Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

53 đề hsg văn 8(2017 2018)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ANH SƠN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MÔN THI: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: 120 phút
I. ĐỌC HIỂU(4.0điểm).
Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu sau:
Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Hỏi - Hữu Thỉnh)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
2. Tìm nghệ thuật trong những dòng thơ sau:
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
3. Bài học cuộc sống rút ra từ bài thơ.
II.LÀM VĂN (16.0 điểm):
1. (6.0 điểm):
Những giọt nước mắt trong văn bản Lão Hạc của nhà văn Nam Cao (SGK Ngữ Văn 8
tập 1).
2. (10 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Mỗi tác phẩm văn học là một thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến
cho bạn đọc. Bằng truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O. Hen-ri (SGK Ngữ
Văn 8 tập 1), hãy làm sáng tỏ.
1
ĐỀ CHÍNH THỨC
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
PHÒNG GD & ĐT
TP BẮC GIANG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
Năm học: 2017-2018
Môn: Ngữ văn lớp8
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một
đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức
tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm,
nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám
vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
(Chiếc lá cuối cùng- O Hen-ri)
a. Chỉ rõ thán từ trong đoạn văn trên.
b. Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu văn sau và nêu tác dụng của trường từ vựng
đó: Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu
vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
c. Nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên.
Câu 2: (6,0 điểm)
Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, giáo sư Vũ Khiêu đã
nói:
Để giàu sang, một người có thể chỉ mất vài ba năm, nhưng để trở thành người có văn hóa
có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 3: (10,0 điểm)
Nhà văn A-na tô-li Phơ-răng nói: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con
người.
Em hiểu gì về câu nói trên của nhà văn Pháp? Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của
người chiến sĩ cộng sản qua hai bài thơ Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) và Khi con tu hú (Tố
Hữu).
......................Hết......................
2
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH
PHÒNG GD-ĐT THÀNH PHỐ BẮC NINH
ĐỀ THI HS GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
NĂM HỌC 2017-2018
MÔN THI: NGỮ VĂNLỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1: (2 điểm)
Nêu cảm nhận của em về nét đặc sắc trong ngòi bút nghệ thuật của Tố Hữu khi khắc họa
âm thanh ở 6 câu đầu trong bài”Khi con tu hú”
Câu 2: (3 điểm):
Suy nghĩ về bài học cuộc sống mà em nhận được từ hai câu chuyện sau:
Câu chuyện 1
Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt
nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát có muốn
biến thành ngọc trai không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt
vọng.
Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong
vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí
thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng
không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán thán.
Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn
những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…
Câu chuyện 2
Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị
khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ
thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định
đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên
ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp...
Câu 3: (5 điểm)
Cho đoạn thơ:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dântrai trángbơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như contuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Và
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắprây vàng hạt đầy sânnắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Trình bày cảm nhận của em về hai đoạn thơ trên.
3
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
………………Đề thi gồm 1 trang…………………….
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI TỈNH
Năm học: 2017 - 2018
MÔN THI: Ngữ văn 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1:(4,0điểm)
Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau:
“Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình, cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa”.
(Trích”Theo chân Bác”- Tố Hữu).
Câu 2:(6,0 điểm)
Quách Mạt Nhược từng nói:”Mặt trời mọc rồi mặt trời lại lặn, vầng trăng tròn rồi lại
khuyết, nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta còn mãi trong cuộc đời.”
Hãy viết đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) nêu suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 3: (10,0điểm)
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng viết:”Văn chương gây cho ta những tình cảm ta
không có, luyện những tìnhcảm ta sẵn có”.(Trích Ý nghĩa văn chương - SGK Ngữ văn 7,
tập hai, NXB Giáo dục, trang 61)
Bằng hiểu biết của em về bài thơ“Ông đồ”của Vũ Đình Liên,hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
--------------Hết-----------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
4
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2017-2018
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm)
Cảm nhận của em về hình ảnh chiếc lá trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn
O. Hen-ri.
Câu 2 (3,0 điểm)
Có một lần, tại một trường trung học, ngài hiệu trưởng đến gặp các em học sinh để nói
chuyện. Trong khi nói, ông giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng, trên đó có một
chấm tròn đen ở một góc nhỏ và hỏi:
- Các em có thấy đây là gì không?
Tức thì cả hội trường vang lên:
- Đó là một dấu chấm.
Ngài hiệu trưởng hỏi lại:
- Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Ngài kết luận:
- Thế đấy con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt mà quên đi tất cả những
phẩm chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc hay là một con người, thầy mong
các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó.
(Tờ giấy trắng - Quà tặng cuộc sống)
Hãy viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 500 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa
câu chuyện trên.
Câu 3 (5,0 điểm)
Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ”Ông đồ”của nhà thơ Vũ Đình Liên, em hãy
làm sáng tỏ nhận định trên.
--------------------- Hết ---------------------
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu; cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh....................................................Số báo danh................
5