Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

72 Cau hoi on tap kinh te chinh tri(1).doc
MIỄN PHÍ
Số trang
95
Kích thước
612.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1906

72 Cau hoi on tap kinh te chinh tri(1).doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CÂU HỎI ÔN TẬP

KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Câu 1: Theo Mác: Tư bản là tiền, là vật nhưng bản chất không phải là tiền hay vật mà

là một quan hệ xã hội, quan hệ bóc lột lao động làm thuê. Anh (Chị) hiểu câu đó như thế

nào? (Tr.6)

Câu 2: Phân tích vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Theo Anh (Chị), nguyên nhân nào

mà các nhà kinh tế cho rằng chủ nghĩa tư bản còn khả năng phát triển trong những

thập niên đầu của thế kỷ 21? (Tr.12)

Câu 3: Tìm hiểu về chính sách kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay. Những

tồn tại và khó khăn trong việc xử lý mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế. (Tr.13)

Câu 4: Cách mạng khoa học công nghệ và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở

Việt Nam và phương hướng phát triển khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay. (Tr.17)

Câu 5: Đối Tượng Nghiên Cứu Của Kinh Tế Học Chính Trị (Tr.19)

Câu 6 : Tái Sản Xuất Xã Hội Là Gì ? (Tr.20)

Câu 7 : Hàng Hóa Và Thuộc Tính Của Hàng Hóa? Tính Chất Hai Mặt Của Lao Động

Sản Xuất Hàng Hóa ?Phân Biệt Lao Động Xã Hội - Lao Động Tư Nhân , Lao Động

Giản Đơn - Lao Động Phức Tạp ? (Tr.21)

Câu 8: Trình Bày Nội Dung Yêu Cầu Và Tác Dụng Của Quy Luật Giá Trị ? (Tr.22)

Câu 9: Sự Chuyển Hóa Thành Tư Bản ? (Tr.23)

Câu 10: Sản Xuất Giá Trị Thặng Dư - Quy Luật Kinh Tế Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Tư

Bản ? (Tr.23)

Câu 11: Tích Lũy Tư Bản ? Quy Luật Tích Lũy Tư Bản ? Thực chất và động cơ của

tích luỹ tư bản ? (Tr.26)

Câu 12: Lợi Nhuận Bình Quân Và Giá Cả Sản Xuất ? Sự Hình Thành Giá Trị Thị

Trường ? Cạnh Tranh Ngành ?Sự Chuyển Hóa Giá Trị Hàng Hóa Thành Giá Trị ?

(Tr.27)

Câu 13: Tư Bản Cho Vay ,Lợi Tức ? Công Ty Cổ Phần ? Thị Trường Chứng Khoán ?

Tư bản cho vay, lợi tức (Z), tỷ suất lợi tức (Z’) ? (Tr.28)

Câu 14: Nêu Các Hình Thức Địa Tô ? (Tr.29)

Câu 15: Tăng Trưởng Kinh Tế Và Hiệu Quả Kinh Tế ? Tăng trưởng kinh tế ? (Tr.29)

Câu 16 : Những Đặc Điểm Kinh Tế Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Tư Bản Độc Quyền ?

(Tr.30)

Câu 17: Trình Bày Tính Tất Yếu Khách Quan Của Sự Tồn Tại Nhiều Thành Phần

Kinh Tế trong Thời Kỳ Quá Độ Lên CNXH Ở Nước Ta ? (Tr.31)

Câu 18: Nêu Các Thành Phần Kinh Tế Và Phân Tích Vai Trò Của Mỗi Thành Phần

Kinh Tế Trong Nền Kinh Tế Quá Độ Ở Nước Ta Hiện Nay ? (Tr.32)

Câu 19: Nguyên Nhân Ra Đời , Bản Chất , Những Biểu Hiện Chủ Yếu Của Chủ Nghĩa

Tư Bản Tư Bản Độc Quyền Nhà Nước ? (Tr.33)

(1)

Câu 20 : Tại Sao Phải Thực Hiện Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa Và Công Nghiệp hoá

Hiện Đại Hóa Nhằm Mục Đích Gì ? (Tr.33)

Câu 21: Nội Dung Chủ Yếu Của Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa Xã Hội Chủ Nghĩa ,

Vận Dụng Vào Điều Kiện Nước Ta Hiện Nay ? (Tr.34)

Câu 22: Phân Tích Những Điều Kiện Để Thực Hiện Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa ?

(Tr.35)

Câu 23: Phân Tích Tính Tất Yếu Khách Quan Của Việc Phát Triển Kinh Tế Hàng Hóa

Theo Định Hướng Xã Chủ Nghĩa ? (Tr.36)

Câu 24 : Phân Tích Những Đặc Điểm Của Nền Kinh Tế Hàng Hóa Theo Định Hướng

Xã Chủ Nghĩa ? (Tr.37)

Câu 25: Điều Kiện Và Phương Hướng Để Phát Triển Kinh Tế Hàng Hóa Ở Nước Ta ?

(Tr.39)

Câu 26: Phân Tích Lợi Ích Kinh Tế, Hệ Thống Lợi Ích Kinh Tế ? Bản chất và tính đa

dạng của hệ thống lợi ích kinh tế ? (Tr.39)

Câu 27: Những Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Nền Kinh Tế Thị Trường ? (Tr.40)

Câu 28: Chất Và Lượng Của Giá Trị Hàng Hóa ? (Tr.41)

Câu 29: Chức Năng Của Tiền Tệ ? (Tr.42)

Câu 30: Công Thưc Chung Của Tư Bản ? (Tr.43)

Câu 31: Hàng Hóa Sức Lao Động ? (Tr.44)

Câu 32: Hai Phương Pháp Sản Xuất Ra Thặng Dư ? (Tr.45)

Câu 33: Mối Quan Hệ Giữa Lợi Nhuận Và Giá Trị Thặng Dư ? (Tr.46)

Câu 34: Tỉ Suất Lợi Nhuận Bình Quân ? (Tr.46)

Câu 35: Phân tích các điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá và những ưu thế của sản

xuất hàng hoá so với kinh tế tự nhiên ? (Tr.47)

Câu 36: Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá và quan hệ của hai thuộc tính đó với tính

hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá? (Tr.48)

Câu 37: Phân tích lượng giá trị hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị

hàng hoá ? (Tr.49)

Câu 38: Phân tích nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền tệ? (Tr.50)

Câu 39: Phân tích nội dung (yêu cầu), tác dụng của quy luật giá trị trong nền sản xuất

hàng hoá giản đơn. Những biểu hiện của quy luật này trong các giai đoạn phát triển của

chủ nghĩa tư bản? (Tr.51)

Câu 40: Thế nào là thị trường? Mối quan hệ giữa phân công lao động XH với thị

trường. Phân tích các chức năng của thị trường? (Tr.52)

Câu 41: Cạnh tranh là gì? Tại sao cạnh tranh là quy luật kinh tế của sản xuất hàng

hoá? Những tác động tích cực và tiêu cực của cạnh tranh? (Tr.53)

Câu 42: Cung, cầu là gì? Quan hệ cung - cầu? Tại sao cung - cầu là quy luật kinh tế của

sản xuất hàng hoá? (Tr.53)

(2)

Câu 43: Phân tích sự chuyển hoá tiền tệ thành tư bản. Những điều kiện để tiền tệ có thể

thành tư bản ? (Tr.54)

Câu 44: Phân tích hàng hoá sức lao động ? (Tr.54)

Câu 45: Phân tích bản chất và các hình thức tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản ? (Tr.55)

Câu 46. Trình bày nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản ?

(Tr.55)

Câu 47: Phân tích quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản ? (Tr.56)

Câu 48: Trình bày phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối dưới chủ nghĩa tư

bản ? (Tr.56)

Câu 49: Trình bày phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối dưới chủ nghĩa tư

bản ? (Tr.56)

Câu 50: Tư bản là gì? Thế nào là tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định, tư

bản lưu động? Căn cứ và ý nghĩa của các cách phân chia tư bản trên đây ? (Tr.57)

Câu 51: So sánh giá trị thặng dư với lợi nhuận, tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi

nhuận. Tốc độ chu chuyển của tư bản có ảnh hưởng như thế nào tới nhu cầu về tư bản,

tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hằng năm? (Tr.58)

Câu 52: Phân tích thực chất và động cơ tích luỹ tư bản. Phân tích tích tụ tư bản và tập

trung tư bản. Vai trò của tích tụ và tập trung tư bản trong sự phát triển của chủ nghĩa

tư bản ? (Tr.59)

Câu 53: Phân tích những ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản. Ý nghĩa của việc

nghiên cứu vấn đề này ? (Tr.59)

Câu 54: Trình bày các khái niệm chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất

lợi nhuận. Các khái niệm trên đã che dấu quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa như thế

nào? (Tr.60)

Câu 55: Phân tích sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất. Ý nghĩa của

việc nghiên cứu vấn đề này? (Tr.61)

Câu 56: Phân tích sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp ? (Tr.61)

Câu 57: Phân tích nguồn gốc và sự hình thành lợi tức và lợi nhuận ngân hàng ? (Tr.62)

Câu 58: Thế nào là công ty cổ phần và thị trường chứng khoán? Nguyên nhân hình

thành và vai trò của công ty cổ phần và thị trường chứng khoán? (Tr.63)

Câu 59: Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa? (Tr.63)

Câu 60: Trình bày sự hình thành địa tô chênh lệch. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề

này ? (Tr.64)

Câu 61: Phân tích tính tất yếu khách quan và lợi ích của cơ cấu kinh tế nhiều thành

phần ? (Tr.64)

Câu 62: Phân tích đặc điểm, vị trí, xu hướng vận động và phát triển của các thành phần

kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa XH ở nước ta ? (Tr.65)

Câu 63: Kinh tế nhà nước là gì? Thế nào là vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước?

Những giải pháp chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò đó? (Tr.66)

(3)

Câu 64: Phân tích mục tiêu, các quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về

công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta? (Tr.67)

Câu 65: Phân tích tính tất yếu và tác dụng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước

ta ? (Tr.67)

Câu 66: Phân tích nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ? (Tr.68)

Câu 67: Phân tích những điều kiện cần thiết để công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước

ta ? (Tr.70)

Câu 68: Phân tích những đặc điểm của kinh tế hàng hoá (kinh tế thị trường) ở nước ta

hiện nay ?(Tr.71)

Câu 69: Trình bày những điều kiện và chính sách phát triển kinh tế hàng hoá (kinh tế

thị trường) ở nước ta? (Tr.73)

Câu 70: Trình bày tính tất yếu khách quan và các nguyên tắc phát triển các các quan hệ

kinh tế quốc tế ? (Tr.73)

Câu 71: Phân tích các hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế ? (Tr.74)

Câu 72: Phân tích khả năng và các chính sách phát triển quan hệ kinh tế quốc tế ở nước

ta hiện nay ? (Tr.76)

Câu 73: Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa ,ý nghĩa của kinh tế hàng hóa ở nước ta

hiện nay? (Tr.77)

Câu 74: Thế nào là hàng hoá ?Phân tích 2 thuộc tính của hàng hoá?Vì sao hàng hoá lại

có hai thuộc tính? (Tr.77)

Câu 75:Lượng giá trị hàng hoá được đo bằng gì?Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng

giá trị hàng hoá? (Tr.78)

Câu 76: Nội dung ,yêu cầu và tác động của quy luật giá trị?sự vận động của quy luật giá

trị được biểu hiện ntn? (Tr.79)

Câu 77: Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch?

(Tr.80)

Câu 78: Hai điều kiện và hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động? (Tr.81)

Câu 79: Tại sao nói sản xuất giá trị thặng dư là qui luật kinh tế tuyệt đối cuả CNTB?

(Tr.81)

Câu 80: Địa tô là gì ?Bản chất của địa tô và các hình thức của địa tô?Vì sao địa tô nằm

ngoài lợi nhuận bình quân còn Z chỉ là một phần của lợi nhuận bình quân? (Tr.82)

Câu 81: Phân tích các đặc điểm cơ bản của CNTB độc quyền.Đặc điểm thứ ba có ý

nghĩa như thế nào đối với nước ta hiện nay? (Tr.82)

Câu 82: Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩ tư bản độc quyền nhà nước?

(Tr.84)

Câu 83: Trình bày tính chất tất yếu của thời kì quá độ lên CNXH.Đặc điểm và thực

chất của thời kì quá độ? (Tr.85)

Câu 84: Trình bày sứ mệnh của giai cấp công nhân và phong trào nhân dân sứ mệnh

lịch sử của nó? (Tr.86)

(4)

Câu 85: Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh công nông? (Tr.87)

Câu 86: Nội dung cơ bản của nền văn hóa XHCN? (Tr.87)

Câu 87: Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền? (Tr.88)

Câu 88: So sánh giữa p’ và m’,p ngân hàng và lợi tức? (Tr.89)

(5)

C âu 1: Theo Mác: Tư bản là tiền, là vật nhưng bản chất không phải là tiền hay vật mà

là một quan hệ xã hội, quan hệ bóc lột lao động làm thuê. Anh (Chị) hiểu câu đó như

thế nào?

C . Mác là người đầu tiên phân tích và giải quyết “mâu thuẫn của công thức chung của tư

bản” bằng lý luận về hàng hóa sức lao động . C . Mác nhận thức rõ công thức chung của chủ

nghĩa tư bản,hàng hóa sức lao động , sản xuát giá trị thặng dư (đây là cái mấu chốt để CNTB

bóc lột một cách vô hình . GTTD: “Là giá trị mới do công nhân tạo ra ngoài giá trị sức lao

động và bị nhà tư bản chiếm lấy”) ta thấy rõ người lao động “vừa là lực lượng sản xuất , vừa

là lực lượng tiêu thụ” , tiền công trong CNTB , tích lũy TBCN . Nên C . Mác nói : “Tư bản là

tiền , là vật nhưng bản chất không phải là tiền hay vật mà là một quan hệ xã hội , quan hệ

bóc lột lao động làm thuê” .

A- Thông qua việc C.Mác “phân tích và giải quyết mâu thuẫn chung của tư bản và việc

tìm “hàng hóa sức lao động” của TB” . Ta có thể nhận biết cụ thể vì sao “ Tư bản là tiền,là

vật mà nhưng bản chất không phải là tiền hay vật mà là một quan hệ xã hội,quan hệ bóc lột

lao động làm thuê”được nêu sau đây : ta mới hiểu được sự thay biến đổi khôn ngoan của “chế

độ nô lệ và phong kiến” thành “Tư bản hiện đại”(chỉ khác với “chế độ nô lệ và phong kiến ở

chỗ: có sự bình đẳng về hình thức giữa người sở hữu sức lao động với người sở hữu tư bản)

thông qua đó ta có thể hiểu được thông qua “công thức chung của chủ nghĩa tư bản” và

“mẫu thuẫn của công thức đó” được trình bầy dưới đây:

*Công thức chung của chủ nghĩa tư bản : Tiền là hình thái cuối cùng của sản xuất lưu

thông hàng hóa giản đơn đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản

1- So sánh hai công thức: Cả lưu thông hàng hóa giản đơn và kinh tế tư bản và chủ nghĩa

đều sử dụng tiền tệ . Tuy nhiên trong mỗi hình thái này , tiền có vai trò và vị trí khác nhau:

+ Có 2 công thức sau đây

- Tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn vận đông theo công thức:H-T-H’ .

- Tiền trong sản xuất tư bản chủ nghĩa vận đông theo công thức: T-H-T’ .

+ So sánh 2 công thức:có những điểm giống và điểm khác nhau sau đây:

- Giống nhau: Hai công thức nêu trên đều cấu thành bởi hai yếu tố hàng( H ) và tiền (T):

Đều chứa đựng hai hành vi đối lập nhau là mua bán;đều biểu hiện quan hệ kinh tế giữa người

bán và người mua .

- Khác nhau giữa 2 công thức: * Lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hành bán

( H-T ) và kết thúc bằng hành vi mua ( T-H’ ) , điểm xuất phát và điêm kết thúc đều là hàng

hóa , tiền chỉ đóng vai trò trung gian , mục đích và giá trị sử dụng.

* Ngược lại , lưu thông của tư bản bắt đầu bằng hành vi mua ( T-H ) và kết thúc bằng

hành vi bán ( H-T’), tiền vừa là điểm xuất phát vừa là điểm kết thúc , còn hàng hóa đóng vai

trò trung gian …,mục đích của lưu thông tư bản là giá trị và giá trị lớn hơn . Tư bản vận đông

theo công thức T-H-T’ , trong đó T’ = T + t ; t là số tiền trội hơn được gọi là giá trị thặng dư

và ký hiệu là m . Còn số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu được giá trị thặng dư trở thành

tư bản .

⇒ Như vậy , tiền chỉ biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng dư cho

nhà tư bản .( T-H-T)’ được gọi là công thức chung của tư bản;vì mọi tư bản đều vận động

như vậy nhằm mục đích mang lại giá trị thặng dư.

2- Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản :

Nhìn bề ngoài , hình như lưu thông tao ra giá trị và giá trị thăng dư . Như vậy : Lưu thông

có tao ra giá trị và làm tăng lên giá trị hay không ?

+ Trả lời câu hỏi trên thông qua 2 vấn đề sau:- Nếu mua – bán ngang giá , hàng hóa có

thể bán cao hơn hoạc thấp hơn giá trị . Nhưng , trong nền kinh tế hàng hóa , mỗi người sản

xuất,vừa là người bán , vừa là người mua . cái lợi của họ khi bán sẽ bù lại cái thiệt khi mua và

ngược lại . Trong trường hợp có kẻ mua rẻ bán đắt thì tổng giá trị toàn xã hội cũng không hề

(6)

tăng lên , bởi vì số giá trị mà những người này thu được chẳng qua chỉ là ăn chặn , đánh cắp

số giá trị của người khác mà thôi.

- Nếu xét ngoài lưu thông tức là tiền đề trong két sắt , hàng hóa để trong kho thì cũng

không sinh ra được giá trị thăng dư .

⇒ Như vậy giá trị thặng dư vừa sinh ra trong quá trình lưu thông , vừa sinh ra ngoài giá

trị lưu thông , lại vưa không sinh ra ngoài lưu thông . đó chính là mâu thuẫn của công thức

chung của tư bản .C.Mác là người đầu tiên phân tích và giải quyết mâu thuẫn,lột trần bản chất

bóc lột mà tư bản che đậy ,bằng lý luận “hàng hóa sức lao động” .

*Hàng hóa sức lao động:

1- Sức lao động , sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa:

+ Dể giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản , tìm trên thị trường một

loại hàng hóa mà việc sử dụng của nó có thể tạo ra được giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó

. Hàng hóa đó là hàng hóa sứ lao động .

- Trước hết , sức lao đông là toàn bộ những năng lực (thế lực và trí lực)tồn tại trong một

con người đó sử dụng vào sản xuất . Sức lao động là cái có trước , còn lao động chính là quá

trình vận dụng sức lao động .

- Sức lao đông là yếu tố quan trọng của sản xuất , nhưng sức lao đông chỉ trở thành hàng

hóa khi có hai điều kiện sau đây: .Thứ nhất người lao động phải là người đuwọc tự do về thân

thể của mình , phải có khả năng chi phối sức lao động đó và chỉ bán lao động đó trong một

thời gian nhất định .

. Thứ hai , người lao động không còn có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực hiện

lao động và cũng không có của cải gì khác , muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho

người khác sử dụng lao động .

⇒ Sức lao động trở thành hàng hóa đánh dấu một bước ngoặt cách mạng trong phương

thức kết hợp người lao động với tư liệu sản xuất , là một bước tiến lịch sử so với chế độ nô lệ

và phong kiến. Sự bình đẳng về hình thức giữa người sở hữu sức lao động với người sở hữu

tư bản che đậy bản chất của chủ nghĩa tư bản – chế độ được xây dưng trên sự đối kháng lợi

ích kinh tế giữa tư bản và người lao động .

2 – Hai thuộc tính của hàng hóa và sức lao động : cũng có hai thuộc tính , giống như các

loại hàng hóa khác . Đó là giá trị sử dụng .

- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng do số lương lao động xã hội cần thiết

để sản xuất tái sản xuất ra nó quyết định . Giá trị lao động được quy về giá trị của toàn bộ các

tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất sức lao động , để duy trì đời sống của công nhân làm

thuê và gia đình họ .

- Tuy nhiên , giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao

hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử , phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng nước ,

từng thời kì phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được , vào điều kiện lịch sử hình thành

giai cấp công nhân và cả điều kiện địa lý , khí hậu .

- Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng sức lao động , tức

là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hóa , một dịch vụ nào đó . Trong quá trình lao

động sức lao động tạo ra một lượng giá tị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó , phần giá trị

dôi ra so với giá trị sức lao động gọi là giá trị thặng dư . Đó chính là đặc điểm riêng có của giá

trị sử dụng của hàng hóa sức lao động . Đặc điểm này là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn

trong công thức chung của tưbản đã trình bày ở trên .

⇒Từ hai thuộc tính trên đây , người ta nói rằng : “Sức lao động là một hàng hóa đặc biệt

khác với các hàng hóa thông thường .

B-Từ “sản xuất giá trị thăng dư” , “tiền công trong chủ nghĩa tư bản(mức độ bóc lột được

phản ánh qua tỷ xuất giá trị thặng dư. Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy môcủa sự bóc

lột” và “tích lũy tư bản chủ nghĩa”⇒Từ đó ta sẽ hiểu ngay câu nói của C.Mác“ Tư bản là

(7)

tiền,là vật mà nhưng bản chất không phải là tiền hay vật mà là một quan hệ xã hội,quan hệ

bóc lột lao động làm thuê”được nêu sau đây : ⇒Ta tự đặt câu hỏi :“(tiền) là vật mà người sử

dụng lao động trả cho người lao động để làm thuê cho họ thông qua “tư liệu liệu sản xuất”

của chủ sử dụng lao động ; người lao động tự nguyện làm việc,và hưởng công theo năng suất

làm hoặc theo sản phẩm. Vì tôi trả công cho anh làm việc cho tôi,tôi không ép buộc anh,

không đánh đập anh,anh tự do về thân thể ,anh làm được nhiều tôi trả nhiều ; như vậy thì cả

hai đều có lợi”.Vậy thì làm sao lại bảo,Tư bản (ngườisử dụng sử dụng lao động) là bóc lột

lao động làm thuê? Mà bóc lột như thế nào? ⇒ thông qua đó để hiểu câu nói trên của C.Mác .

*Sản xuất giá trị thặng dư và quy luật cơ bản của chủ nghĩa tư bản :

1-Quá trình sản xuất giá trị thặng dư : Mục đích cơ bản của sản xuất tư bản là giá trị

thặng dư . để có giá trị thặng dư , nhà tư bản phải mua được hàng hóa sức lao động và sử

dung nó tron quá trình tạo ra giá trị thạng dư. Quá trình nhà tư bản tiêu dùng hàng hóa sức lao

động và tư liệu sản xuất đẻ sản xuất giá trị thặng dư có 2 đặc điểm sau :

. Một là , công nhan làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản .

. Sản phẩm làm ra thuộc sở hưu của nhà tư bản .

Ví dụ : về viẹc sản xuất sợi của nhà tư bản để làm rõ quá trình tạo ra giá trị thăng dư .

Giả sư để chế tao 1kg sợi , nhà tư bản phai ứng ra số tiền 20.000 đơn vị tiền tệ mua một

cân bông , 3.000 đơn vị tiền tẹ cho hao phí máy móc và 5.000 dơn vị tiền tệ mua sức lao động

của công nhân điều khiển máy móc trong 1ngày (10 h ) . Giá trị viêc mua này đúng giá trị .

Mỗi giờ lao động sống của công nhân tạo ra giántrị mới kết tinh vào sản phẩm là 1.000 đơn vị

tiền tệ .

Trong quá trình sản xuất , bằn lao động cụ thể , công nhân sử dụng máy móc để chuyển

1kg bông thành 1kg sợi , theo đó giá trị của bông và hao mòn máy móc cũng được chuyển vào

sợi; bằng lao động trừu tượng , mỗi giờ công nhân tạo thêm một lượng giá trị mới 1.000 đơn

vị tiền tệ . Giả định chỉ trong 5 giờ công nhân đã kéo xong 1kg bông thành 1kg sợi , thì giá trị

một cân sợi đuwọc tính theo các khoản sau :

+ Giá trị 1kg bông chuyển vào = 20.000 đơn vị tiền tệ .

+ Hao mòn máy móc = 30.000 đơn vị tiền tệ .

+ Giá trị mới tạo ra ( trong 5 giờ lao động , phần này vừa đủ bù đắp giá trị sức lao động

)

.= 5.000 đơn vị tiền tệ .

Tổng cộng = 28.000 đơn vị tiền tệ .

Nếu quá trình lao động ngừng ở đây thì nhà tư bản chưa có được giá trị thặng dư .

Nhưng nhà tư bản đã mua sức lao động trong 1ngày với 10 giờ , chứ không phải là 5

giờ . Trong 5 giờ lao động tiếp , nhà tư bản chỉ thêm 20.000 đơn vị tiền tệ để mua 1kg bông

và 3.000 đơn vị tiền tệ hao mòn máy móc và với 5 giờ lao đôjng sau , người công nhân vẫn

tao ra 5.000 đơn vị giá trị mới và có thêm 1kg sợi với giá trị 28.000n đơn vị tiền tệ . Tổng số

tiền nhà tư bản chỉ ra có đươc 2kg sợi sẽ là :

+ Tiền mua bông : 20.000 × 2 = 40.000 đơn vị tiền tệ .

+ Hao mòn máy móc (máy chạy 10 giờ ) :

3.000 × 2 = 6.000 đơn vị tiền tệ .

+ Tiền lương công nhân sản xuất cả ngày ( trong 10 giờ tính theo đúng giá trị sức lao

động):

= 5.000 đơn vị tiền tệ .

Tổng cộng = 51.000 đơn vị tiền tệ .

- Tổng giá trị của 2kg sợi là : 2kg × 28.000 = 5 6.000 đơn vị tiền tệ và như vậy ,

lượng giá trị thặng dư thu được là : 56.000 − 51.000 = 5.000 ( đơn vị tiền tệ ). Lượng giá trị

này chính bằng lượng giá trị mới do công nhân tao ra trong 5 giờ la động sau :

(8)

⇒ Nhận xét :

Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là quá trình sản xuất ra vượt khỏi điểm mà tại đó đã

tạo ra một lượng giá trị mới ngang bằng giá trị sức lao động .

Từ ví dụ trên đây ta kết luận :Giá trị thặng dư là giá trị mới do lao động của người công

nhân tạo ra ngoài giá tri sức lao động , là kết quả lao động không công của công nhân cho nhà

tư bản . Cho nên , C. Mác viết : “Bí quyết của sự tăng thêm giá trị của tư bản quy lại là ở chỗ

tư bản chi phối được một số lượng lao động không công nhất định của người khác”.

Sở dĩ nhà tư bản chi phối số lao động không công ấy vì nhà tư bản là người sở hữu tư liệu sản

xuất . Còn người công nhân phải bán sức lao động vì họ không có tư liệu sản xuất .

Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa trước hết là quá trình lao động , là chung cho mọi

xã hội , đồng thời là quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư , là cái riêng ( đặc thù ) trong đó

người công nhân bị nhà tư bản thống trị , sản phẩm làm ra không thuộc về anh ta mà thuộc về

nhà tư bản .

- Bản chất của tư bản : Tư bản biểu hiện ở tiền , tư liệu sản xuất , sức lao động

nhưng bản chất của tư bản là một quan hệ xã hội , quan hệ bóc lột lao động làm thuê .

2-Tư bản bất biến và tư bản khả biến :

- Để sản xuất giá trị thăng dư , nhà tư bản phải ứng trước tư bản ra để mua tư liệu sản

xuất và sức lao động .

+ Trong quá trình sản xuất , giá trị tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của người công

nhân chuyển vào sản phẩm mới , lượng giá trị của chúng không đổi . Bộ phận tư bản ấy được

gọi là tư bản bất biến , ký hiệu bằng c .

+ Đối với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì tình hình lại khác . Trong quá

trình sản xuất , bằng lao động trừu tượng của mình , người công nhân tao ra một giá trị mới

không những bù đắp lại giá trị sức lao động của công nhân mà , mà còn có giá trị thặng dư

cho nhà tư bản . Do vậy bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã có sự chuyển biến về

lượng trong quá trình sản xuất . Bộ phận tư bản này được gọi là tư bản khả biến và ký hiệu là:

v .

Trong đời sống thực tế , có những xí nghiệp sử dụng máy móc và công nghệ hiện đại nên

năng xuất lao động cao hơn và do vậy thu được nhiều lợi nhuận hơn . Điều đó sẽ gây ra một

cảm tưởng sai lầm máy móc sinh giá trị thặng dư . Trên thưc tế , máy móc là nhân tố không

thể thiếu của bất kì quá trình sản xuất nào , nhưng nó không thể sinh ra giá trị thặng dư , nó

chỉ là phương tiện để nâng cao sức sản xuất của lao động .

Máy móc dù có hiện đại đến đâu cũng chỉ là lao động chết . Nó phải được lao động sống

“cải tử hoàn sinh” để biến thành nhân tố của quá trình lao động . Nó chỉ là phương tiện đó sức

sản xuất của lao động tăng lên .

+ Như vậy , tư bản bất biến (c) chỉ là điều kiện , còn tư bản khả biến (v ) mới là nguồn

gốc tao ra giá trị thặng dư .

Giá trị hàng hóa : W = c + v +m

Trong đó :

c - Là giá trị tư liệu sản xuất , gọi là tư bản bất biến , là giá trị cũ (hay lao động quá khứ ,

lao động vật hóa) được chuyển vào giá trị sản phẩm

v - Là giá trị sưc slao động , gọi là tư bản khả biến , là giá trị mới tạo ra .

m – Là giá trị thặng dư , là một bộ phận giá trị mới tạo ra trog quá trình lao động.

3 – Tỷ xuất và khối lượng giá trị thặng dư :

* Tỷ xuất giá trị thăng dư (m’) là tỷ lệ % giauw số lượng giá trị thặng dư ( m ) với tư bản

khả biến ( v ) và được tính bằng công thức:

m’ =

v

m

×100%

(9)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!