Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

61 đề hsg văn 6(2018 2019)
PREMIUM
Số trang
67
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1905

61 đề hsg văn 6(2018 2019)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

PHÒNG GD ĐT ĐỀ THI THÁNG 11 NĂM 2018

MÔN THI: Ngữ văn 6- BẢNG: A

Thời gian làm bài: 120 phút

(Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ 1

Câu 1: (2,0 điểm) Cho khổ thơ:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con một ngày thêm cao

(trích Trong Lời Mẹ Hát- Trương Nam Hương)

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên?

Câu 2: (3,0 điểm)

Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là một thiên diễm tình kỳ diệu. Cha Rồng mẹ Tiên mới

có thể sinh ra bọc trăm trứng, nỏ ra trăm con trai như thần. Em hãy giải thích hai tiếng

“đồng bào” và nêu ý nghĩa truyện Con Rồng Cháu Tiên.

Câu 3: (5,0 điểm)

Có một nghề bụi phấn dính đầy tay

Nhưng người ta bảo đó là nghề sạch nhất

Có một nghề không trồng cây vào đất

Nhưng tặng cho đời những đóa hoa thơm

(Nguồn: Sưu tầm)

Em hãy kể câu chuyện xúc động về thầy cô giáo của em – những người đã tặng cho

đời những đóa hoa thơm.

---------- HẾT ----------

(Đề thi gồm có 01 trang)

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:.....................................................; Số báo danh................................

1

https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

UBND HUYỆN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn thi: Ngữ Văn - Lớp 6

Câu 1: (2,0.điểm)

Ý/Phần Đáp án Điểm

a)

Biện pháp

tu từ

- Phép nhân hóa: thời gian chạy qua tóc mẹ-> thời gian trôi qua

vô cùng nhanh

0,5

điểm

-Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: màu trắng đến nôn nao 0,5

điểm

b)

Tác dụng

- Diễn tả chân thực cảm giác nôn nao của niềm kính

trọng và lẫn cả nỗi yêu thương, xót xa của con khi nhìn mái tóc

của mẹ đã in hằn dấu vết tháng năm. Mái tóc ấy không còn xanh

mướt, đen óng như xưa một phần vì thời gian, một phần vì con

cái.

1

điểm

Câu 2: (3,0.điểm)

Ý/Phần Đáp án Điểm

a)

Giải thích

hai tiếng

“đồng

bào”

- Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là một thiên diễm tình kỳ diệu đã

sinh ra một bọc có trăm quả trứng, nở ra một trăm người con trai

tuấn tú, khôi ngô, con cả là Hùng Vương

0,5

điểm

-Giải thích hai tiếng “ đồng bào” nghĩa là cùng chung một bọc,

muốn nói rằng mỗi con người Việt Nam đều cùng chung một

nguồn cội, cùng một dòng máu vô cùng thân thiết… được bắt

nguồn từ truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên

0,5

điểm

-Biểu hiện của tình yêu thương đoàn kết dân tộc một cách sâu sắc 0,5

điểm

b)

ý nghĩa

- Truyện Con Rồng Cháu Tiên là một huyền thoại đẹp và giàu ý

nghĩa. Nhằm giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn gốc, dòng

giống con người Việt Nam là vô cùng cao quý, đẹp đẽ và thiêng

liêng

0,75

điểm

-Thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy tình yêu thường và

lòng đoàn kết dân tộc trong mỗi tâm hồn con người Việt Nam.

0,75

điểm

Câu 3: (5,0 điểm)

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.

- Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được

những ý cơ bản sau:

Ý/Phần Đáp án Điểm

2

https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

Mở bài Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.

Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến

cô/thầy giáo.

0,5

điểm

Thân bài Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những

nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.

1 điểm

Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo. 1 điểm

Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì? 1,5

điểm

Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra

sao?

0,5

điểm

Kết bài Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với

thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không

phụ lòng thầy/cô.

0,5

điểm

3

https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6

NĂM HỌC: 2018-2019

Môn thi: Ngữ văn

Ngày thi: 17/04/2018

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ 2

Câu 1: (4 điểm)

Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong

đoạn văn sau:

"Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng

sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng

ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong

nắng".

<Vũ Tú Nam >

Câu 2: (10 điểm)

Câu chuyện của mùa xuân quê hương; về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến,

xuân về.

- HẾT -

4

https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 6

NĂM HỌC: 2018-2019

MÔN: NGỮ VĂN

Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang

I. Yêu cầu chung

Giám khảo cần:

- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và

chính xác, tránh đếm ý cho điểm.

- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp

lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo...

II. Yêu cầu cụ thể

Câu Nội dung cần đạt Thang

điểm

Câu 1

(4.0 điểm)

- Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật: phép tu từ

nhân hóa, so sánh; dùng từ đặc tả, từ láy, trình tự quan sát miêu tả từ

xa đến gần vừa khái quát vừa cụ thể sinh động.

- Phép nhân hóa: Cây gạo được nhân hóa bằng từ dùng để chỉ

hành động của con người qua từ nhân hóa là từ "gọi" có tác dụng

làm cho cây gạo trở nên gần gũi có tình cảm thân thiết yêu quý bạn

bè chia xẻ niềm vui như con người.

- Phép so sánh 1: Cây gạo với hình ảnh "tháp đèn khổng lồ"

phương diện so sánh là "sừng sững" gọi cho người đọc thấy sự lớn

lao hoành tráng và đẹp dẽ của cây gạo với nhiều màu sắc hoa lá rực

rỡ và tươi xanh.

- Phép so sánh 2: hàng ngàn bông hoa với hình ảnh "hàng

ngàn ngọn lửa hồng" giúp ta liên tưởng cây gạo nở hoa đỏ rực như

một cây đèn khổng lồ với những đốm lửa hồng rung rinh trong gió.

- Phép so sánh 3: Hàng ngàn búp nõn với hình ảnh "hàng

ngàn ánh nến trong xanh" gợi cho người đọc cảm nhận được độ

xanh non mỡ hàng trong trẻo tràn đầy nhựa sống của búp nõn cùng

với màu hông của hoa rực rỡ.

- Sự kết hợp khéo léo tự nhiên của các phép tu từ với việc sử

dụng các từ đặc tả: "khổng lồ", "lửa hồng", "trong xanh" đã tả

được hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ, sống động và gần gũi thân thiết của cây

gạo vào mùa xuân ở mọi miền quê hương đất nước Việt Nam, giúp

người đọc thêm yêu quê hương đất nước mình trong đó có hoa gạo

nở vào mùa xuân thật tươi đẹp.

1.25đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.75đ

Câu 2

(6 điểm)

* Yêu cầu chung:

Nhập vai "Mùa Xuân" để kể và tả về vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống

đầm ấm hạnh phúc của con người mỗi khi Tết cổ truyền đến và mùa

xuân tới. Lời văn trôi chảy tự nhiên biểu cảm nội dung cân đối. Mắc

0.75đ

5

https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

không quá 5 lỗi.

Yêu cầu cụ thể:

*Mở bài: Giới thiệu nhân vật "tôi" - mùa xuân, kể sự việc đến

khắp mọi nơi làm cho thiên nhiên và con người thêm tươi đẹp và

hạnh phúc.

*Thân bài:

1) Tả vẻ đẹp và kể tả việc mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống

cho thiên nhiên đất trời.

- Mỗi khi Mùa Xuân (tôi) đến đất trời bừng tỉnh chào đón tôi khơi

dậy tô điểm cho thiên nhiên đất trời cỏ cây hóa lá...

2). Mùa xuân mang lại niềm vui hạnh phúc cho cuộc sống con

người.

- Không khí chuẩn bị đón tết và mùa xuân. Niềm vui hạnh phúc

của con người, gia đình sum họp sau một năm lao động vất vả. Ông

bà tổ tiên về ăn tết với con cháu, con cháu kính trọng thờ tổ tiên trang

hoàng bàn thờ ngày tết.

- Mùa xuân khơi dậy sức sống tình yêu của con người đối với

cảnh vật thiên nhiên làm tâm hồn tình cảm con người trong sáng ấm

áp hơn.

- Mùa xuân đem đến cho con người ấm no hạnh phúc đầy đủ về

cuộc sống tinh thần và vật chất rau hoa củ quả...

- Mùa xuân khơi dậy ước mơ về tương lại tươi sáng, về ngày mai

tốt đẹp.

*Kết bài:

- Mùa xuân là quy luật vĩnh hằng tuần hoàn của trời đất.

- Tình cảm của "tôi" (Mùa xuân) đối với thiên nhiên, con người.

Mùa Xuân lưu luyến mỗi khi tạm biệt các bạn và sẽ trở lại với các

bạn, ở mãi trong lòng các bạn.

* Tùy theo mức độ bài viết cho điểm. Học sinh có thể có những

nội dung miêu tả kể chuyện khác nhưng tự nhiên, hợp lí, sáng tạo đều

được chấp nhận và đánh giá đúng mức. Nội dung trên chỉ là những

yêu cầu và gợi ý để người chấm vận dụng.

* Lưu ý:

- Giám khảo đọc kĩ bài làm của thí sinh để vận dụng linh hoạt

hướng dẫn.

- Khuyến khích, động viên những bài làm có sáng tạo, câu chuyện

tưởng tượng hợp lí logic.

0.75đ

1.0đ

2.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

1.0đ

----Hết----

6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!