Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Abcd của y ban dưới góc nhìn liên văn bản
PREMIUM
Số trang
93
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
824

Abcd của y ban dưới góc nhìn liên văn bản

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

Y DOAN

ABCD CỦA Y BAN DƯỚI GÓC NHÌN

LIÊN VĂN BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/2017

Đà Nẵng, tháng 4/2016

2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

ABCD CỦA Y BAN DƯỚI GÓC NHÌN

LIÊN VĂN BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:

TS. BÙI BÍCH HẠNH

`

Người thực hiện:

Y DOAN

(Khóa 2013 – 2017)

Đà Nẵng, tháng 5/2017

Đà Nẵng, tháng 5/2016

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi, Y Doan, sinh viên lớp 13SNV, khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư

Phạm – Đại học Đà Nẵng, xin cam đoan rằng: Công trình này do tôi thực hiện dưới

sự hướng dẫn của giảng viên, TS. Bùi Bích Hạnh.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học trong công trình này.

Người thực hiện

Y Doan

2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Bùi Bích

Hạnh, người trực tiếp hướng dẫn và đã tận tình giúp đỡ trong suốt qua trình hình

thành và hoàn thành khóa luận.

Tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ

Văn; thư viện trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện

thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã giúp

đỡ, động viện tôi hoàn thành khóa luận này.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017

Tác giả

Y Doan

3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5

1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................5

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu....................................................................................6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................6

3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................6

3.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................6

4. Giới thuyết thuật ngữ............................................................................................6

5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................8

6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................8

6.1. Vận dụng lí thuyết liên văn bản ........................................................................8

6.2. Phương pháp cấu trúc - hệ thống .....................................................................8

6.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu......................................................................9

6.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành................................................................9

7. Bố cục khóa luận ..................................................................................................9

NỘI DUNG ..............................................................................................................10

CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT Y BAN TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT

VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI......................................................................................10

1.1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại - một số khuynh hướng thẩm mĩ................10

1.1.1. Tiểu thuyết tân lịch sử - sự phản tư lịch sử .................................................10

1.1.2. Tiểu thuyết hiện sinh - sự phân rã những mảnh hiện tồn............................13

1.1.3. Tiểu thuyết tính dục - sự phì đại của dòng văn chương thân xác ...............16

1.2. Sự cách tân của tiểu thuyết Việt Nam đương đại và hành trình sáng tạo nghệ

thuật trong tiểu thuyết Y Ban....................................................................................17

1.1.1. Những cách tân của tiểu thuyết Việt Nam đương đại..................................17

1.1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật - sự cách tân kĩ thuật viết trong tiểu thuyết

Y Ban .....................................................................................................................23

1.1.3. ABCD - một biểu hiện đặc sắc của tiểu thuyết Việt Nam đương đại ..........28

4

CHƯƠNG 2: LIÊN VĂN BẢN TRONG ABCD NHÌN TỪ TƯ DUY NGHỆ

THUẬT.....................................................................................................................35

2.1. Đối thoại với yếu tố huyền thoại.....................................................................35

2.1.1. Giấc mơ - những nỗi niềm ám ảnh và những nỗi lo về số phận con ngườì....35

2.1.2. Yếu tố huyền thoại bắt nguồn từ tín ngưỡng cộng đồng.................................37

2.2. Đối thoại với yếu tố tôn giáo ..........................................................................40

2.2.1. ABCD với quy luật nhân - quả của Phật giáo ...............................................40

2.2.2. Luật luân hồi - màu sắc Phật giáo trong ABCD.............................................44

2.3. Dấu ấn đối thoại với quan điểm đạo đức truyền thống...................................47

2.3.1. Sự chênh lệch trong quan hệ mẹ chồng – nàng dâu .......................................47

2.3.2. Biểu hiện trái của các giá trị tình thân ...........................................................50

CHƯƠNG 3: LIÊN VĂN BẢN TRONG ABCD NHÌN TỪ HÌNH THỨC

NGHỆ THUẬT........................................................................................................55

3.1. Nghệ thuật tổ chức kết cấu.................................................................................55

3.1.1. Kết cấu phân mảnh..........................................................................................55

3.1.2. Kết cấu “ truyện lồng trong truyện”...............................................................59

3.1.3. Kết cấu kiểu “ dị truyện” ( có yếu tố kì ảo)....................................................62

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ...........................................................................65

3.2.1. Kiến tạo lớp nhân vật hư ảo............................................................................66

3.2.2. Xây dựng lớp nhân vật tự nhận thức...............................................................69

3.2.3. Xây dựng lớp nhân vật cô đơn ........................................................................71

3.3. Tiểu thuyết ABCD của Y Ban trong mối tương tác với các thể loại..................73

3.3.1. Mối tương tác với thơ trong tiểu thuyết ABCD...............................................73

3.3.2. Mối tương tác với truyện ngắn trong tiểu thuyết ABCD.................................76

3.4. Nghệ thuật tích hợp ngôn ngữ............................................................................79

3.4.1. Ngôn ngữ đời thường, suồng sã ......................................................................79

3.4.2. Ngôn ngữ đậm chất dân gian..........................................................................82

KẾT LUẬN..............................................................................................................85

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88

5

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Thuật ngữ liên văn bản (intertextuality) xuất phát từ phương Tây vào những

năm 60 của thế kỉ XX. Do nhà lí luận hậu cấu trúc người Pháp gốc Bungari, Julia

Kristeva đặt ra vào năm 1966 và xuất hiện chính thức năm 1967. Sau đó, lí thuyết

này đã được R.Barthes tiếp tục phát triển thông qua những bài viết tiêu biểu của

ông.Liên văn bản nhanh chóng được các nhà cấu trúc luận, giải cấu trúc phát triển

và tiến tới hoàn thành một phương pháp nghiên cứu văn học. Có thể nói, việc phát

hiện ra lí thuyết liên văn bản đã tạo nên một cuộc “cách mạng” trong tư duy văn

học, đã mở ra những hướng khai thác tác phẩm văn học mới thực sự thú vị.

Sau năm 1975, cùng với sự biến động không ngừng của lịch sử xã hội thì văn

học Việt Nam cũng có những bước chuyển mới. Tiếp nối mạch phát triển đó, văn

học Việt Nam từ sau năm 1986 đến thập niên đầu thế kỉ XXI có nhiều bứt phá mạnh

mẽ, đặc biệt là sự sống lại của thể loại tiểu thuyết với độ kết tinh cao trong tư duy

nghệ thuật làm cho văn học trở nên đa dạng và giàu sắc thái. Bởi vậy, sự vẫy vùng

và tư duy sáng tạo của các nhà văn không bao giờ cho phép được dừng lại nhằm đi

tìm những hương liệu mới và thể nghiệm những cách thức chế biến mới để tạo nên

những món ăn tinh thần mới phù hợp với nhu cầu đời sống hiện đại của con người

và từ đó, đem lại cho văn học sự đa dạng về nội dung, nhiều hình thức biểu đạt mới

mẻ và hiện đại.

Trong dòng chảy của văn học Việt Nam đương đại, đặc biệt là trong tiểu

thuyết Việt Nam đương đại, các nhà tiểu thuyết đều luôn nỗ lực hết mình tìm kiếm

sự đa dạng về phong cách để luôn làm mới văn chương của mình. Y Ban cũng là

trường hợp không ngoại lệ.Với tiểu thuyết ABCD, Y Ban đã sử dụng kết cấu liên

văn bản như một nguyên tắc trung tâm để mô hình hóa nghệ thuật trong tác phẩm.

Nghiên cứu ABCD của Y Ban dưới góc nhìn liên văn bản là một hướng giải

mã mới, phù hợp với xu thế nghiên cứu văn học hậu hiện đại, là một phương thức

tiếp cận tác phẩm đầy tiềm năng và thích ứng với mọi văn bản nghệ thuật.

6

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về tiểu

thuyết ABCD và đặc biệt, nghiên cứu dưới góc độ tiếp cận văn bản trên lí thuyết

liên văn bản thì hầu như còn là vấn đề bỏ ngỏ. Do vậy, chúng tôi nhận thấy rằng,

việc nghiên cứu theo hướng tiếp cận liên văn bản đối với tiểu thuyết ABCD là điều

cần thiết để mang lại một cái nhìn khoa học theo chiều sâu của góc độ liên văn bản

mà ở đó, mọi cái được biểu đạt trong tác phẩm sẽ được biểu đạt một cách đầy đủ ra

bên ngoài. Từ đó, thấy được sự đa dạng về phong cách cũng như kĩ thuật viết độc

đáo của Y Ban, đồng thời còn giúp ta thấy được sự xếp chồng lên nhau trong văn

bản, sự hấp thụ và sinh thành của văn bản ấy là một quá trình đối thoại, tương tác

giữa văn bản ấy với các quan điểm văn hóa, văn học.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tiểu thuyết ABCD của Y Ban ( 2014), NXB Trẻ, Hà

Nội.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi tập trung khảo sát biểu hiện của tính liên văn bản từ phương diện

về nội dung dưới góc độ văn học, văn hóa, nghệ thuật…để có cái nhìn toàn diện về

nghệ biểu hiện tính liên văn bản trong tiểu thuyết ABCD của Y Ban. Đồng thời, đi

sâu nghiên cứu nghệ thuật biểu hiện tính liên văn bản trong ABCD. Qua đó, thấy

được phong cách tiểu thuyết Y Ban.

4. Giới thuyết thuật ngữ

Với bài viết “Bakhtin, từ, đối thoại và tiểu thuyết” cha đẻ của thuật ngữ tính

liên văn bản- Kristeva đã xác lập mối quan hệ giữa ba chiều kích: chủ thể viết, chủ

thể nhận và ngữ cảnh. Đồng thời bà cho rằng“ văn bản là sản phẩm của vô số những

mã, những diễn ngôn, những văn bản đã tồn tại trước đó. Điều này tạo thành mạng

lưới văn bản, từ đó tạo nên bản chất đối thoại trong văn bản.” [12;38]. Nói cách

khác, không có bất cứ văn bản nào thực sự độc lập như một sự sáng tạo tuyệt đối:

“văn bản nào cũng chịu sự tác động của văn bản văn hoá (cultural text), cũng chứa

7

đựng ít nhiều những cấu trúc ý thức hệ và quyền lực thể hiện qua các hình thức diễn

ngôn khác nhau trong xã hội. Vì vậy, từ hay văn bản nào cũng là một giao điểm nơi

ít nhất là một từ hay một văn bản khác được đọc. Là giao điểm (intersection) nghĩa

là, khác với điểm (point), không cố định” [38].

Bên cạnh đó, Barthes trong công trình “Từ tác phẩm đến văn bản”, cũng đồng

tình với quan điểm của Kristeva, ông cho rằng “mỗi văn bản là sự dung hợp nhiều

lối viết khác nhau cùng hòa trộn và đụng độ, không lối viết nào hoàn toàn mới mẻ”.

Nhưng ông chủ yếu tập trung ở hai phương diện: người viết và người đọc. Ông đề

cập đến “cái chết của chủ thể”. Theo R.Barthes , “chính ngôn ngữ là chủ thể hành

ngôn, không phải tác giả, viết là một hành động mà tại đó chỉ có ngôn ngữ hoạt tác,

“biểu diễn” và không còn “tôi” [12;45] . Do đó, bạn đọc trở thành người đồng sáng

tạo văn bản, đồng thời mọi quyền năng quyết định đến sự tồn vong của văn bản đều

do bạn đọc quyết định, nói cách khác từ “hệ quả” cái chết của chủ thể đã đến sự lên

ngôi của độc giả.

Derrida cũng đồng quan điểm với Barthes nhưng ông lại tiếp tục mở rộng tư

tưởng của mình. Derrida đề cập đến nội dung “cái chết của tác giả”, nhằm làm rõ tư

tưởng này, ông đã đưa ra hàng loạt khái niệm và vấn đề, chẳng hạn: Từ sai biệt đến

kéo dài và mở rộng (Diffesrance), ngược xuôi tán phát (dissesmination), dấu vết (

face)…

Dựa trên những cơ sở các lí thuyết mà Bakhtin và Kristeva đã tìm ra, về sau

các nhà giải cấu trúc như R.Barthes, J.Lancan, M.Riffaterre, G.Genette cũng đã tiếp

tục bàn luận và mở rộng nội hàm ý nghĩa của nó. Barthes nhấn mạnh đến tính “đa

bội” với ý nghĩa vô số ý nghĩa - luôn liên quan đến sự tương tác giữa người đọc với

tác giả và giữa văn bản này với các văn bản khác mà không phải là nhiều nghĩa

mang tính lưỡng lự, lựa chọn.

Đối với M.Riffaterre, ông cho rằng văn bản “là một quần thể giả định các văn

bản khác” [10;15] hay như G.Genette ông cho rằng “liên văn bản là một bộ phận

hợp thành của văn hóa nói chung và là dấu hiệu không tách rời hoạt động của văn

học nói riêng, bất cứ sự trích dẫn nào cũng phải dựa vào phạm vi văn cảnh văn

hóa…” [10;16].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!