa sưu tầm đầy đủ), 23 tác phẩm
âm nhạc dành cho sân khấu, các tác phẩm âm nhạc nhà thờ, 21 concert aria
với dàn nhạc...
Tất cả những tác phẩm này chứa đựng nhiều giá trị quý báu mà các nhà
sư phạm thanh nhạc của thế giới đã tận dụng để đưa vào giáo trình giảng dạy
thanh nhạc các cấp học, đặc biệt là ở trình độ đại học và cao học. Những giá
trị đó là những bài học về kỹ thuật bel canto cho các giọng hát, là những
3
chuẩn mực nghệ thuật phải noi theo. Những phẩm chất này chúng tôi sẽ trình
bày kỹ trong các chương của luận án.
Đặc biệt, chúng tôi nhận thấy rằng những tiêu chí của phương pháp bel
canto thời kỳ Mozart, được thể hiện trong những sáng tác thanh nhạc của ông
rất phù hợp đối với đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp của nước ta. Trong
đó, những vấn đề về kỹ thuật thanh nhạc (phương pháp bel canto) đã là
kim chỉ nam mà chúng ta đã thực hiện trong những năm qua và cũng là
những vấn đề phải đặt ra một cách nghiêm túc, để chúng ta phấn đấu vươn
tới trong tương lai.
Đối với sự nghiệp đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam, việc
nghiên cứu về các tác phẩm của Mozart nói chung cũng như những ứng dụng
của bel canto trong những tác phẩm của ông chắc chắn sẽ là những tiêu chí để
nâng cao chất lượng nghề nghiệp cho các nghệ sĩ, giảng viên thanh nhạc. Tiêu
chí đó là: một tiếng hát nhẹ nhàng bay bổng, sinh động và đầy chất trữ tình.
Chúng ta thường nói, trong đào tạo ca hát chuyên nghiệp thường lấy chỗ dựa
là phương pháp bel canto, chỗ dựa này không phải những gì khác, không phải
là những lời nói suông, mà đó chính là những phẩm chất đã nêu trên.
2. Lịch sử đề tài
Trong những nghiên cứu về đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp ở Việt
Nam có thể kể đến một số công trình nghiên cứu rất có giá trị như:
- PGS. NSND Mai Khanh đã viết cuốn Sách học thanh nhạc vào cuối
thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Cuốn sách được viết dựa trên cơ sở củng cố âm
khu tự nhiên của các loại giọng qua đó mở rộng và phát triển âm khu cũng
như âm vực giọng hát với những thành công của các ca sĩ và các nhà sư phạm
Italia. Cuốn sách cũng trình bày về kỹ thuật thanh nhạc của trường phái bel
canto thế kỷ XVII – XVIII. Đây là giáo trình phục vụ đào tạo thanh nhạc
chuyên nghiệp.
4
- Cuốn sách Phương pháp sư phạm thanh nhạc (2001) của GS. NSND
Nguyễn Trung Kiên đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực đào tạo thanh
nhạc chuyên nghiệp tại Việt Nam. Nội dung cuốn sách nghiên cứu sâu về quy
trình đào tạo đại học thanh nhạc chuyên nghiệp với những tham khảo về quy
trình và giải pháp đào tạo ở các nhạc viện nổi tiếng trên thế giới. Công trình
này giúp ích cho chúng tôi trong việc hoàn thành luận án này.
- Cuốn Lịch sử nghệ thuật thanh nhạc phương Tây (2005) của NGƯT
Hồ Mộ La đi sâu phân tích quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật thanh
nhạc châu Âu ở các thời kỳ.
- Cuốn Phương pháp dạy thanh nhạc (2008) của NGƯT Hồ Mộ La lại
đề cập tới các phương pháp sư phạm thanh nhạc cụ thể trên thế giới đã được
áp dụng vào Việt Nam. Cuốn sách còn trình bày về các kỹ xảo thanh nhạc và
tổng kết những kinh nghiệm của cá nhân tác giả trong quá trình giảng dạy
thanh nhạc chuyên nghiệp.
- Cuốn Nâng cao chất lượng hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát mới
(2010) của PGS.TS.NSƯT Trần Ngọc Lan nghiên cứu về phương pháp sư
phạm thanh nhạc dựa trên cơ sở phát âm tiếng Việt, để xây dựng nghệ thuật
ca hát. Công trình này có giá trị thực tiễn trên cơ sở nghiên cứu sâu về ngữ âm
tiếng Việt đáp ứng với xu thế phát triển của phương pháp sư phạm thanh nhạc
Việt Nam trong giai đoạn mới.
- Cuốn Lược sử opera (2011) được GS. NSND Nguyễn Trung Kiên
dịch và biên soạn với việc giới thiệu nội dung của 50 vở opera tiêu biểu của
thế giới, giúp cho chúng tôi có những thuận lợi nhất định trong quá trình
nghiên cứu về các aria của W.A. Mozart.
Ngoài những cuốn sách trên, chúng tôi còn tham khảo ở một số giáo
trình đang được sử dụng trong Học viện Âm nhạc Quốc gia như:
5
- Giáo trình đại học thanh nhạc do GS.NSND Nguyễn Trung Kiên
biên soạn gồm các trích đoạn opera cho các giọng nữ cao (122 tác phẩm),
nam cao (112 tác phẩm), nam trung trầm (116 tác phẩm) đã được Bộ
VHTTDL nghiệm thu năm 2007. Bộ giáo trình này ra đời có một ý nghĩa vô
cùng to lớn, và là thành tựu nổi bật trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp ở
Việt Nam và giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong quá trình viết luận án.
- Năm 2012, GS.NSND Nguyễn Trung Kiên đã nghiên cứu biên soạn
thành công bộ giáo trình thanh nhạc ứng dụng công nghệ thông tin với tựa đề:
Bộ giáo trình thanh nhạc gồm phần đệm và nhạc mẫu tác phẩm nước ngoài.
Đây là những giải pháp hữu hiệu nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả đào tạo
thanh nhạc chuyên nghiệp trong giai đoạn mới.
Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo thêm Tuyển tập thanh nhạc của
PGS.NSND Mai Khanh (1976) và Giáo trình đại học thanh nhạc do PGS.
NGND Lô Thanh biên soạn (1996).
Khi nghiên cứu giáo trình đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc
Quốc gia Việt Nam thời gian trước đây, chúng tôi thấy trong đó sử dụng tác
phẩm của Mozart rất ít. Thời gian gần đây, các tác phẩm của Mozart đã được
sử dụng nhiều hơn trong giáo trình thanh nhạc ở bậc đại học. Tuy nhiên về tỷ
lệ so với các tác giả khác, theo chúng tôi là còn khá khiêm tốn. Chúng tôi cho
rằng, là một giáo trình, cần phải đáp ứng với yêu cầu đa dạng, không thể tập
trung quá nhiều vào các tác phẩm của một nhạc sỹ. Tuy nhiên, một số giảng
viên vẫn còn ham thích những tác phẩm ở thời kỳ cuối thế kỷ XIX, chẳng hạn
như những tác phẩm đầy kịch tính của Puccini… Những tác phẩm này chủ
yếu dành cho các giọng hát đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành biểu diễn
thanh nhạc. Trong các giáo trình đào tạo ở các nước kể cả ở Italia, người ta
cũng không sử dụng nhiều các tác phẩm này. Trong ngành thanh nhạc ở Việt
Nam, chúng ta còn chưa nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về Mozart, chưa thấy hết
6
được những giá trị mà các tác phẩm đó mang lại trong quy trình đào tạo, cho
nên vẫn còn có những hiện tượng đáng tiếc như vậy.
Sau khi Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam dàn dựng và biểu diễn
vở opera Cây sáo thần của Mozart, vở diễn đã được khán giả tiếp nhận một
cách hồ hởi không ngờ. Đối với học sinh, sinh viên của khoa Thanh nhạc, vở
opera này cũng đã trở thành một bài học thật đáng quý. Họ hiểu về Mozart
hơn, ham thích học những tác phẩm của Mozart hơn.
Trong lĩnh vực đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp của Việt Nam, chúng
ta có thể thấy những tiêu chí của phương pháp bel canto thời kỳ Mozart vô
cùng phù hợp với định hướng nghệ thuật thanh nhạc, những chuẩn mực thanh
nhạc mà chúng ta cần phấn đấu đạt được ngày nay. Trong công tác đào tạo
của khoa Thanh nhạc - HVANQGVN những năm gần đây, việc sử dụng các
tác phẩm của Mozart trong chương trình học và thi học kỳ đã trở nên thường
xuyên hơn. Tuy nhiên, do chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu một
cách có hệ thống, chi tiết từng thể loại tác phẩm của Mozart nên chúng ta
chưa thấy hết được ý nghĩa xã hội, tính khoa học cũng như những giá trị to
lớn mà các tác phẩm đó mang lại trong quy trình đào tạo thanh nhạc. Vì
vậy, chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn luận án hoàn thành tốt sẽ có
thể đóng góp thêm cho quá trình hoàn thiện giáo trình thanh nhạc của khoa
Thanh nhạc HVANQGVN. Luận án sẽ là tài liệu để các bạn đồng nghiệp
có thể tham khảo.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề quan trọng trong cuộc đời
và sự nghiệp sáng tác các tác phẩm thanh nhạc của Mozart. Các tác phẩm này
đã và sẽ được áp dụng trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp tại Việt Nam.
- Nghiên cứu về những ảnh hưởng của Hội Tam Điểm và Chủ nghĩa
Khai sáng đối với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Mozart.
7
- Nghiên cứu để làm rõ những giá trị trong các sáng tác cho thanh nhạc
của Mozart bao gồm : các ca khúc, các concert aria và các aria trích trong các
opera của ông.
- Nghiên cứu các chương trình, giáo trình thanh nhạc cho các loại giọng
hát. Phân tích và đánh giá vị trí quan trọng của các tác phẩm thanh nhạc của
Mozart trong giáo trình thanh nhạc bậc đại học và cao học.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật cũng như ảnh
hưởng của Chủ nghĩa Khai sáng và Hội Tam Điểm đến các sáng tác cho thanh
nhạc của Mozart .
- Những tiêu chí thẩm mỹ, nghệ thuật và các nguyên tắc về kỹ thuật
trong phương pháp bel canto mà Mozart đã ứng dụng trong các tác phẩm
thanh nhạc của ông.
- Tìm hiểu và phân tích các tác phẩm của Mozart để đưa vào chương
trình giảng dạy thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các tác phẩm thanh
nhạc của Mozart . Đặc trưng phương pháp bel canto ở thế kỷ XVIII và giáo
trình giảng dạy thanh nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm và phương pháp luận khoa
học của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Trong luận án này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết
bao gồm:
+ Nghiên cứu tư liệu
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh.
8
+ Tổng kết những kinh nghiệm thực tế của thế giới và Việt Nam qua
các giáo trình thanh nhạc.
+ Đúc kết kinh nghiệm của bản thân thông qua hoạt động biểu diễn và
giảng dạy.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận án này là công trình nghiên cứu chuyên sâu về các tác phẩm thanh
nhạc của Mozart, vị trí quan trọng của nó trong giáo trình thanh nhạc bậc đại
học và một phần của bậc cao học.
Phân tích những tiêu chí về nghệ thuật và kĩ thuật trong các tác phẩm
thanh nhạc của Mozart, qua đó thấy được tác dụng quan trọng tạo nên phẩm
chất cho các ca sĩ được đào tạo chính quy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia
Việt Nam.
Với luận án này, lần đầu tiên việc nghiên cứu về các tác phẩm thanh nhạc
của Mozart được phân tích dưới góc độ sư phạm âm nhạc. Qua đó để tìm ra
những hướng phát triển trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp, phù hợp với
con người Việt Nam. Đây là một đóng góp mới mà chưa có công trình nào
được thực hiện trước đây.
7. Bố cục luận án
Ngoài phẩn Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài tiệu tham khảo và Phụ
lục, luận án được trình bày trong ba chương :
Chương 1: W.A.Mozart với ảnh hưởng văn hóa thời đại và khái quát những
giai đoạn sáng tác của ông.
Chương 2: Đặc điểm chung trong các tác phẩm thanh nhạc của W.A. Mozart.
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật sử dụng các tác phẩm W.A. Mozart trong đào tạo
thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam.
9
CHƯƠNG 1
W.A.MOZART VỚI ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA THỜI ĐẠI VÀ KHÁI
QUÁT NHỮNG GIAI ĐOẠN SÁNG TÁC CỦA ÔNG
1.1. Cơ sở lý luận
Khi nghiên cứu về Mozart, một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta không
thể bỏ qua đó là nghiên cứu về thời đại mà ông sống, nghiên cứu những ảnh
hưởng sâu sắc của thời đại đó đối với tác phẩm của ông, đó là thời gian cuối
thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Thời đại này còn được gọi là Thời đại Khai
sáng ( có người còn gọi là Thời đại Ánh sáng ) theo cách gọi của các nhà tư
tưởng và văn hóa châu Âu.
Cũng như cuộc đời nghệ thuật của nhiều nhạc sĩ khác, Mozart chịu ảnh
hưởng sâu sắc của các trào lưu tư tưởng và văn hóa của thời đại. Những trào
lưu tư tưởng này đồng thời cũng đã có một ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn tới
triết học, văn học, văn hóa và nghệ thuật đương thời trong đó có âm nhạc.
Những nội dung tư tưởng này phản ánh một cách đầy đủ trong toàn bộ sự
nghiệp sáng tác các tác phẩm của ông dù là thanh nhạc hay khí nhạc. Mozart
trở nên vĩ đại bởi hàm chứa trong các tác phẩm của mình những tư tưởng triết
học của Chủ nghĩa Khai Sáng và Hội Tam Điểm - những tư tưởng đương thời.
Công cuộc nghiên cứu về ảnh hưởng của Chủ nghĩa Khai Sáng và Hội
Tam Điểm đối với nhạc sĩ Mozart còn được các nhà nghiên cứu tiếp tục cho
đến thời đại ngày nay. Việc tìm hiểu và làm sáng tỏ những ảnh hưởng xã hội
đến sự nghiệp sáng tác của ông luôn là một đề tài mới mẻ và hấp dẫn đối với
mỗi chúng ta. Do đó việc lựa chọn và mong làm sáng tỏ những ảnh hưởng đó
đến từng tác phẩm cụ thể của ông luôn làm cho những người làm công tác
giảng dạy và nghiên cứu âm nhạc luôn say mê trong suốt cuộc đời.
10
Tại sao Mozart lại chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa Khai Sáng và Hội
Tam Điểm trong sáng tạo nghệ thuật? Những tác phẩm nào trong sự nghiệp
sáng tác của ông mang nặng tư tưởng Hiến thân cho tiến bộ của nhân loại
hay Đề cao Nhân quyền, đấu tranh cho Tự do, Bình đẳng và Bác Ái? Những
ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn đó đã chắp cánh cho sự nghiệp sáng tạo vĩ
đại của ông. Ngày nay chúng ta thường nói là hệ tư tưởng và nhân văn này đã
là nền tảng và là bệ phóng cho sự nghiệp sáng tạo của Mozart.
Có thể nói, thiên tài âm nhạc của Mozart chịu ảnh hưởng tư tưởng của
trào lưu Khai sáng, tư tưởng chống chủ nghĩa hữu thần và chủ nghĩa kinh
viện. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Mozart luôn mang nặng tư tưởng
hiến thân cho tiến bộ của nhân loại, dùng hình tượng âm nhạc để thể hiện
những triết lý cuộc sống xã hội, những tư duy mang tính nhân văn của con
người.
Cho đến ngày nay, những tư tưởng tiến bộ đã hấp dẫn Mozart ở thế kỷ
XVIII vẫn đang là một trong những mục tiêu phấn đấu của chúng ta, những
người muốn hiến thân cho sự nghiệp phát triển đích thực của nền âm nhạc
nước nhà. Chúng tôi cho rằng, là những giảng viên và sinh viên thanh nhạc,
muốn thể hiện tốt các tác phẩm của Mozart thì rất cần phải đi sâu nghiên cứu
về những xuất xứ của các trào lưu tư tưởng đương thời của ông.
1.2. Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Khai sáng và opera Lòng từ bi của Tito
1.2.1. Ảnh hưởng củaChủ nghĩa Khai sáng
Thế kỷ XVII được gọi là thế kỷ Ánh sáng hay thế kỷ Khai sáng, thời kỳ này các nhà
triết học, các nhà văn hóa không ngừng truyền bá tư tưởng Tự do -Bình đẳng -Bác ái của
xã hội, của nhân loại. Những tư tưởng này đã có tác động rất mạnh đến các nghệ sĩ, các
nhạc sĩ giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.
Chủ nghĩa Khai sáng lúc đầu chỉ phát triển tại: Đức, Pháp, Anh và Tây
Ban Nha, nhưng tầm ảnh hưởng của nó thì lại lan xa hơn. Nước Áo, nơi nhạc
sĩ thiên tài Mozart đã sống và làm việc không phải là một ngoại lệ, đặc biệt
đối với những nhà hoạt động kiệt xuất trong lĩnh vực nghệ thuật. Thậm chí