Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

7_quy_che_bao_lanh_8455.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT QUY CHẾ BẢO LÃNH
QUY CHẾ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
(Ban hành theo Quyết định số … ngày … của Hội đồng quản trị
Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt)
CHƯƠNG 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Nam
Việt đối với Khách hàng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, những cụm từ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Bảo lãnh ngân hàng” là cam kết bằng văn bản của Ngân hàng (Bên bảo lãnh) với
bên có quyền (Bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
Khách hàng (Bên được bảo lãnh) khi Khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ đã cam kết với Bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ
và hoàn trả cho Ngân hàng số tiền đã được trả thay.
2. “Cam kết bảo lãnh” là văn bản bảo lãnh của Ngân hàng, bao gồm :
a. “Thư bảo lãnh” : là cam kết đơn phương bằng văn bản của Ngân hàng về việc
Ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho Khách hàng khi Khách hàng
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với Bên nhận
bảo lãnh.
b. “Hợp đồng bảo lãnh” là thoả thuận bằng văn bản giữa Ngân hàng và Bên nhận
bảo lãnh, hoặc giữa Ngân hàng, Bên nhận bảo lãnh, Khách hàng và các bên liên
quan (nếu có) về việc Ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho Khách
hàng khi Khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã
cam kết với Bên nhận bảo lãnh.
3. “Hợp đồng cấp bảo lãnh” là văn bản thỏa thuận giữa Ngân hàng với Khách hàng và
các bên liên quan (nếu có) về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện
bảo lãnh của Ngân hàng cho Khách hàng.
4. “Bên bảo lãnh” là Ngân hàng TMCP Nam Việt bao gồm hội sở chính, các chi
nhánh, các phòng giao dịch và các đơn vị trực thuộc được giao thực hiện nghiệp vụ
bảo lãnh (sau đây gọi tắt là Ngân hàng)
5. “Bên được bảo lãnh” là Khách hàng được Ngân hàng bảo lãnh, quy định tại Điều 3
của Quy chế này.
6. “Bên nhận bảo lãnh” là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ
hưởng bảo lãnh của Ngân hàng.
7. “Các bên có liên quan” là các bên có liên quan đến việc bảo lãnh của Ngân hàng
cho Khách hàng, như Bên bảo lãnh đối ứng, Bên xác nhận bảo lãnh, Bên bảo đảm
cho nghĩa vụ của Khách hàng đối với Ngân hàng bảo lãnh và các bên khác (nếu có).
1/11