Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Alexandre de Rhodes vai trò của ông trong việc thành lập chữ quốc ngữ và hội nhập văn hóa Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
_ ? rjL *
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP. HCM
KHOA ĐÔNG NAM Á HỌC
TRẦN HỮU LỘC
J U O - 1
ALEXANDRE DE RHODES
VAI TRÒ CỦA ÔNG TRONG VIỆC
THÀNH LẬP CHỮ QUỐC NGỮ
VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA VIỆT NAM
(LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á
KHÓA 1992 -1996)
TRƯỜNG D*l HỌC HỞ TP.HCM
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
THẠC SĨ ĐINH KIM PHÚC
TP. HỒ CHÍ MINH
1996
* MỤC LỤC
-*ỉ
- LỜI MỞ ĐẦU 1
I. Lịch sử nghiên cứu vấn để 1
II. Xác định giới hạn đề tài 3
III. Phương pháp nghiên cứu vấn đề 3
CHƯƠNG MỐT:
Bôì cảnh Việt Nam vào giữa thế kỷ 16
và giữa thế kỷ 17 5
I. Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê
và Nam - Bắc triều 6
II. Chúa Nguyễn và sự nghiệp ở phương Nam 7
CHƯƠNG HAI:
Stf lược lịch sử truyền bá đạo Thiên Chúa tại Việt Nam
từ gỉai đoạn đâu đến thời kỳ Alexandre de Rhodes
( 1624 - 1645) 9
l. Liên lạc giữa Việt Nam và Bồ Đào Nha 9
n. Công cuộc truyền giáo tại Việt Nam 10
A. Khu vực nhà Lê 10
B. Khu vực nhà Mạc 13
c. Khu vực Nam Hà 14
m . Việc truyền giáo do các linh mục dòng Tên tổ chức
(1615 - 1639) 14
CHƯƠNG BA:
Tiểu sử thân thê' và sự nghiệp của Alexander de Rhodes ỉ 8
* I. Tiểu sử thân thế của Alexandre de Rhodes 18
n. Những kinh nghiệm đầu tiên về truyền giáo 21
III. Alexandre de Rhodes và việc truyền giáo
tại Việt Nam (1624 - 1645) • 22
A. Đến Đàng Trong 23
t
B. Ra Đàng Ngoài - Thành lập giáo đoàn xứ Bắc 23
c. Giã từ xứ Bắc 24
D. Trở lại xứ Đàng Trong 25
E. Giai đoạn cuối đời của Alexandre de Rhodes 26
IV. Alexandre de Rhodes vđi công việc xuất bản
các tác phẩm quốc ngữ và lịch sử Việt Nam 27
CHƯƠNG BỐN:
Việc học tiếng Việt và hoàn chỉnh chữ quốc ngíĩ
thời kỳ phôi thai của Alexandre de Rhodes 30
I. Việc thành lập chữ quốc ngữ: Một sự nghiệp chung 31
A. Tại Nhật Bản 32
B. Tại Trung Quốc 32
c. Tại Việt Nam 34
II. Việc học và hoàn chỉnh chữ quốc ngữ giai đoạn phôi thai
của giáo sĩ Alexandre de Rhodes 37
A. Việc học tiếng Việt của Alexandre de Rhodes 37
B. Các tác phẩm bằng Việt ngữ của Alexandre de Rhođes 40
1. Tự điển Việt-Bồ-La 40
2. Văn phạm Việt ngữ 41
3. Phép giảng tám ngày 42
c. Nhận định địa vị cứa Alexandre de Rhodes
trong việc hoàn chỉnh chữ quốc ngữ 43
CHƯƠNG NẮM:
KHÍA CẠNH HỘI NHẬP VĂN HÓA VIỆT NAM
CỦA GIÁO Sĩ ALEXANDRE DE RHODES 47
l. Hình ảnh tổng quát 48
n . Hình ảnh xứ Đàng Trong 49
1. Cửa ngõ xứ Nam 49
2. Tình hình chính trị 50
3. Tình hình quân sự 51
4. Tình hình kinh tế 52
m. Hình ảnh xứ Bắc 53
1. Cửa ngõ xứ Bắc 53
2. Tình hình chinh trị 53
3. Tình hình quân sự 54
4. Tình hình kinh tế 55
IV. Văn hóa chung của người Việt 55
1. Nhận xét chung của giáo sĩ Alexandre de Rhodes 56
2. Việc hội nhập vào văn hóa - xã hội Việt Nam 57
KẾT LUẬN 60
— 1 —
LỜI MỞ ĐẦU
Vào đầu tháng 11_1995, tại thành phố Hồ Chí Minh và tại thủ đô Hà Nội
đã ghi dấu hai sự kiện quan trọng. Trước hết đó là việc tái lập tên đường
Alexandre de Rhodes ngay trước dinh Thông Nhất, Thành phô' Hồ Chí Minh. Và
sự kiện thứ hai là việc đặt lại tượng đài của ông trong Viện Bảo Tàng Lịch sử.
Việc đặt lại tên đường và dựng tượng dài cho ông đã nói lên việc đánh giá lại
công lao của ông và lòng biết ơn của chúng ta về việc ông đã thực hiện được một
sự nghiệp văn hóa hết sức quan trọng và mang nhiều lợi ích cho dân tộc Việt
Nam, đó là góp phần sáng tác và hoàn chỉnh chữ quốc ngữ trong giai đoạn đầu,
mà hôm nay chúng ta là những người được thừa kế di sản quý báu ây.
Như chúng ta đều biết, sự tiếp xúc Đông - Tây đã diễn ra d Việt Nam
trưđc tiên là do sự truyền bá đạo Thiên Chúa được các giáo sĩ người “Tây Dương”
thực hiện. Vđi bản tính cởi mở, ít kỳ thị “dị giáo”, với ý thức hòa đồng tôn giáo,
người Việt Nam lúc đầu đã tiếp nhận KiTô giáo dễ dàng hơn các nước khác.
Chính trên cơ sở thuận lợi này mà các giáo sĩ thừa sai cũng làm được nhiều việc.
Ngoài việc vận động truyền giáo, đào tạo giáo sĩ, kẻ giảng..., cho công việc đức
tin, về mặt văn hóa họ còn góp công Latin hóa chữ quốc ngữ để truyền tải đức tin
một cách dễ dàng, tách rời chữ Việt ra khỏi khuôn chữ vuông và nền văn hóa
Khổng giáo để làm quen với ngôn ngữ phương Tây. Công trình tập thể này được
sự đóng góp của nhiều người theo đạo Thiên Chúa cả phương Tây lẫn Việt Nam.
Trong đó nổi bật lên ba khuôn mặt lớn: Linh mục Caspar Amaral với tự điển
Việt_Bồ, Linh mục Antonie Barbosa với tự điển Bồ_Việt và Alexandre de
Rhodes vđi tựdiển Việt_Bồ_La xuất bản tại Rome 1651 và cuôh “Phép giảng tám
ngày”. Với tự điển Việt„Bồ_La và Phép giảng, chữ quốc ngữ đã được đúc kết và
chuẩn hóa có chữ in, nó tỏ rõ tính tiện lợi và hiện đại của nó.
Chính vì thế chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “ALEXANDRE DE
RHODES - VAI TRÒ CỦA ÔNG TRONG VIỆC THÀNH LẬP CHỮ Q u ố c NGỮ
VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA VỆT NAM” vđi niềm hy vọng rằng đề tài này sẽ góp
phần trước hết làm sáng tỏ thêm một khía cạnh về con người Alexandre de
Rhodes và sau đó góp phần làm phong phú thêm các đề tài luận văn của khoa
Đông Nam Á học _ Đại Học Mở-Bán Công - Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi
mong rằng luận văn này sẽ nói lên hoài bão của chúng tôi về nhân vật lịch sử này.
Trước hết ngoài sự nghiệp truyền bá đạo Thiên Chúa vào nưđc ta và góp công
sáng tác, hoàn chỉnh chữ quốc ngữ giai đoạn phôi thai, ông còn là một nhà văn
hóa đã cố công học hỏi, tìm hiểu và yêu mến đất nưđc-con người Việt Nam như
quê hương thứ hai cửa ông.
I. LICH SỬ NGHIẾN c ử u VÂN Đ ầ;
về sự nghiệp góp công sáng tác chữ quốc ngữ của Alexandre de Rhodes
cũng như sự nghiệp truyền giáo của ông, trước đây đã có nhiều soạn thảo và
nghiên cứu trong cũng như ngoài nước. Tựu trung vể các sáng tác ấy đa phần chỉ
tập trung vào công trình sáng tác chữ quốc ngữ, nghiên cứu chữ quốc ngữ giai
đoạn đầu qua các tác phẩm của ông, khỉa cạnh truyền giáo của ông, hoặc viết về
tiểu sử của ông hoặc dể phê phán hoặc để bênh vực đính chính những chi tiết sai
—2-rlầm về thân thế và sự nghiệp của ông. Phần hình thức của các công ưình này có
rất nhiều thể loại, tựu trung đa phần là các bài viết riêng lẻ dăng rải rác trên các
báo, các công trình tập thể được đúc kết lại thành sách, in trong các tập san, tạp
chí trong và ngoài nước, một số các bài tham luận của các học giả Việt Nam cũng
như người nước ngoài bằng tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh.... Ngoài ra còn một
số luận văn tiến sĩ trình tại Paris trước năm 1975 về thân thế và sự nghiệp của
ông. Và gần đây nhất, một số tác phẩm của ông đã dược dịch sang tiếng Việt và
xuất bản tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như việc tái bản lại cuốn tự điển ViệtBồ-La.
Qua một số công trình nêu ưên, chúng tôi đã tham khảo một số các tác
phẩm như sau:
- Lịch sử Việt Nam tập I - NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội
- Giáo trình lịch sử Việt Nam- Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội I
- Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ 19 đến Cách Mạng Tháng
Tám của tác giả Trần Văn Giàu.
- Việt sử Tân Biên - Quyển III - Phạm Văn Sơn - Sài Gòn 1959.
- Nước Đại Nam đôi diện vđi Pháp và Trung Hoa - Yoshihaku Tsuboi -
bản dịch NXB Ban Khoa Học Xã Hội Thành ủy - TP HCM - 1990.
Các tác phẩm này giúp chúng tôi nắm vững được những sự kiện chung
trong từng thời kỳ cụ thể. Bên cạnh đó, để phục vụ cho nội dung đề tài, chúng tôi
dã tham khảo các tài liệu sau dây:
- Lịch sử Giáo hội Công giáo - Quyển II của Bùi Đức Sinh - Sài Gòn
1972.
- Việt Nam giáo sữ của Phan Phát Hườn - Sài Gòn - NXB Cứu thế Tùng
Thư, 1962.
- Lược sử Giáo phận Đàng Trong - Tòa Giám Mục TP HCM 1994
- Hành trình và Truyền Giáo - Alexandre de Rhodes - Bản dịch Việt ngữ -
Hồng Nhuệ - NXB Đại Kết, TP HCM 1994
- Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài - Alexandre de Rhodes - Bản dịch
Việt ngữ - Hồng Nhuệ, TP HCM 1994
- Giáo sĩ Đắc Lộ và tác phẩm quốc ngữ đầu tiên (Phép giảng tóm ngày)
Nguyễn Khắc Xuyên và Phạm Đình Khiêm - NXB Tinh Việt Văn Đoàn, 1961.
- Tham luận về cải tiến chữ quốc ngữ. Trong “Vẩn đề cải tiến chữ quốc
ngữ”, Hoàng Tuệ, NXB Văn Hóa - Hà Nội 1961.
- Lịch sử văn học Công giáo Việt Nam - Cuôn I - Võ Long Tê - NXB Tư
Duy, Sài Gòn 1965.
- Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Quyển Thượng - Thanh Lãng - NXB
Trình Bày, Sài Gòn 1967.
- Biểu nhất lãm văn học cận đại - Thanh Lãng - NXB Tự Do, Sài Gòn
1958.
Nhìn chung qua nội dung các công trình trên, như chúng tôi dã trình bày,
về thân thế và sự nghiệp của Alexandre de Rhodes cũng được nhiều tác giả viết
đứng dưới nhiều quan điểm và góc độ nhìn nhận vấn đề có khác biệt nhau. Do vậy
trong tập luận văn này, chủng tôi đã kế thừa một số quan diểm của người đi trước
—3—
và đồng thời bổ sung thêm một số chi tiết trong khi nghiên cứu vân đề chứng tôi
khám phá ra. Tuy nhiên qua quá ưình tham khảo các tác phẩm kể trên và bài
giảng về lịch sử cùng phương pháp nghiên cứu của thầy Đinh Kim Phúc, chúng tôi
đã nít ra nhiều bài học bổ ích và có cơ sở .để khẳng định những quan điểm mà
chúng tôi trình bày. Và cùng ltìc chúng tôi cũng mạnh dạn đi vào khía cạnh “hội
nhập văn hóạ Việt Nam “ của Alexandre de Rhodes, một vùng đất mà cho đến
nay ít người đề cập đến.
n. XẮC ĐĨNH GIỚI HAN Đ ầ TẢĩ :
Mặc dầu đã đặt ra giới hạn chỉ ưình bày sơ lược sự nghiệp - thân thế và
khía cạnh hội nhập văn hóa Việt Nam của Alexandre de Rhodes, chtíng tôi cũng
nhận thấy những vấn đề thuộc phạm vi đề ra vẫn khó có thể giải quyết một cách
triệt để vì nhiều lý do sau:
- Trước nhất là do số lượng tài liệu về vấn đề nêu trên rết phong phú và
đa dạng, kế đó thời gian chuẩn bị luận văn của chứng tôi thì hạn hẹp nên do vậy
những thiếu sót chủ quan nhất định không thể không tránh khỏi.
- Tuy có rất nhiều khó khăn, chúng tôi cũng cố gắng hoàn thành đề tài ở
mức độ cao nhất. Với tinh thần đó, chúng tôi chỉ có thể ưình bày tương đối hệ
thông các vấn đề nêu ra, còn quan điểm để nhìn nhận vấn đề chứng tôi mong
nhận sự đống góp ý kiến quý báu của Quý Thầy Cô và các bạn quan tâm đến vấn
đề đã nêu trong luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, trong tập luận văn này chúng tôi trình
bày năm chương chia ra như sau:
- Chương I: Bối cảnh lịch sử Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 16 đến giữa
thế kỷ 17.
- Chương II; Sơ lược lịch sử truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam từ
giai đoạn đầu đến thời kỳ Alexandre de Rhodes vào Việt Nam (1624 - 1645)
- Chương III: Thân thế và sự nghiệp của Alexandre de Rhodes.
- Chương IV: Việc học tiếng Việt và hoàn chỉnh chữ quốc ngữ thời kỳ
phôi thai của Alexandre de Rhodes.
- Chương V: Khía cạnh hội nhập văn hóa Việt Nam của Alexandre de
Rhodes.
III. PHƯƠNG PHẤP NGHIÊN c ử u VAN ĐÊ:
Để hoàn thành tập luận văn này, chúng tôi đã ra sức tham khảo và nghiên
cứu vấn đề bằng phương pháp cụ thể và liên ngành qua các hệ thống đối chiếu, so
sánh..., để phát hiện những vấn đề mđi ở phạm vi nghiên cứu. Bên cạnh sự tham
khảo và sử dụng một phần tài liệu của những người đi trước như đã kể trên, trong
tập luận văn này còn được thực hiện bằng những cuộc phỏng vấn, nói chuyện và
tham dự một số các buổi thuyết trình về đề tài Alexandre de Rhodes được tổ chức
tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 1995.
Đề tài nghiên cứu này đã được hoàn thành, chúng tôi xin chân thành cảm
ơn Thầy Đinh Kim Phúc - Cao học Khoa Học Lịch sử - Giảng viên Khoa Đông
Nam Á Học - Đại Học Mở - Bán Công TP. Hồ Chí Minh đã động viên và hướng
dẫn khoa học trong suốt thời gian nghiên cứu các vấn đề được dặt ra.
— 4 —
Nơi đây, chúng tôi cũng xin cám ơn Giáo sư Khoa Trưởng Nguyễn Quốc
Lộc dã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng tồi đi tham quan Malacca -
Malaysia để thu thập tài liệu cần thiết cho tập luận văn này.
Chứng tôi xin chân thành cảm ơn Linh mục Tiến sĩ Trương Bá cần, Giáo
sư Phạm Đức Dương, Giáo sư Nguyễn Tấn Đắc, Phó Tiến sĩ Lê Trung Hoa, Ban
thủ thư Thư Viện Khoa Học - Xã Hội Thành phố Hồ Chí Minh, đã giúp dỡ chúng
tôi nhiều tài liệu, bài giảng quý giá để hoàn thành tập luận văn. Và chiíng tôi
cũng xin cảm ơn Quý Thầy Cô trong Khoa Đông Nam Á Học dã trang bị cho
chúng tôi sự hiểu biết ngày hôm nay và các bạn đồng học. Chúng tôi, nơi đây,
mong đợi sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô và các bạn để công trình nghiên
cứu trên đạt được kết quả tốt đẹp hơn.
TP HCM, ngày 15 tháng 8 năm 1996.
ONÍICIIỘN NVHJ