Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

64 bài văn kể về một ngày hội mà em biết Hay Chọn Lọc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
A. Dàn ý kể về lễ hội
a) Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về lễ hội quê hương em mà em định kể
Ấn tượng của em về lễ hội đó. Ví dụ: Hằng năm, sau dịp Tết Nguyên Đán, quê hương em có rất nhiều lễ hội. Trong số đó, em thích nhất là lễ hội thổi cơm thi và năm nào em cũng mong
chờ đến lễ hội này. b) Thân bài: Kể chi tiết về lễ hội - Giới thiệu tên lễ hội (lễ hội đền Hùng, hội Lim,...)
- Thời gian diễn ra lễ hội, tổ chức hàng năm hay mấy năm một lần?
- Địa điểm diễn ra lễ hội (sân đình, bãi cỏ, sông nước,...). - Các công việc chuẩn bị cho lễ hội: Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn
Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (rước kiệu, trang trí kiệu, chọn
người,…) Chuẩn bị về địa điểm…
- Lễ hội bắt đầu bằng hoạt động gì? (tuyên bố lí do, các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội,...)
- Những hoạt động diễn ra trong suốt lễ hội (rước kiệu, dâng hương lễ vật, các
trò vui chơi...)
c) Kết bài Cảm xúc của em khi được tham dự lễ hội. B. Top 10 bài văn kể về một ngày hội mà em biết Hay nhất Top 10 bài văn kể về một ngày hội mà em biết Hay nhất
C. Tập làm văn lớp 3 kể về lễ hội
Kể về một ngày hội mà em biết ngắn - Mẫu 1
Ngày rằm tháng 8 hằng năm chính là ngày diễn ra Tết Trung Thu - ngày Tết
đoàn viên. Từ mấy ngày trước đó, mọi người đã rộn ràng chuẩn bị cho mâm cỗ
nhà mình. Ngoài bánh kẹo, trái cây thông thường, không thể thiếu nhất chính là
các loại bánh trung thu và chè trôi nước. Các em nhỏ thì háo hức với đèn lồng, đèn ông sao và những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh. Tối Trung Thu, các em nhỏ sẽ
cùng nhau rước đèn, rồi về phá cỗ. Người lớn thì thảnh thơi ngồi ăn chút bánh
trung thu, uống chút nước chè xanh rồi chuyện trò với nhau những mẩu chuyện
đời thường. Bầu không khí bình dị, hạnh phúc ấy chính là ý nghĩa lớn lao của
Tết Trung Thu. Đó chính là sự đoàn viên, tề tựu của mọi người trong gia đình. Em rất thích ngày Tết Trung Thu vì được tham gia lễ rước đèn và phá cỗ vui vô
cùng. Kể về một ngày hội mà em biết ngắn - Mẫu 2
Mồng 2 tháng 9 hằng năm, quê em sẽ tổ chức lễ hội đua thuyền để chào mừng
ngày Tết độc lập của dân tộc. Để chuẩn bị cho ngày lễ hội lớn này, từ trước đó, mọi người đã phấn khởi dọn dẹp đường làng ngõ xóm, treo cờ đỏ sao vàng ở
khắp nơi. Những thành viên của đội đua thuyền thì gắng sức tập luyện và sửa
chữa, gia cố lại tàu thuyền. Sáng ngày hôm đó, từ sớm, mọi người đã tụ tập kín
cả hai bên bờ sông. Không chỉ người dân làng em mà có cả người từ nơi khác
đến nữa. Tất cả đều chung một niềm hân hoan cho lễ hội đua thuyền này. Sau
tiếng còi của trọng tài, những chiếc thuyền lao vút về phía trước. Tiếng hò reo
cổ vũ của người xem, rồi cả tiếng nhịp đếm của người chèo, tiếng mái chèo đập
nước bì bõm tạo nên bầu không khí nhộn nhịp vô cùng. Chính nhờ lễ hội đua
thuyền này, mà mọi người trong làng có dịp nghỉ ngơi và trở nên đoàn kết, gần
gũi với nhau hơn. Nên em yêu lễ hội đua thuyền ngày Tết độc lập lắm. Kể về một ngày hội mà em biết ngắn - Mẫu 3
Vào một ngày cuối tuần đầu tiên của năm theo lịch cổ truyền, làng em sẽ tổ
chức lễ hội ngày xuân. Đó là ngày hội cho tất cả mọi người trong làng cùng
nhau tham gia. Người đến chơi đều ưu ái chọn mặc các bộ trang phục truyền
thống của dân tộc. Hoặc những bộ trang phục gọn gàng, lịch sự và đẹp nhất
trong tủ. Nơi diễn ra lễ hội là đình làng và sân trống cạnh đó. Sau khi mọi
người lần lượt vào dâng hương, khấn vái, thì phần hội mới chính thức diễn ra. Những trò chơi ở đây đều là các trò chơi dân gian nhưng vẫn hết sức vui nhộn. Nào là kéo co, đu dây, ô ăn quan, nhảy lò cò… Trò nào cũng khiến mọi người
hăng hái tham gia hết mình. Vui nhất, là trò chơi cặp đôi cùng nhau nhảy sạp. Mỗi khi một đôi thành công cầm tay nhau vào nhảy, mọi người lại trầm trồ reo
lên. Ngày hội xuân của làng em tuy mộc mạc và giản dị, nhưng em vẫn yêu vô
cùng. Bởi nó chứa chan những tình cảm đáng quý của bà con nơi đây. E. 47 Bài văn kể về lễ hội lớp 3
Kể về một ngày hội mà em biết - Ngày hội đấu vật - Mẫu 1
Trong dịp Tết vừa qua, em được bố mẹ đưa đi chơi các lễ hội ở vùng ngoại
thành. Em rất ấn tượng với hội vật ở Đan Phượng. Hội diễn ra từ ngày mùng 4
đến ngày mùng 9 tháng Giêng hằng năm để mừng Đảng, mừng Xuân và hun
đúc tinh thần thượng võ của nhân dân. Không khí hội vật rất tưng bừng và náo
nhiệt. Một trận đấu vật bao gồm hai người tham gia. Hai đô vật khỏe mạnh, lực
lưỡng bước vào sân cúi chào khán giả. Khi trọng tài tít còi và phất cờ ra hiệu
trận đấu bắt đầu, hai đô vật đôi tay chắc khỏe ra múa khỏi động. Đôi chân
không ngừng giậm nhảy để tìm cách tiến lại gần đối thủ. Một hồi, đô vật thắt
khăn xanh một tay giữ được chân đô vật thắt khăn đỏ, một tay giữ bờ vai. Khán
giả đánh trống, vẫy cờ và hò reo không ngừng cổ vũ trận vật làm không khí
càng náo nhiệt. Thân hình hai đô vật dũng mãnh, gương mặt nhễ nhại dưới ánh
nắng. Thoắt cái, một đô vật đã vật được đối thủ ngã xuống đất. Khán giả vỗ tay, hò hét để chúc mừng chiến thắng này. Hai đô vật đưa cánh tay vạm vỡ lau vội
mồ hôi trên khuôn mặt rồi giơ tay chào kết thúc trận vật. Hội vật thực sự đã trở
thành nét đẹp văn hóa trong dịp đầu năm của người dân Đan Phượng. Kể về một ngày hội mà em biết - Ngày hội đấu vật - Mẫu 2
Vào những ngày đầu mùa xuân, làng em lại náo nức tổ chức ngày hội xuân với
những hoạt động vui chơi hấp dẫn. Trong đó, được nhiều người mong chờ nhất
chính là ngày thứ ba của hội xuân: ngày hội đấu vật.