Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

60 năm đường trường sơn - đường hồ chí minh: dấu ấn sâu đậm của mối quan hệ đặc biệt việt nam - lào.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
22/8/2019 Tạp chí Cộng Sản - 60 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh: Dấu ấn sâu đậm của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào
www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=54996&print=true 1/5
23/5/2019 22:19'
Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh: Dấu
ấn sâu đậm của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam -
Lào. Ảnh: TTXVN
60 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh: Dấu ấn sâu đậm của mối quan
hệ đặc biệt Việt Nam - Lào
TCCS - Lịch sử cho thấy, mối quan hệ Việt Nam - Lào có cội nguồn
lịch sử, tự nhiên và xã hội. Cùng với thời gian, mối quan hệ này được
hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước không ngừng chăm lo,
vun đắp trở thành mối quan hệ đặc biệt. Điều này được biểu hiện rất
đa dạng, ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó, việc hai Đảng, hai
Nhà nước cùng quyết tâm xây dựng, phát triển tuyến đường vận tải
chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh để chi viện cho cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của hai dân tộc là dấu ấn sâu đậm
của mối quan hệ đặc biệt này.
Tuyến đường có ý nghĩa chiến lược
Đường Trường Sơn (hay còn gọi là đường Hồ Chí Minh) xuất hiện từ trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, tuy nhiên nó chỉ là những con đường mòn nhỏ hẹp, hình thức vận chuyển chủ yếu là gùi thồ đơn giản. Trong
thời kỳ chống Mỹ, trước yêu cầu ngày càng cao của tiền tuyến miền Nam, nếu chỉ dựa vào những con đường mòn
nhỏ hẹp như vậy thì không thể vận chuyển kịp thời nhân tài, vật lực cho miền Nam tiền tuyến được, cho nên việc
khai thông, mở rộng hơn nữa hệ thống đường mòn Trường Sơn là một trong những việc cấp bách cần làm ngay.
Tháng 5-1959, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 khẳng định: “Đây là một việc làm lớn, có ý nghĩa chiến lược,
quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc”(1).
Trên tinh thần đó, ngày 05-5-1959, Tổng Quân ủy quyết định thành lập Phòng nghiên cứu công tác chi viện quân
sự miền Nam, trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu, có nhiệm vụ mở một con đường đặc biệt trên dãy Trường Sơn từ
Bắc vào Nam để chuyển nhân tài, vật lực từ miền Bắc phục vụ cách mạng miền Nam cũng như cách mạng Lào và
Cam-pu-chia. Ngày 19-5-1959, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Đoàn 559, xây dựng tuyến
chi viện chiến lược - đường Trường Sơn trên bộ và trên biển. Tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn được
Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương khẳng định, đó là: “con đường chi viện miền Nam, cho Bạn là cơ bản nhất,
chủ yếu nhất, có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng trước mắt và lâu dài” (2).
Cuối năm 1960, đại diện Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Nhân dân Lào đã có cuộc gặp
gỡ, trao đổi. Tại cuộc gặp, Trung ương Đảng hai bên nhất trí mở rộng tuyến đường Trường Sơn sang phía Tây chạy
trên đất Lào. Đại diện Trung ương Đảng Lào phát biểu: “Vận mệnh hai nước chúng ta đã gắn bó mật thiết với
nhau. Nhân dân Lào sẽ làm hết sức mình để góp phần vào thắng lợi của nhân dân Việt Nam anh em” (3).