Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

40 năm quan hệ Việt Nam - Ô-Xtrây-Li-A: đường đến quan hệ đối tác toàn diện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 4 (91) Đối ngoại Việt Nam
12/2012 33 1 34 12/2012
40 NĂM QUAN HỆ VIỆT NAM -
Ô-XTRÂY-LI-A: ĐƯỜNG ĐẾN QUAN HỆ
ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN
PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn*
Tóm tắt
Ngày 26/2/1973, một tháng sau khi hiệp định Pa-ri về Việt Nam
được ký kết, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên bang Ô-xtrây-li-a đã
chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ. Trong bốn thập kỷ
qua, mối quan hệ giữa hai nước đã trải qua nhiều bước thăng trầm nhất
định do bối cảnh lịch sử quốc tế cũng như khu vực, nhưng mối quan hệ
này luôn ở trong xu hướng không ngừng được củng cố, phát triển và đã
đạt tới đỉnh cao vào năm 2009 khi hai nước ký thỏa thuận thiết lập Quan
hệ Đối tác toàn diện và tiếp sau đó là việc triển khai thực hiện Chương
trình hành động Việt Nam - Ô-xtrây-li-a giai đoạn 2010-2013. Bài viết
này cố gắng phác họa một bức tranh tổng thể về quan hệ Việt Nam - Ôxtrây-li-a trong 40 năm qua.
Quan hệ Chính trị - An ninh
Giai đoạn từ 1973 đến khi Việt Nam tiến hành Đổi mới (1986)
Đây là giai đoạn kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến
trước khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới và cải cách kinh tế vào
* Học viện Ngoại giao, nguyên Tham tán Công sứ, Đại sứ quán Việt Nam tại Ô-xtrây-li-a.
giữa thập kỷ 80. Trong giai đoạn này, Việt Nam phải tiến hành công cuộc
kháng chiến chống chế độ của Chính quyền Sài Gòn thân Mỹ để đi tới
thống nhất đất nước vào năm 1975. Tuy nhiên, sau khi thống nhất đất
nước, Việt Nam bị Mỹ tiến hành bao vây cấm vận, trong khi Ô-xtrây-li-a
lại là đồng minh thân cận của Mỹ. Thêm vào đó, do vấn đề về ý thức hệ
giữa hai quốc gia (Việt Nam lúc này đang theo mô hình kinh tế của Liên
Xô và Đông Âu) nên quan hệ giữa hai nước cả về kinh tế và chính trị hầu
như không có.
Giai đoạn từ cuối thập kỷ 70 đến cuối năm 1986, quan hệ giữa hai
nước đã có bước phát triển mới. Xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia,
Việt Nam và Ô-xtrây-li-a đã tìm thấy những cơ hội tốt trong việc thúc
đẩy và phát triển quan hệ song phương. Đặc biệt, Ô-xtrây-li-a đã thiết lập
quan hệ với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực nhằm giúp Việt Nam trở thành
thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc, bình thường hóa quan hệ với
các tổ chức tài chính - tiền tệ thế giới, bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Như vậy, sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước là kết quả của
những nỗ lực ngoại giao chung của hai chính phủ nhằm giữ gìn một môi
trường ổn định và phát triển cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương
(TBD).
Giai đoạn từ 1986 đến trước khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào
Cộng đồng Quốc tế (1995)
Trong giai đoạn này, Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới một
cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, đối ngoại đến kinh tế.
Trong đối ngoại, Việt Nam thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ đối ngoại, thực hiện chính sách ngoại giao rộng mở theo
phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới”,
sẵn sàng gác lại quá khứ để mở ra một giai đoạn hợp tác mới với tất cả
, 12/2012:
33-64.