Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

a(5).docTƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU, PHAN CHÂU TRINH VÀ CUỘC VẬN ĐỘNG VĂN HÓA ĐẦU THẾ KỶ XX
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tư tưởng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và cuộc vận động văn hóa đầu thế kỷ XX
TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU, PHAN CHÂU TRINH VÀ CUỘC VẬN ĐỘNG VĂN HÓA ĐẦU
THẾ KỶ XX
Cuối thế kỷ XIX, phong trào Cần Vương chống Pháp thất bại. Toàn bộ đất nước ta bị đặt dưới
sự thống trị của thực dân Pháp. Chúng bắt đầu thực hiện kế hoạch “khai thác thuộc địa”. Xã
hội phong kiến Việt Nam đình trệ từ lâu, nay đã bị phá vỡ, chuyển thành một xã hội thuộc
địa nửa phong kiến. Quá trình chuyển biến này đã tạo ra một giai đoạn giao thời kéo dài
trong khoảng vài chục năm đầu thế kỷ XX.
Nhà nước “bảo hộ” thi hành nhiều chính sách thực dân nhằm biến nước ta thành một thị
trường tiêu thụ hàng hoá và bóc lột nhân công để thu về lợi nhuận cao nhất tư bản Pháp,
đồng thời vẫn kìm hãm xã hội Việt Nam trong tình trạng tối tăm của một nước nông nghiệp
lạc hậu để dễ bề thống trị.
Trên lĩnh vực văn hoá, thực dân Pháp đã thực hiện một chính sách văn hoá nô dịch, nhằm
làm cho nhân dân Việt Nam đoạn tuyệt với những giá trị truyền thống tốt đẹp, đồng thời
phục hồi những mặt lạc hậu, phản động trong văn hoá phong kiến. Chúng khuyến khích việc
truyền bá văn chương yêu đương uỷ mị, đưa văn hoá phương Tây, trước hết là văn hoá Pháp
vào nước ta để chống lại văn hoá truyền thống dân tộc. Cùng với việc hạn chế đi tới sự thủ
tiêu Nho học, thực dân Pháp đào tạo những người Tây học để phục vụ bộ máy thống trị của
thực dân Pháp, đúng như nhận xét của một nhà chí sĩ yêu nước:
“Nó mở trường học Pháp Việt … chỉ dạy cho biết sơ sơ chữ Pháp, dịch được qua loa tiếng
Pháp, đã coi là đủ rồi. Còn như điện học, hoá học, hình học, thương học người Pháp có đặt
ra một khoa nào đâu … người Pháp chỉ khoái trá về chỗ nó làm mất chí khí của người nước
ta thôi … Cách làm cho ta ngu, ta yếu nó chỉ sợ ta không càng ngày càng ngu hơn, càng
ngày càng yếu hơn mà thôi” .
Tuy vậy, cùng với chế độ thuộc địa nửa phong kiến ra đời và thay thế chế độ phong kiến vốn
đã tàn lụi, xã hội Việt Nam cũng có những chuyển biến nhất định. Sự thay đổi này không chỉ
do hoàn cảnh lịch sử trong nước mà còn do ảnh hưởng tác động của trào lưu cách mạng
trên thế giới.
Ở châu Á vào đầu thế kỷ XX, sau khi Minh Trị Thiên Hoàng cải cách duy tân, Nhật Bản trở
thành một nước tư bản chủ nghĩa tương đối phát triển về mọi mặt. Đặc biệt, thắng lợi của
Nhật trong cuộc chiến tranh với Nga năm 1904-1905 càng làm cho thanh thế Nhật càng
vang dội, và Nhật Bản được xem như là một tấm gương đáng học tập.
Còn ở Trung Quốc, cuối thế kỷ XIX, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu tổ chức Cường học
hội, chủ trương duy tân. Trong quá trình ấy, ở Trung Quốc xuất hiện nhiều tân thư, trong đó
có một số sách dịch các tác phẩm của các nhà tư tưởng dân chủ tư sản và được đưa vào
nước ta làm ảnh hưởng đến tư tưởng các sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ.
Nói về ảnh hưởng của các tác phẩm ấy, báo Thần Chung ở Sài Gòn ra ngày 01-01-1929
viết: “Những “Thanh Nghị báo”, “Tân Dân tùng báo”, “Ẩm băng thất”, “Tự do thư”, “Trung
Quốc hồn” đã đánh thức đám sĩ phu ta gần như trực tiếp, vì trong đó nói chuyện nước Tàu
mà có nhiều chỗ trùng bệnh người mình lắm”.
Khác với tuyệt đại đại bộ phận người của giai cấp phong kiến, hoặc đầu hàng thực dân, hoặc
than thở, bi quan. Những sĩ phu này ý thức được trách nhiệm trước lịch sử, họ biết dựa vào
nhân dân và cố gắng tìm con đường cứu nước, cứu dân. Vừa lúc đó, họ lại tiếp thu được