Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

2021071216240260Ec0A32205Bd mau viet doan van suynghi cua em ve loi chao hoi file word
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thư viện tài liệu học tập, tham khảo online lớn nhất
Để viết các bài tập làm văn lớp 7 tốt hơn các em cần phải luyện tập chăm chỉ cũng như tham
khảo thêm ở các bài văn mẫu mà chúng tôi sưu tầm và giới thiệu trong bài viết này.
Bài văn mẫu Viết đoạn văn (từ 8 – 10 câu) nêu suy nghĩ của em về lời chào hỏi dưới đây sẽ giúp
các em học hỏi và trau dồi vốn từ ngữ hay hơn để áp dụng vào bài làm của mình.
Dưới đây là môt số bài văn mẫu lớp 7 ngắn gọn, có ý nghĩa nhất được chia sẻ miễn phí, hỗ trợ
các em ôn luyện hiệu quả.
Đề bài: Viết đoạn văn (từ 8 – 10 câu) nêu suy nghĩ của em về lời chào hỏi
Mẫu viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lời chào hỏi
Lời chào hỏi là cách ứng xử giao tiếp xã hội, nhằm để duy trì mối quan hệ gắn bó, đoàn kết,
tương thân tương ái giữa con người với con người trong một tập thể, cộng đồng. Thực trạng hiện
nay, lời chào đã và đang dần dần mất đi vai trò của nó trong cuộc sống khi mà không ít người
xem đó chỉ là hình thức, là xã giao không cần thiết. Nên tình trạng con cái về nhà không thèm
hỏi cha mẹ; học sinh tới trường gặp thầy cô không chào; ra ngoài xã hội con cháu không chào
người lớn tuổi... Vô hình chung, họ đang vô tình hay cố ý làm mất đi phép lịch sự tối thiểu, nét
văn hóa tốt đẹp trong ứng xử thiết yếu của cuộc sống. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn tới thực
trạng trên? Đó trước hết là do ý thức của con người rất kém, thiếu hiểu biết, suy nghĩ lệch lạc
thực dụng ích kỉ, thiếu sự hòa đồng với mọi người xung quanh; do môi trường giáo dục gia đình
– cái nôi sinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển nhân cách của con người: cha mẹ ít
quan tâm tới con cái, không bảo ban, dạy dỗ về tầm quan trọng của lời chào. Có thể nói, lời chào
hỏi là thước đo phẩm chất, đạo đức của con người, vì vậy mỗi người cần có ý thức chào hỏi một
cách có văn hóa trong cuộc sống này. Tùy từng đối tượng, hoàn cảnh khác nhau lại có những
cách chào hỏi khác nhau, sao cho phù hợp. Đối với người bề trên thì lễ phép, kính trọng; đối với
bạn bè cùng trang lứa thì hòa đồng, gắn bó, sẻ chia. Các bậc phụ huynh và nhà trường, xã hội cần
chú trọng giáo dục con em mình về văn hóa ứng xử giao tiếp, sao cho họ nhận thức được tầm
quan trọng của lời chào và lời chào là văn hóa truyền thống của cha ông ta: "Tiên học lễ - hậu
học văn".Tóm lại, lời chào hỏi là một nét đẹp văn hóa ứng xử, thể hiện nhân cách, đạo đức, trình
độ văn minh hiện đại của con người, xã hội. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức giữ gìn, phát huy
Trang chủ: https://tailieu.com/ | Email: [email protected] | https://www.facebook.com/KhoDeThiTaiLieuCom