Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

7 Câu hỏi lịch sử triết học
MIỄN PHÍ
Số trang
28
Kích thước
341.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
981

7 Câu hỏi lịch sử triết học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Phần 1: Trả lời 7 câu hỏi lịch sử triết học (thầy Quyên)

Câu 1. Tư tưởng cơ bản của Phật giáo. Ảnh hưởng của nó với đời sống tinh thần

người VN? Liên hệ phật giáo VN

Ấn Độ cổ đại là một quốc gia rộng lớn ở miền nam Châu Á, có lịch sử lâu đời

và nền văn minh sớm phát triển và đạt đến trình độ rực rở; với điều kiện tự nhiên đa

dạng, sự phân biệt đẳng cấp cự kỳ khắc nghiệt, là cơ sở cho sự nảy sinh và phát triển

những tư tưởng triết học của Ấn Độ thờ cổ, trung đại với các hình thức phong phú đa

dạng.

Triết học Ấn Độ cổ, trung đại chịu ảnh hưởng lớn của những tư tưởng tôn giáo

rất khó phân biệt. Trong đó, quan điểm duy vật và duy tâm thường đan xen vào nhau

trong quá trình vận động phát triển.

Hầu hết các trường phái triết học đều tập trung giải quyết vấn đề “nhân sinh”

và tìm con đường “giải thoát” cho con người khỏi nỗi khổ đau trong đời sống trần

tục. Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức, do sự chi phối của quan điểm giai cấp, của

những tư tưởng tôn giáo nên hầu hết các học thuyết triết học Ấn Độ cổ, trung đại lại

đi tìm nguyên nhân của sự khổ đau của con người không phải ở trong đời sống kinh

tế, xã hội mà trong ý thức, trong sự “vô minh”, sự ham muốn của con người. Vì vậy,

“con đường giải thoát con người” đều mang sắc thái duy tâm.

Trong các trường phái triết học Ấn Độ cổ, phật giáo được xem là một trào lưu

triết học lớn có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá tinh thần của các nước

phương Đông trong đó có Việt nam ta.

Phật giáo là một trào lưu tôn giáo triết học xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VI

tr.CN. Người sáng lập ra phật giáo tên là Siddharta (Tất Đạt Đa), họ là Gôtama, dòng

họ này thuộc bộ tộc Sakya. Ông là thái tử của vua Tịnh Phạn , vua một nước nhỏ ở

Bắc Ấn Độ lúc đó (nay thuộc đất Nêpan) sáng lập.

Về năm sinh của phật hiện nay có nhiều tài liệu khác nhau nhưng nhìn chung

nhiều ý kiến cho rằng phật sinh vào năm 563 tr.CN. Ông sinh ngày 8/4 năm 563

tr.CN, nhưng theo truyền thống phật lịch thì tính là ngày 15/4 (rằm tháng tư) gọi là

ngày Phật đản.

Mặc dù sinh ra trong gia đình quý tộc dòng dõi Đế Vương, nhưng trước bối

cảnh xã hội phân chia đẳng cấp khắc nghiệt, sự bất lực của con người trước những

khó khăn của cuộc đời và xã hội khiến ông sớm có ý định từ bỏ cuộc đời giàu sang

phú quý để đi tìm một đạo lý cứu đời. Năm 29 tuổi Tất Đạt Đa rời bỏ hoàng cung

xuất gia tu đạo, đến năm 35 tuổi Người đã giác ngộ tìm ra chân lý, tìm ra con đường

giải thoát nỗi khổ cho chúng sinh. Ông trở thành người sáng lập ra tôn giáo mới gọi là

phật giáo.

2

Từ đó Người đi khắp nơi truyền đạo lý của mình, sau này ông được suy tôn với

nhiều danh hiệu khác nhau như: Đức phật (Buddha), Người giác ngộ hay Thích ca

mâu ni (Sakyamuni), Thánh thích ca (vị thánh dòng họ thích ca).

Xét về mặt triết học, phật giáo được coi là triết lý thâm trầm về vũ trụ và con

người. Với mục đích nhằm giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng chính cuộc

sống đức độ của con người, phật giáo nhanh chóng đã chiếm được tình cảm và niềm

tin của đông đảo quần chúng lao động. Nó đã trở thành biểu tượng của lòng từ bi bác

ái trong đạo đức truyền thống của các dân tộc Châu Á.

Học thuyết phật giáo đề cập đến nhiều nội dung khác nhau. Nhưng ở đây

chúng ta chỉ tìm hiểu vấn đề về thế giới quan và nhân sinh quan.

- Quan điểm về thế giới quan của phật giáo.Được thể hiện tập trung ở nội dung

của ba phạm trù là: vô ngã, vô thường, và duyên.

Quan điểm “vô ngã” cho rằng thế giới xung quanh ta và cả con người không

phải do một vị thần nào sáng tạo ra mà được cấu thành bởi sự kết hợp của hai yếu tố

là “sắc” và “danh”. Trong đó “sắc” là yếu tố vật chất, là cái có thể cảm giác được, nó

bao gồm đất, nước, lửa, không khí. Còn danh là yếu tố tinh thần, không có hình chất

mà chỉ có tên gọi. Nó bao gồm thụ, tưởng, hành, thức (thụ là cảm thụ; tưởng là sự suy

nghĩ, tư tưởng; hành là ý muốn thúc để hành động; thức là sự nhận thức).

Chính cái “danh” và cái “sắc” kết hợp lại tạo thành “ngũ uẩn”. Ngũ uẩn tác động

qua lại tạo nên vạn vật và con người.Sự tồn tại của sự vật chỉ là tạm thời, thoáng qua,

không có sự vật nào tồn tại mãi mãi. Do đó, không có cái “bản ngã” hay cái tôi chân

thực.

Quan điểm “vô thường” cho rằng thế giới biến đổi không ngừng theo chu trình

bất tận: sinh, trụ, dị, diệt (hay thành, trụ, hoại, không). Do đó, không có cái gì là

trường tồn bất định chỉ có sự vận động biến đổi không ngừng.

Quan điểm về “duyên” (là điều kiện) giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả.

Phật giáo cho rằng, mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều chịu sự chi phối của luật

nhân duyên. Trong đó duyên là điều kiện giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả.

Kết quả ấy lại nhờ có duyên mà trở thành nhân khác. Nhân khác lại nhờ có duyên mà

thành kết quả mới, cứ như vậy mà tạo nên sự biến đổi không ngừng của các sự vật.

Thông qua các phạm trù vô ngã, vô thường, duyên, triết học phật giáo đã bác bỏ

quan điểm duy tâm cho rằng thần Brahman sáng tạo ra con người và thế giới. Phật

giáo cho rằng con người và sự vật được cấu thành từ các yếu tố vật chất và tinh thần,

các sự vật của thế giới nằm trong quá trình biến đổi không ngừng. Đó là quan điểm

duy vật biện chứng về thế giới, mặc dù còn chất phác, mộc mạc nhưng rất đáng trân

trọng.

Về triết lý nhân sinh của phật giáo.được thể hiện tập trung trong thuyết “Tứ

diệuđế” tức là bốn chân lý tuyệt diệu mà đòi hỏi mọi người phải nhận thức được.

Một là khổ đế: là triết lý về cuộc đời của con người là một bể khổ, ít nhất có

tám nỗi khổ (bát khổ). Đó là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ biệt khổ (yêu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!