Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ái tình trong tiểu thuyết Lê Văn Trương
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
191.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
841

Ái tình trong tiểu thuyết Lê Văn Trương

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 13 - 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn

ÁI TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT LÊ VĂN TRƯƠNG

Lê Thị Ngân*

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Lê Văn Trương (1906-1964) nổi lên như một hiện

tượng đặc biệt. Sức viết của ông không dễ mấy ai có được, nếu không nói là không ai có được. Với

247 cuốn tiểu thuyết trong đời văn, Lê Văn Trương đã đem tư tưởng người hùng diễn tả thành gần

như một chủ nghĩa trong tác phẩm. Nhà nghiên cứu Hoàng Hữu Đản đã cho rằng, Lê Văn Trương

"là một nhà văn đã tạo ra được, lần đầu tiên và duy nhất trong văn học Việt Nam hình

tượng“Người hùng” đã được cả một thời chấp nhận và say mê". Với những chuyện tình éo le, với

những tình yêu nồng nàn, cao thượng và đầy hi sinh đã tạo cho tiểu thuyết Lê Văn Trương có một

sức hấp dẫn riêng với công chúng văn học đương thời.

Từ khóa: Lê Văn Trương, nhân vật người hùng, công chúng, tình yêu, văn học Việt Nam.

Tiểu thuyết gia Lê Văn Trương (1906-1964) đã tạo

được một "hình tượng“Người hùng” đã được cả

một thời chấp nhận và say mê".(1) Nhân vật người

hùng của ông "lúc thì là một công tử ăn chơi váng

trời, lúc thì là một tay doanh nghiệp đáng ngồi

ngang với Bạch Thái Bưởi, lúc thì là một người

chồng rất mực, "một người cha" gương mẫu, là

đấng trượng phu", nhưng sau cùng, "luôn luôn là

tình lang lý tưởng, phàm giai nhân nào cũng mơ

ước".(2) Chất người hùng trong nhân vật của Lê Văn

Trương "không chỉ để oanh liệt trong những tình

huống hiểm nghèo mà còn cao thượng, quân tử

trong các quan hệ tình cảm, đặc biệt là trong tình

yêu".(3)

Công chúng văn học của Lê Văn Trương chủ yếu là

tầng lớp bình dân, tiểu tư sản. Công chúng văn học

của Lê Văn Trương là "độc giả trung lưu " (Phạm

Thế Ngũ) "đám "đẳng cấp tiểu tư sản" (Lương Đức

Thiệp). Tầm nhận thức và vốn văn hoá của họ ưa

những gì giản dị. Họ cần sự giải trí, họ cần được

thoả mãn trí tò mò, họ mong muốn được tham gia

những cuộc phiêu lưu, dù là trong tâm trí. Trong các

sự phiêu lưu, phiêu lưu trong ái tình là một thứ

phiêu lưu ngọt ngào và hấp dẫn. Tiểu thuyết của Lê

Văn Trương đã đáp ứng được những yêu cầu đó của

họ.

Những câu chuyện tình yêu không bao giờ là cũ. Nó

luôn luôn là mối quan tâm của mọi người, mọi thời,

mọi lứa tuổi. Chỉ có điều, mỗi thời khác nhau, con

người lại có một cách thể hiện tình yêu khác nhau.

Một trong những lý do khiến tiểu thuyết Tự lực văn

đoàn hấp dẫn đông đảo bạn đọc những năm đầu thế

Tel: 0912 022777

kỷ XX bởi những thiên tình diễm lệ. Những nàng,

những chàng đẹp như trong mộng, thơm tho và khao

khát yêu đương. Những cuộc tình trong trẻo, mát

lành, lãng mạn được diễn ra trong khung cảnh thiên

nhiên đẹp như chốn đào nguyên.

Với tính chất của những cuốn tiểu thuyết đăng báo,

số trước gọi số sau, tiểu thuyết gia Lê Văn Trương

một mình làm nên một văn đoàn, cũng đã hút bạn

đọc về phía mình, khiến họ không thể dừng lại khi

đã đọc tiểu thuyết ông bằng những câu chuyện tình

ái. Không phải những câu chuyện êm như một buổi

chiều hè, dịu dàng như hương ngọc lan buổi sớm

như Tự lực văn đoàn, chuyện tình của tiểu thuyết Lê

Văn Trương hấp dẫn người ta bởi sự éo le của cuộc

tình, nhân vật chính bao giờ cũng nồng nàn trong thể

hiện, mạnh mẽ trong đấu tranh để gìn giữ tình yêu.

Độc giả say những câu chuyện của Lê Văn Trương,

yêu tình yêu của những nhân vật mình yêu quý : tình

yêu của Giáng Vân với văn sĩ Cung (Cánh sen trong

bùn), của Khánh Ngọc với Trọng Khang (Trường

đời), của Vân với Vĩnh (Tôi là mẹ), của Hạnh với

Linh (Một người), của Cài với Vẹo (Anh Vẹo), của

Đoàn Hữu với Tư Thung (Cô Tư Thung), của Cung

với Thuần (Hận nghìn đời) ... Một phần làm nên sự

say của những tiểu thuyết Lê Văn Trương là những

câu chuyện tình ái của ông không theo lẽ thường.

Trong những câu chuyện tình yêu, thuận lẽ, thường

là chàng trai con nhà gia thế, yêu và lấy cô gái hiền

dịu, xinh đẹp con nhà nghèo. Nhưng trong những

chuyện tình của tiểu thuyết Lê Văn Trương, độc giả

lại thấy chiều ngược lại: Cô con gái nhà chủ giàu có,

xinh đẹp, giỏi giang, có học thức, lại đem lòng yêu

một chàng trai nghèo, thất cơ lỡ vận, đang làm công

cho nhà mình. Thế cũng chưa đủ, Lê Văn Trương

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!